Các lý thuyết đƣợc áp dụng trong đề tài

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 31 - 36)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2 Các lý thuyết đƣợc áp dụng trong đề tài

1.2.1 Quy luật tâm lý về sự thống nhất tinh thần của đám đông

“....Điều nổi bật nhất của một đám đông tâm lý: bất kể những cá nhân đó là ai dù giống hay khác về lối sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ, thì việc nhóm họp trong một đám đông sẽ khiến họ có cùng một tinh thần tập thể, khiến họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động theo cách hoàn toàn khác so với khi họ còn là những cá thể riêng biệt. Có những ý nghĩ và tình cảm chỉ nảy sinh hoặc biến thành hành động cụ thể ở những cá nhân gắn bó với đám đông.

Đám đông tâm lý là một sự tồn tại ngắn ngủi và nhất thời, hợp thành từ nhiều yếu tố khác nhau, liên kết với nhau tại một thời điểm nhất định cũng giống hệt nhƣ việc các tế bào hình thành một cơ thể sống sẽ thể hiện những đặc tính rất khác biệt so với các đặc tính cảu mỗi nhân tố cấu thành.“... Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến đám đông sở hữu những đặc tính riêng mà các cá nhân riêng lẻ không thể có đƣợc.

Nguyên nhân thứ nhất là một cá nhân trong một đám đông sẽ có đƣợc – chỉ từ việc xét đến số lƣợng – ý thức về một sức mạnh vô địch cho phép cá nhân đó làm theo bản năng mà khi chỉ có một mình, anh ta nhất định phải kiềm chế. Anh ta sẽ buông thả vì cho rằng đám đông vô danh và do đó không có ý thức về trách nhiệm; thứ trách nhiệm giữ cho các cá nhân không đi quá đà đó hoàn toàn biến mất.

Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm có tác động can thiệp khiến đám đông hình thành những tính cách đặc biệt đồng thời xác định xu hướng của nó, ....Trong đám đôngmọi hành động và tình cảm đều mang tính lây nhiễm và chắc chắn ở mức độ cao đến nỗi cá nhân sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể. Đó là một khuynh hướng rất trái ngược với bản chất con người và là điều hầu như không thể tìm thấy ở các cá nhân không phải là thành viên của đám đông.

23

Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất khiến các cá nhân trong một đám đông có những tính cách đặc biệt, rất khác với những tính cách khi các cá nhân đó sống biệt lập, đó là tính dễ bị ám thị. “ ...Trạng thái của một cá nhân trong một đám đông anh ta không ý thức đƣợc các hành động của mình nữa, cũng giống như người bị thôi miên, lúc này trong con người anh ta có một số khả năng bị phá hủy, song lại có những khả năng khác được đẩy đến mức cực đoan. Dưới ảnh hưởng của sự ám thị anh ta sẽ có những hành động với sức mạnh không thể ngăn cản đƣợc. Đối với đám đông, sức mạnh này còn dữ dội hơn nhiều so với người bị thôi miên, bởi sự ám thị giống nhau đối với mọi cá nhân do tác động qua lại sẽ càng mạnh lên... Nhƣ vậy, chúng ta đã thấy sự biến mất của nhân cách có ý thức, sự áp đảo của tính cách vô thức, tình cảm và suy nghĩ bị hướng về cùng một chiều bởi sự ám thị và lây nhiễm, xu hướng biến các ý tưởng ám thị thành hành động, đó là những đặc tính của cá nhân khi tham gia đám đông. Cá nhân không còn là mình nữa, anh ta đã trở thành người máy và không thể hành động theo ý chí của riêng mình” [1].

1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa

Xã hội hóa cá nhân là quá trình một quá trình rất cần thiết mà bất cứ một cá nhân nào muốn hòa nhập vào xã hội mình đang sống đều phải trãi qua, nó giúp cho các cá nhân hấp thu các tri thức văn hóa xã hội, hình thành và phát triển nên nhân cách của riêng mình, loài người mới trở nên khác biệt với tất cả loài vật khác, quá trình xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống của cá nhân mà còn giúp xã hội loài người phát triển liên tục.

Xã hội hóa cá nhân cũng là một khái niệm nền tảng trong xã hội học nhằm lý giải sự hình thành nhân cách của cá nhân để sống trong xã hội nhƣ là một thành viên.

24

Trên thế giới các nhà khoa học cũng đƣa ra các định nghĩa khác nhau về xã hội hóa cá nhân tiêu biểu như: định nghĩa của 2 nhà xã hội học người Mỹ Neil Smelser Joseph : Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong cuộc đời mình”, [2]Joseph H.Fichter: “Xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với những khuôn mẫu đó”[2],

Theo G.Endruweit và G. Trommsdorff: “Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng xã hội” [3]

Nhà tâm lý học xã hội Galina M. Andreeva đã nêu đƣợc cả hai mặt của quá trình xã hội hóa:

“Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội

Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội”.

