Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 22 - 26)

5.1.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Kiến thức và thực hành VSATTPĐP của học sinh trung học phổ thông hiện nay nhƣ thế nào?

- Có mối liên quan giữa các yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, nhà trường, cơ sở y tế, truyền thông) với kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinh THPT hay không?

- Sự phối hợp hành động giữa nhà trường, cơ sở y tế như thế nào để có thể nâng cao nhận thứccho học sinhTHPT về VSATTPĐP?

5.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Kiến thức và thực hành VSATTP TPĐP của học sinh THPT hiện nay chỉ ở mức thấp.

14

Giả thuyết 2: Có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP học sinh THPT và các yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, nhà trường, cơ sở y tế, truyền thông).

Giả thuyết 3: Sự phối hợp hành động giữa nhà trường, trung tâm y tế trong việc giáo dục kiến thức vềVSATTPĐP cho học sinh còn hạn chế chƣa sâu sát, lỏng lẻo.

5.2Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu, cỡ mẫu định lượng là 350 trường hợp và mẫu định tính là 13 trường hợp, phương pháp chọn mẫu như sau:

- Cỡ mẫu, chọn mẫu định lượng

+ Cỡ mẫu:Thu thập thông tin số liệu bằng phương pháp bảng hỏi với dung lƣợng mẫu đƣợc tính bằng công thức của Slovin:

n =

Qua tìm hiểu thông tin tiền trạm thì tổng số lớp và học sinh của ba trường trung học phổ thông trên địa bàn là 68 lớp với 2.587 học sinh gồm: THPT Nguyễn Việt Dũng 30 lớp với 1.214 học sinh, THPT Trần Đại Nghĩa 30 lớp với 1.094 học sinh, Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên 7 lớp với 279 học sinh.

Áp dụng công thức tính dung lƣợng mẫu bảng hỏi với mức độ sai lệch 5% sẽ có:

n = =

=

= 345

Vậy số lƣợng mẫu bảng hỏi cần thiết cho nghiên cứu đề tài là 345 mẫu. Thực tế tổng số mẫu có giá trị thu đƣợc là 350 sau khi kết thúc điền dã.

+ Cách chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn

15

Giai đoạn 1: Chọn 03 trường THPT trên địa bàn quận Cái Răng, Cần Thơ: trường THPT Nguyễn Việt Dũng, trường THPT Trần Đại Nghĩa và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Cái Răng.

Giai đoạn 2: Mỗi trường chọn 3 khối lớp 10, 11, 12 theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản bằng cách lập danh sách tên lớp theo khối và bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra khối lớp cần lấy số liệu.

Giai đoạn 3: Chọn tất cả học sinh trong các lớp đƣợc chọn vào mẫu.

- Cỡ mẫu, chọn mẫu định tính

+ Cỡ mẫu: Tổng số mẫu là 13. Trong đó, phụ huynh học sinh (03), giáo viên (03), Cán bộ Trung tâm Y tế Quận (01) và học sinh THPT (06).

+ Cách chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện bao gồm những đối tượng là phụ huynh học sinh, nhà trường, cơ sở y tế địa phương và học sinh. Cụ thể chọn theo tiêu chí sau:

+ Phụ huynh: các phụ huynh có con em đang theo học bậc THPT tại địa bàn quận Cái Răng.

+ Nhà trường: là giáo viên hoạt động bên đoàn thể và quản lý nhà trường.

+ Tổ chức y tế địa phương: cán bộ Trung tâm y tế Quận.

+ Học sinh THPT: tham gia nghiên cứu (Bộ câu hỏi phỏng vấn) 5.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

5.2.2.1 Phương pháp Định lượng

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền. Nhóm nghiên cứu phát bộ câu hỏi cho từng học sinh và học sinh tự trả lời bộ câu hỏi theo hướng dẫn của điều tra viên.

Bộ câu hỏiđƣợcthiếtkế gồm 47 câu hỏi đƣợcthiếtkế theo bảng dọcdễđọc, dễhiểuvàsắpxếptheothứ tự liêntụcnhau.Cáccâuhỏiđƣợc thiếtkế

16

theohìnhthứccâuhỏiđóng,cáccâutrảlời đƣợcchuẩnhóa, gồm các nội dung sau:

Phầnthứnhất:Giớithiệumụcđíchnghiêncứu, hướngdẫncáchtrả lời các câuhỏi.

Phần thứ hai: gồm bốn nội dung chính sau:

- Thông tin chung của học sinh (9 câu hỏi)

- Tình hình sử dụng thức phẩm đường phố của học sinh (6 câu hỏi) - Kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố (18 câu hỏi) - Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố (10 câu hỏi) - Nguồn tiếp cận thông tin VSATTPĐP (4 câu)

5.2.2.2 Phương pháp Định tính

- Tiến hành phỏng vấn sâu đƣợc thiết kế với các câu hỏi mở, nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu vấn đề, lý giải đƣợc các biến số định lƣợng, các con số trở nên cụ thể hơn và mang tính thuyết phục hơn.

- Đối với các bộ y tế quận, cán bộ quản lý các trường: nội dung phỏng vấn tập trung vào các hoạt động phối hợp tổ chức hoạt động công tác triển khai chương trình giáo dục truyền thông về vấn đề thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm và thức phẩm đường phố cho các trường học ở địa bàn.

- Đối với phụ huynh: tác giả muốn tìm hiểu về sự quan tâm, giáo dục con em của họ về vấn đề VSATTPĐP.

- Đối với học sinh: tác giả muốn tìm hiểu các yếu tố nhà trường, bạn bè, gia đình, truyền thông tác động đến sự tiếp thu kiến thức và thực hành VSATTPĐP nhƣ thế nào.

5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu

Đề tài luận văn còn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tập trung vào các

17

tài liệu có liên quan tới kiến thức và thực hành của học sinh THPT về vấn đề VSATTP TPĐP.

5.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Dữ kiện định lƣợng: nhập dữ liệu, mã hóa, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng các phép toán thống kê: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, phân tích mối liên quan bằng kiểm định Chi –square test, hồi quy logictis.

- Thông tin định tính: sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, ghi chép. Những thông tin thu đƣợc bằng phỏng vấn đƣợc ghi chép bảo mật và đƣa ra những thông tin chính xác phục vụ đề tài nghiên cứu.

5.2..5 Nội dung nghiên cứu

Do nguồn lực hạn chế về kinh phí và thời gian, đề tài tập trung vào khối THPT mặc dù các học sinh cấp thấp hơn cũng sử dụng TPĐP và không nằm ngoài sựảnh hưởng của loại thực phẩm này.

Thời gian nghiên cứu: năm 2017 – 2018, trong đó thời gian tiến hành khảo sát trên thực địa là từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017.

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)