Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 36 - 44)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.3 Địa bàn nghiên cứu

1.3.1Tổng quan về địa bàn Quận Cái Răng

Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, đƣợc thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ; Là một trong 5 quận của thành phố Cần Thơ có cơ cấu hành chính gồm 07 phường: Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh.

Quận Cái Răng có diện tích là 62,53 km2, phía Bắc giáp với Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với huyện Châu Thành, phía Tây Nam giáp với huyện Châu Thành A, thuộc tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp với huyện Phong Điền và quận Ninh Kiều thuộc Thành phố Cần Thơ.

Theo thống kê của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận Cái Răng năm 2018, toàn quận với dân số 127.278 người. mật độ dân số 1.843 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (năm 2015) là 1,010/0.

1.3.2 Tình hình kinh tế - văn hóa – xã hộitrên địa bàn quận

Năm 2017 dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân quận, sự giám sát của Hội đồng nhân dân và nỗ lực của các cấp ban ngành, quận Cái Răng đã thực hiện đạt các chỉ tiêu kinh tế -xã hội đề ra. Nền kinh tế tiếp tục phát triển cơ

28

cấu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp giảm các ngành nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 58,88%, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 38,85%, khu vực nông nghiệp – thủy sản chiếm 2,27%. Giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 9.366,6 tỉ đồng tăng 20% so với năm 2016, trong đó tập trung phát triển một số ngành nhƣ sản xuất chế biến thực phẩm (58,6%) sản phẩm thuốc lá (26%), chế biến sản phẩm từ gỗ (4,31%), ngành dệt, may sản xuất hóa chất, hóa dược, dược liệu, cơ khí...(11,09%). Hoạt động thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất thực hiện 6.158 tỉ đồng, tình hình giá cả ổn định các doanh nghiệp đều phát triển tập trung vào các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản thực hiện đƣợc 244 tỉ đồng, trong nông nghiệp quận chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích đất...

Vốn xây dựng của toàn quận đƣợc phân bổ là 168.923 triệu đồng và đã đƣợc giải ngân theo kế hoạch, công tác quản lý trật tự đô thị có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm qua, quận đã thi công nâng cấp, dặm vá 22,6km đường các loại, lát gạch 3,41 km vỉa hè, nâng cấp sửa chữa 8 cầu giao thông, cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ phát triển hoàn thiện, khánh thành và đƣa vào sử dụng nhiều công trình xây dựng cơ bản góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Về lĩnh vực văn hóa xã hội, Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả khả quan, chất lượng giáo dục được nâng lên, mạng lưới trường lớp được quan tâm đầu tư, thực hiện nâng cấp sửa chữa 6 cơ sở giáo dục công lập, kịp thời bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại.

29

Công tác y tế dự phòng chất lƣợng khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, vận động tham gia bảo hiểm y tế đạt 83,32% dân số, giới thiệu và giải quyết việc làm cho 6332 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%.Quận thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, các đối tƣợng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 24, 22 tỉ đồng. Xây dựng sửa chữa 27 căn nhà tình nghĩa, vận động xã hội hóa và Quỹ đền ơn đáp nghĩa xây dựng và sửa chữa 11 căn nhà tình nghĩa trị giá 220 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,46%

giảm 1,1% so với năm 2016, ngoài ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tình hình an ninh chính trị an toàn xã hội được giữ vững, các cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng và các tín đồ đƣợc tạo điều kiện sinh hoạt đúng theo nghi thức tôn giáo và quy định của pháp luật[32].

Hình 1 Bản đồ hành chính quận Cái Răng

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ QUẬN CÁI RĂNG

30

1.3.3 Tổng quan về các trường Trung học phổ thông tham gia nghiên cứu trên địa bàn Quận Cái Răng

1.3.3.1Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Việt Dũng

Tọa lạc tại số 161 đường Lê Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng, trường chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 20/11/2005 với tổng diện tích là 8.640 mét vuông. Trường được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 21/8/2007 vào dịp khai giảng năn học mới, trường được vinh dự mang tên người Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Việt Dũng. Hiện nay, trường có 30 lớp cùng các phòng chức năng với 1214 học sinh đang theo học, có 80 cán bộ, giáo viên đang công tác.

