Chương 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH
2.4 Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đường phố
Nội dung * Tần số Tỷ lệ (%)
Nơi bán sạch sẽ, khô ráo 274 35,5
Nơi bán xa nguồn ô nhiễm 164 21,2
Có thùng đựng rác 76 9,8
Thức ăn đƣợc để trong tủ, có dùng màn vải che lại 179 23,2 Thức ăn đƣợc trƣng bày cách mặt đất ít nhất 60cm 79 10,3 (*) câu nhiều lựa chọn
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
50
Sự chọn lựa nơi bán TPĐP của học sinh tập trung chủ yếu vào ba chỉ báo: Nơi bán sạch sẽ, khô ráo (35,5%); Nơi bán xa nguồn ô nhiễm (21,2%) và Thức ăn đƣợc để trong tủ, có dùng màn vải che lại (23,2%). Qua các chỉ báo trên chỉ ra đƣợcthực hành lựa chọn nơi bán TPĐP của học sinh chủ yếu theo quan sát môi trường xung quanh nơi bán nhằm đảm bảo vệ sinh và thông qua tần số của chỉ báo đƣợc chọn thì học sinh vẫn chƣa nắm bắt hết đƣợc các điều kiện tốt nhất để đảm bảo VSATTP cụ thể là chỉ báo Thức ăn đƣợc trƣng bày cách mặt đất ít nhất 60cmlà chuẩn đúng nhằm hạn chế thực phẩm bị nhiễm bụi đường thìchỉ có 79 sự lựa chọn. Ngoài ra, chỉ báoThức ăn được để trong tủ, có dùng màn vải che lại thể hiện rõ nhất cho việc tránh cát bụi đường, côn trùng mang mầm bệnh bu đậu vào thực phẩm và chỉ báo Nơi bán xa nguồn ô nhiễmtuy đƣợc học sinh quan tâm đến nhƣng vẫn chƣa ở mức tuyệt đối.
Bảng 2.16Thực hành chọn người bán TPĐP
Nội dung * Tần số Tỷ lệ
(%) Trang phục sạch sẽ, mang bao tay, khẩu trang, nón 311 47,4 Trang phục sạch sẽ, không cần bao tay, khẩu trang,nón 34 5,2
Không ho, không hắt hơi 123 18,8
Sử dụng dụng cụ để gắp thức ăn 188 28,7
(*) câu nhiều lựa chọn; Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Có gần một nửa số học sinh chọn người bán TPĐP cần có trang phục sạch sẽ, gọn gàng, mang bao tay, khẩu trang, nón (47.4%).Chỉ có 28,7% học snh chọn người bán có sử dụng dụng cụ để gắp thức ăn. Nhìn chung, qua kết quả phân tích cho thấy học sinh đã nắm bắt đƣợc thực hành đúng về việc chọn người bán phù hợp với quy định đảm bảo VSATTP nhưng vẫn còn số ít học sinh vẫn còn chưa biết lựa chọn người bán TPĐP sao cho an toàn.
51
Bảng 2.17Thực hành tiêu chí chọn lựa TPĐP
Nội dung * Tần số Tỷ lệ (%)
Thức ăn tươi ngon 306 57,4
Thức ăn có màu sắc lạ 25 4,7
Thức ăn có mùi vị bất thường 13 2,4
Thức ăn đƣợc đóng gói tốt 189 35,5
(*) câu nhiều lựa chọn; Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Có 57,4% học sinh chọn lựa thức ăn tươi ngon và chọn thức ăn được đóng gói tốt là 35,5%. Qua hai chỉ báo đƣợc học sinh lựa chọn nhiều nhất có thể thấy rằng học sinh nắm bắt khá tốt việc lựa chọn TPĐP an toàn.
Điểm cần chú ý vẫn còn một số học sinh lựa chọn theo tiêu chí Thức ăn có màu sắc lạ (4,7%) và Thức ăn có mùi vị bất thường (2,4%). Điều này là sự phiêu lưu đánh cược sức khỏe của học sinh trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm vì hiện nay trên thị trường việc sử dụng hóa phẩm gia vị, chất hóa học tạo màu thực phẩm tràn lan gây nhiễm độc cơ thể cho người sử dụng vấn đề này đã được nhiều phương tiện truyền thông đề cập.