- Giai đoạn xã hội hóa ban đầu của đứa trẻ trong gia đình - Giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong nhà trường

- Giai đoạn con người thực sự bước vào xã hội”

Theo H.Spencer với thuyết thích nghi xã hội cũng đƣa ra nhận định rằng “Chỉ cá nhân nào có khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại đƣợc trong cuộc đấu tranh sinh tồn” có thể thấy quá trình thích nghi để tồn tại là quá trình cá nhân phải hấp thu văn hóa xã hội để có thể hòa nhập với những cộng đồng xã hội [2].

25

E.Durkheim khi phân tích quá trình cá nhân hòa nhập vào các quan hệ xã hội đã nhận xét “Sự kết dính trong xã hội là sự đồng cảm chung về các giá trị chuẩn mực mà mỗi thành viên trong xã hội tự nguyện, tiếp thu và hòa đồng. Đó là quá trình cá nhận tiếp nhận nền văn hóa xã hội mà trong đó cá nhân đƣợc sinh ra và nhờ đó cá nhân đạt đƣợc những đặc trƣng xã hội cơ bản cho bản thân, học đƣợc cách ứng xử đƣợc cho là thích hợp trong xã hội mà cá nhân sinh sống...” [11]

John J. Macionis đƣa ra diễn giải về xã hội hóa:“Xã hội hóa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con ngườivà học hỏi các mẫu văn hóa của mình” [8]

Nhƣ vậy, có thể đƣa ra nhận định chung rằng: “Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội, vào cộng đồng xã hội và đƣợc xã hội tiếp nhận cá nhân nhƣ là một thành viên chính thức của mình, là quá trình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là quá trình học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của xã hội” [9]

Có thể thấy rằng xã hội hóa là một quá trình liên tục kéo dài từ khi con người sinh ra đến hết cuộc đời con người, ranh giới giữa các giai đoạn xã hội hóa diễn ra đồng thời và gắn kết với nhau không có giới hạn phân định rạch ròi trong thực tế, với tƣ cách là các thiết chế cơ bản của xã hội nhƣ: Gia đình, nhà trường, truyền thông đại chúng, y tế, các thiết chếtrên có sức ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cá nhân trong quá trình phát triển nhân cách. Thực tế cho thấy một đứa trẻ vừa nhận đƣợc sự dạy dỗ tại gia đình vừa đƣợc nhận sự giáo dục tại nhà trường và chịu ảnh hưởng bởi các tương tác trong các mối quan hệ bạn bè và khi lớn lên có việc và có gia đình cá nhân đó vẫn chịu tác động từ các cơ quan, tổ chức xã hội, dƣ luận và truyền thông đại chúng thông qua các giao tiếp xã hội hàng ngày.

26

Gia đình: Là môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng nhất vì hầu hết các cá nhân đều sinh ra, được yêu thương, chăm sóc và lớn lên trong gia đình nhƣng mỗi gia đình có tiểu văn hóa cho riêng mình dựa trên nền văn hóa chung của dân tộc với những đặc thù riêng của từng gia đình nhƣ: dạy dỗ về các hành vi ứng xử, lối sống gia đình, truyền thống gia đình, các giá trị, đạo đức, kinh nghiệm xã hội...sự giáo dục đầu tiên cá nhân thừa hưởng được là từ các thành viên gia đình qua đó góp phần hình thành nên bản sắc nhân cách riêng của mình.

Nhà trường: Nhà trường là tác nhân xã hội hóa tiếp theo sau gia đình, là nơi con người bắt đầu tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tính đa dạng xã hội ở nhà trường thường tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình tương tác với những cá nhân khác không phải là thành viên của gia đình mình, nhà trường giữ vai trò chủ chốt, có tổ chức chặt chẽ với nhiệm vụ truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, tri thức xã hội đồng thời cũng giáo dục cho học sinh các chuẩn mực về văn hóa và xã hội cho học sinh.

Nhóm xã hội: Chủ yếu là nhóm bạn bè với chức năng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, chỉa sẽ đồng đẳng, giải trí giữa các cá nhân, có tác động khá mạnh trong quá trình xã hội hóa của cá nhân. Trong nhóm bạnvai trò độc lập của cá nhân góp phần hình thành các kinh nghiệmtrong quan hệ xã hội cũng nhƣ ý thức về bản thân khác với những gì có trong gia đình.

Truyền thông: Là cánh cổng kết nối cá nhân với các thông tin, sự kiện xã hội ở thế giới bên ngoài với các luồng thông tin phong phú, đa dạng có tác động đến suy nghĩ hoặc hành vi của cá nhân, các cá nhân tự hấp thu, chọn lọc các thông tin phù hợp với thị hiếu của mình tuy nhiên các cá nhân cần lưu ý với tính hai mặt tiêu cực, tích cực của truyền thông.

27

Việc vận dụng lý thuyết về Quy luật tâm lý về sự thống nhất tinh thần của đám đông và lý thuyết Xã hội hóa vào đề tài nghiên cứu để lý giải có sự ảnh hưởng của đám đông đến sự lựa chọn sử dụng TPĐP của học sinh hay không. Đồng thời việc vận dụng cách tiếp cận Xã hội hóa vào đề tài nhằm làm rõ các yếu tố (gia đình, nhà trường, tổ chức y tế địa phương, truyền thông, quan hệ bạn bè) có ảnh hưởng như thế nào đến kiến thức và thực hành VSATTPĐP của học sinh.

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)