Hình 2 Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

31

1.3.3.2 Trường Trung Học Phổ Thông Trần Đại Nghĩa

Tọa lạc tại đường A3 Khu Dân Cư Hưng Phú I – Phường Hưng Phú – Quận Cái Răng - TP Cần Thơ, Ngày 03 tháng 9 năm 2009 trường THPT Diện chính sách được đổi tên thành trường THPT Trần Đại Nghĩa theo Quyết định số 2650/QĐ-UBND; trường chính thức được mang tên mang tên vị anh hùng, giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Trường THPT Trần Đại Nghĩa trường có diện tích 13,735m2 với 31 lớp học cùng các phòng chức năng hiện trường đang có 1094 học sinh đang theo học cùng 80 cán bộ, giáo viên đang công tác, trường chính thức đi vào hoạt động dạy và học từ năm học 2009 – 2010;

Hình 3 Trường THPT Trần Đại Nghĩa

32

1.3.3.3Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Cái Răng

Tọa lạc tại đường Trần Chiên, khu vực Thạnh Mỹ, Phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, trường được thành lập năm 1993 tại ấp Thị Trấn, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (cũ), đến năm 2010đƣợc sự quan tâm và đầu tư của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ, trường đã được xây mới vớidiện tích hơn 3000m2, với 7 lớp học và các phòng chức năng, năm 2013 trường đã khánh thành và được chính thức đưa vào sử dụng trong năm học mới hiện nay trường đang có 279 học sinh đang theo học cùng 15 cán bộ, giáo viên đang công tác tại trường, góp phần nâng cao tình hình giáo dục tại địa phương.

Hình 4 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – TT. Giáo dục thường xuyên quận Cái Răng

33

1.3.2.4 Tình hình chung về VSATTPĐP tại Cần Thơ

Tính đến tháng 6/2017, trên địa bàn TP Cần Thơ, có 1.876 cơ sở kinh doanh TPĐP đƣợc quản lý. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh TPĐP đa số nhỏ lẻ, thường xuyên thay đổi chủ và thay đổi loại hình kinh doanh, thời gian bày bán ngoài giờ hành chính. Điều này gây khó khăn rất nhiều trong việc hướng dẫn các cơ sở y tế tiếp cận đối tƣợng kinh doanh TPĐP để phổ biến các quy định về ATTP, thực hiện các quy trình về ATTP, cũng nhƣ kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Trong công tác quản lý cũng gặp trở ngại nhƣ: cán bộ làm công tác quản lý ATTP tuyến xã/phường còn kiêm nhiệm, chưa phối hợp thường xuyên trong công tác liên ngành mà chỉ tập trung vào những đợt cao điểm. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành của một bộ phận đối tƣợng kinh doanh TPĐP còn chƣa cao; TPĐP đa số đƣợc sơ chế, chế biến sẵn ở một địa điểm khác và vận chuyển đến điểm kinh doanh, do đó kiểm tra, giám sát ATTP không thể kiểm soát hết đƣợc quá trình sơ chế, chế biến ban đầu cũng nhƣ quá trình vận chuyển mà chỉ kiểm tra, giám sát đƣợc khâu cuối tại điểm kinh doanh…

Theo báo cáo thực trạng ATTP đối với kinh doanh TPĐP trên địa bàn thành phố của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ, chủ cơ sở kinh doanh TPĐP thường là người dân lao động có thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp, thường không (hoặc ít) hiểu biết về việc đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng. Các loại hình kinh doanh thường là tự phát nên không cần xin phép để đƣợc kinh doanh; không có địa chỉ kinh doanh cố định mà chủ yếu là ở lề đường, vỉa hè hay trước cửa nhà....; kết cấu hạ tầng kém, đường xá, vỉa hè nhiều bụi bặm. Có nơi còn để thực phẩm thấp so với chiều cao mặt bằng, (theo quy định, thức ăn phải đƣợc bày bán trên giá cao ít nhất là 60 cm);

chƣa trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nhƣ: thiếu găng tay, khẩu trang, nón, tạp

34

dề…; nguồn nước dùng để uống, rửa chén dĩa không đảm bảo; thực phẩm không rõ nguồn gốc, chế biến thực phẩm và việc bảo quản thường khó kiểm soát. Dụng cụ chứa thức ăn không đạt tiêu chuẩn, thức ăn phần lớn không đƣợc che đậy hay che đậy sơ sài. Một số loại hình TPĐP lạ nhƣ: trà sữa tự làm, bánh mì nướng muối ớt, xoài lắc, bánh ống...thường bùng phát theo phong trào, rất khó có thể kiểm soát. Tâm lý của một số bộ phận người tiêu dùng còn chú trọng về mặt khẩu vị, sự tiện lợi, rẻ tiền, không gian thoải mái mà ít quan tâm đến khía cạnh đảm bảo an toàn VSATTP [32].

Hình 5 Cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ đang test nhanh thực phẩm đường phố

Nguồn : Sở y tế Cần Thơ

35 Chương 2

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)