Bảng 2.18 Thực hành VSATTP đối với TPĐP của học sinh Nội dung
Đúng Chƣa đúng Tần số Tỷ lệ
(%) Tần số Tỷ lệ (%) Lựa chọn nơi bán TPĐP vệ sinh an toàn 13 3,7 337 96,3 Lựa chọn người bán TPĐP sạch sẽ 160 45,7 190 54,3
Tiêu chuẩn chọn lựa TPĐP 158 45,1 192 54,9
Không mua TPĐP gói bằng giấy báo 130 37,1 220 62,9 Không mua TPĐP đựng trong hộp xốp 111 31,7 239 68,3 Xử xự khi nghi ngờ TPĐP không an toàn 332 94,9 18 5,1 Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
52
Bảng 2.18, đa số học sinh xử sự đúng khi nghi ngờ TPĐP không an toàn, chiếm tỷ lệ (94,9%). Có gần một nửa số học sinh lựa chọn đúng tiêu chí người bán TPĐP sạch sẽ (45,7%) và tiêu chí chọn mua TPĐP (45,1%). Điều đáng chú ý, vẫn còn đến 96,3% học sinh đã không biết lựa chọn nơi bán TPĐP hợp vệ sinh;Nổi bật là tỷ lệ họcsinh mua TPĐP đƣợc gói bằng giấy báo cũ (62,9%) và TPĐP đựng trong hộp xốp (68,3%). Từ tỷ lệ này cho thấy học sinh vẫn chƣa quan tâm đến việc sử dụng bao bì để gói TPĐP đây là một trong những yếu tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Trong đời sống hiện nay việc sử dụng hộp xốp để gói thức ăn khá phổ biến vì sự tiện lợi của nó, tuy nhiên việc sử dụng sai cách sẽ trở thành chất độc monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, gây ra nhiều bệnh khác cho cơ thể người; cũng nhƣ thực phẩm đƣợc gói một cách tùy tiện nhất là giấy, báo in chữ cũ sẽ gây nhiễm độc chì, thế mà hiện nay người tiêu dùng thực phẩm hầu như không quan tâm để ý nhiều đến vấn đề này vì những lý do khác nhau.
Bảng 2.19 Xử sự của học sinh khi nghi ngờ TPĐP không an toàn
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Không mua 216 61,7
Vẫn mua và sử dụng 18 5,1
Khuyên người khác không nên mua 116 33,2
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Phần lớn học sinh không mua khi nghi ngờ TPĐP không an toàn chiếm tỷ lệ 61,7% và khuyên người khác không nên mua chiếm tỷ lệ (33,1%). Nhìn chung về vấn đề trên hầu hết học sinh đã có cách xử sự đúng đắn kiên quyết không mua khi có nghi ngờ TPĐP không an toàn.
53
Bảng 2.20 Chọn lựa TPĐP và người cùng sử dụng TPĐP
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Ƣu tiên chọn lựa TPĐP an toàn
Giá cả 37 10,6
Chất lƣợng và sự an toàn 222 63,4 Khẩu vị và sở thích 48 13,7 Phục vụ nhanh, ít tốn thời
gian 29 8,3
Thuận đường đi 14 4,0
Người cùng sử dụng TPĐP
Bạn bè 288 82,3
Cha mẹ, anh chị 62 17,7
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Phần lớn học sinh chọn lựa TPĐP vì chất lƣợng và sự an toàn chiếm tỷ lệ 63,4%. Điều này cho thấy tâm lý lựa chọn TPĐP vẫn thiên về sự đảm bảo chất lƣợng là chính, kế tiếp lả yếu tố khẩu vị và sở thích đƣợc học sinh quan tâm với tỷ lệ 13,7%. Hai chỉ báo biểu thị cho sự tiện lợi của TPĐP làPhục vụ nhanh ít tốn thời gian (8,3%), và Thuận đường đi (4,0%) đã không được học sinh lựa chọn nhiều.
Bảng2.20, tỷ lệ học sinh sử dụng TPĐP cùng bạn bè chiếm 82,3% và gia đình là 17,7%. Từ đó cho thấy, người cùng sử dụng TPĐP ở độ tuổi học sinh vẫn là bạn bè cùng trang lứa với mình.
Qua phỏng vấn sâu một số học sinh về vấn đề tâm lý bị ảnh hưởng khi thấy bạn bè xung quanh sử dụng TPĐP thì đƣợc một học sinh cho biết nhƣ sau: “Dạ có, mình cũng phải ăn cho biết mà bạn em thường hay rủ đi chung lắm.” [MS 1] một học sinh khác cũng cho biết: “Dạ cũng có, em và tụi bạn thấy món ăn gì mới ra là thường bàn với nhau rồi cùng đi ăn chung.” [MS 7].
Học sinh còn cho biết thêm rằng ngoài việc sử dụng TPĐP cùng bạn bè các em có thể cùng nhau trao đổi nhiều vấn đề trong đời sống và các em cũng là một cầu nối để gia đình cùng sử dụng TPĐP: “Có, em cũng hay mua ăn cùng
54
bạn, vừa ăn uống vừa nói chuyện vậy à khi nào cùng ba mẹ đi mua đồ thì em cũng rủ ba mẹ ăn chung luôn.” [MS 13]. Qua đây thấy đƣợc rằngnhóm bạn bè cùng trang lứa đã có những tác động ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh thông qua hoạt động, giao tiếp với nhau hàng ngày ngay cảtrong việc sử dụng thực phẩm đường phố.
