ĐA CẤP BẤT CHÍNH
1.6 CÁC CHẾ TÀI ÁP DỤNG XỬ LÝ HÀNH CHÍNH BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH
- Doanh nghiệp buộc người tham gia phải nộp những khoản tiền bất hợp lý để được kết nạp vào mạng lưới.
- Doanh nghiệp cung cấp thong tin sai lệch và không có chính sách mua lại sản phẩm nhằm chiếm đoạt tiền mua hàng của người tham gia hoặc người tiêu dùng;
Ngoài ra, vấn đề chất lượng sản phẩm và hiện tượng phân phối viên cấp dưới đạt mức thu nhập cao hơn phân phối viên cấp trên cũng có thể nhận biết kinh doanh đa cấp chân chính với bất chính.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy kinh doanh đa cấp là phương thức tổ chức tiêu thu sản phẩm có nhiều ưu điểm như giảm chi phí quảng cáo sản phẩm, góp phần tạo thêm việc làm cho xã hội…Tuy nhiên, chính ưu điểm nổi bật của kinh doanh đa cấp, việc dành cho người tham gia nhiều khoản lợi ích kinh tế đã bị kẻ xấu lợi dụng biến thành “mồi nhử”, thành cạm bẫy lừa đảo tinh vi trên quy mô rộng lớn, cạm bẫy đó chính là đa cấp bất chính, với biểu hiện bên ngoài rất giống kinh doanh đa cấp chân chính đã lừa đảo đại đa số người, làm thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì những lẻ trên, Nhà nước cần phải can thiệp, xử lý nghiêm minh những lẻ lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo, mặc khác người dân cũng phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhằm phân biệt bán hàng đa cấp bất chính và chân chính để tránh đối tượng xấu lừa đảo, tự bảo vệ bản thân, gia đình và toàn xã hội.
1.6 CÁC CHẾ TÀI ÁP DỤNG XỬ LÝ HÀNH CHÍNH BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH
- Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung:
Theo các quy định tại Điều 117 Luật Cạnh tranh năm 2004 và Điều 3 Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2104 (thay thế Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005) của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh
tranh, hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau: phạt cảnh cáo, phạt tiền.
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
Ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc cải chính công khai..
Đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính, mức phạt tiền đối với hành vi này là thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là 100 triệu đồng. [9, Điều 36], ngoài ra nếu vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì mức phạt tiền tăng gấp hai lần mức quy định [9, Khoản 4, Điều 36],
Mặc khác còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm: Thu hồi giấy chứng nhận hoạt động, tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc cải chính công khai.
Dáng dấp của chế tài bồi thường thiệt hại không được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh và cũng không có sự viện dẫn trong đạo luật "gốc" về cạnh tranh về việc áp dụng lĩnh vực pháp luật cụ thể nào.
Để cụ thể hóa quy định tại Điều 117 về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, Điều 6 Nghị định 71/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đã có quy định, nhưng cũng mang tính chung chung không khác Điều 117 Luật Cạnh tranh, có lẽ điểm khác chỉ là đã có sự dẫn chiếu đến việc áp dụng lĩnh vực pháp luật cụ thể - pháp luật dân sự.
Theo Điều 117 Luật cạnh tranh năm 2004, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường; việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.
Mặc dù là quy định mang tính nguyên tắc chung nhưng chúng lại không được cụ thể hóa bởi dù một điều trong các quy định tiếp theo của Nghị định số 71/2014/NĐ-CP. Các chế tài xử lý đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều là các chế tài hành chính: phạt vi phạm, một số chế tài phạt bổ sung và/hoặc buộc đối tượng phải cải chính công khai.
Như vậy, với quy định mang tính nguyên tắc nêu trên, không được quy định cụ thể như việc xử lý theo thủ tục hành chính, thì chế tài bồi thường thiệt hại theo sự dẫn chiếu của Nghị định số 71/2014/ NĐ-CP đến pháp luật dân sự sẽ được thực hiện như thế nào? Đây là những vấn đề chưa được làm rõ trong Luật cạnh tranh cũng như trong Nghị định số 71/2014/NĐ-CP.
Theo quy trình điều tra điều tra các vụ việc cạnh tranh:
Điều tra sơ bộ: Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại cuat tổ chức, cá nhân hoặc khi phát hiện doanh nghiệp đang hoặc đã thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ. Để quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra chính thức.
Đình chỉ điều tra: Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm.
Điều tra chính thức: Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm. Thời hạn điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định; trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 60 ngày;
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật Theo quy định tại Điều 106 Luật cạnh tranh năm 2004, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ký nếu không bị khiếu nại.
Theo đó, quyết định giải quyết vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh đều có thể bị xem xét lại thông qua thủ tục khiếu nại hành chính với thời hiệu là 30 ngày kể từ khi ban hành. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết khiếu nại chống lại quyết định của Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh là Bộ trưởng Bộ Thương mại - nay là Bộ trưởng Bộ Công thương. [29, khoản 2, điều 107].
Trong quá trình xem xét khiếu nại những nội dung của quyết định không bị khiếu nại là có hiệu lực thi hành. Quá trình khiếu nại cũng như giải quyết khiếu nại có thể khái quát như sau: - Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp không nhất trí một phần hay toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì trong thời hạn 30 ngày nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.
Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh bị khiếu nại chưa được thi hành.
- Bên khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến cơ quan đã ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh kèm theo các chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ hợp pháp [29, Điều 108]. Trong thời hạn 30 ngày (trừ trường hợp phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn nhưng không quá 30 ngày), kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết theo thẩm quyền [29, Điều 111], cụ thể là:
Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại là không có căn cứ hoặc sửa một phần hoặc
toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết định này không đúng pháp luật; trường hợp chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ thì có quyền hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết lại theo quy định [29, Điều 113].
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Bộ trưởng Bộ Công thương có hiệu lực kể từ ngày ký [29, Điều 114].
- Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết đinh xử lý vụ việc cạnh tranh của Bộ trưởng Bộ Công thương, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hay toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền [29, Điều 115].. Những phần quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành [29, Điều 116].
- Trong trường hợp hết thời hạn 30 ngày như đã trình bày ở trên, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
Tóm lại, toàn bộ quy trình xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính của doanh nghiệp hoàn toàn khác so với quy trình xử lý vi phạm hành chính nói chung và có thể kéo dài từ 4-5 tháng, gấp 4, 20 lần so với thời hạn ra quyết định xử lý vi phạm hành chính tại điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tác giả cho rằng quy trình xử lý như vậy sẽ làm giảm khả năng phát hiện và không thể xử lý kịp thời hành vi bán hàng đa cấp bất chính, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Do đó việc xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp cần được bổ sung, hoàn thiện thêm trong thời gian tới.
CHƯƠNG 02