Bảng 2.21 Thực hành chung VSATTP đối với TPĐP của học sinh
Thực hành Tần số Tỷ lệ (%)
Đúng 71 20,3
Chƣa đúng 279 79,7
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Từ kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ học sinh có thực hành đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đường phố là 20,3%.
Điều này gây nên mối lo ngại về cho sức khỏe cua học sinh trong việc sử dụng TPĐP.
2.4.2. Tình hình học sinh bị ngộ độc thực phẩm
Bảng 2.22 Tỷ lệ học sinh đã từng bị ngộc độc thực phẩm và cách xử trí
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Ngộ độc thực phẩm N= 350
Có 66 18,9
Không 284 81,1
Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm
*
Tự gây nôn 16 20,3
Tự mua thuốc uống 18 22,8
Đến cơ sở y tế khám bệnh 37 46,8
Không làm gì 8 10,1
(*) câu nhiều lựa chọn, Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Tỷ lệ học sinh đã từng bị ngộc độc thực phẩm là 66/350 chiếm 18,9%.
55
Học sinh cho biết đã từng bị ngộ độc thực phẩm cho thấy vấn đề này khá phổ biến tronghọc sinh hiện nay. Tỷ lệ này nằm trong giới hạn của nghiên cứu này, trên thực tế trường hợp bị ngộ độc thực phẩm còn cao hơn nhiều đồng thời cũng một phần phản ánh tình hình VSATTP trong xã hội rất bấp bênh, nguy cơ độc hại cho sức khỏe thông qua thực phẩm vẫn ở mức cao. Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm thìcó 46,8% học sinh đến cơ sở y tế khám bệnh sau khi bị ngộ độc thực phẩmvà tự gây nôn là 20,3%.Phần lớn học sinh đã xử trí đúng khi chọn lựa đến cơ sở y tế để điều trị nhƣng có vẫn còn số học sinh đã xử trí một cách chủ quan là tự mua thuốc uống 22,8% và không làm gì 10,1%. Điều đáng lo ở đây nếu học sinh tự giải quyết nhƣ trên đã nêu sẽ dễ dẫn đến tình trạng biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Tiểu kết
Nghiên cứu cho thấy, tình hình học sinh sử dụng TPĐP rất phổ biến hiện nay và các em thường dành gần phân nửa số tiền được cho tiêu vặt của mình để mua TPĐP.Có nhiều lý do sử dụng TPĐP nhƣng nổi bật hơn hết là do dễ mua và thuận tiện cho việc đi học.
Về phần kiến thức VSATTPĐP,phần lớn các em đã có kiến thức tương đối tốt về điều kiện nơi bán và quy định về người bán TPĐP nhưng kiến thức về thời gian sử dụng và việc bao gói TPĐP thì vẫn còn 1/3 tổng số học sinh có kiến thức chƣa đúng.Ngoài ra,sự hiểu biết về ngộ độc thực phẩm của học sinh vẫn còn hạn chế chƣa biết đƣợc các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.Đối với việc thực hành VSATTPĐP thì việc thực hành lựa chọn nơi bán các em học sinh vẫn còn chƣa nắm bắt đƣợc hết các điều kiện tốt nhất; chọn lựa người bán và tiêu chí chọn TPĐP thì hầu hết học sinh có lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, về thực hành không dùng TPĐP đƣợc đóng gói bằng giấy báo cũ, hộp xốp sai cách thì tỷ lệ chƣa cao. Tiêu chí lựa chọn không mua TPĐP
56
khi nghi ngờ không an toàn của học sinh ở mức đúng khá cao, các em học sinh vẫn ƣu tiên lựa chọn TPĐP theo tiêu chí chất lƣợng và an toàn. Số đông học sinh cho biết rằng mình thường xuyên sử dụng TPĐP cùng bạn bè.
Từ kết quả các phân tích trên chỉ ra rằng về kiến thức và thực hành VSATTPĐP đúng của học sinh THPT chỉ ở mức thấp, điều này đã phản ảnh thực tế rằng vấn đềđảm bảo VSATTPĐP đang là một vấn đề rất đáng quan tâm đối các đối tượng là học sinh THPT trước các nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng xảy ra nhiều. Trước tình hình này việc tìm hiểu các yếu tố xã hội có tác động thế nào đến kiến thức và thực hành VSATTPĐP của học là rất cần thiết.
57 Chương 3