Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 66 - 110)

Chương 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƯỜNG PHỐCỦA HỌC

3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT

Bảng 3.1 Liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT

Tiếp cận thông tin

Kiến thức Thực hành

Đúng n(%)

Chƣa đúng n(%)

Đúng n(%)

Chƣa đúng n(%) Có 112 (40,0) 168 (60,0) 50 (17,9) 230 (82,1) Không 19 (27,1) 51 (72,9) 21 (30,0) 49 (70,0)

df =1 ; p = 0,047 df =1 ; p = 0,024 Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

Kết quả bảng 3.1, những học sinh có tiếp cận nguồn thông tin VSATTPĐP (40%) có kiến thức đúng cao hơn những học sinh không có tiếp cận nguồn thông tin (27,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Tuy nhiên, học sinh có tiếp cận nguồn thông tin VSATTPĐP (17,9%) có thực hành đúng thấp hơn học sinh không có tiếp cận nguồn thông tin (30%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Ở đây có thể thấy có sự mâu thuẫn khá rõ giữa tâm lý chủ quan của học sinh cùng với sự tự chủ bản thân ngày càng cao mà bậc phụ huynh không còn can thiệp nhiều trong việc tiêu dùng TPĐP của học sinh. Thêm vào đó, sự rủ rê của bạn bè và tâm lý chung của giới trẻ là thích trãi nghiệm những món ăn mới lạ, màu sắc hấp dẫn

58

nên dù các học sinh có kiến thức đúng nhưng đứngtrước các cơ chế tâm lý nêu trên dễ dẫn đến việc thực hành chƣa đúng của học sinh.

Để có thể tìm hiểumối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn thông tin tiếp cận, chúng tôi phân tích từng cách tiếp cận thông tin cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.2 Liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận thông tin từ mạng Internet, tivi/loa phát thanh và tài liệu, báo chí

Nguồn tiếp cận thông tin

Kiến thức Thực hành

Đúng n(%)

Chƣa đúng n(%)

Đúng n(%)

Chƣa đúng n(%) Mạng Internet

Có 54 (43,5) 70 (56,5) 19 (15,3) 105 (84,7) Không 77 (34,1) 149 (65,9) 52 (23,0) 174 (77,0)

df = 1, p = 0,080 df = 1, p = 0,087 Tivi, loa phát thanh

Có 35 (45,5) 42 (54,5) 11 (14,3) 66 (85,7) Không 96 (35,2) 177 (64,8) 60 (22,0) 213(78,0)

df = 1, p = 0,099 df = 1, p = 0,138 Tài liệu, báo chí

Có 23 (51,1) 22 (48,9) 4 (8,9) 41 (91,1) Không 108 (35,4) 197 (64,6) 67 (22,0) 238 (78,0)

df = 1, p = 0,042 df = 1, p = 0,042 Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

Những học sinh có tiếp cận nguồn thông tin VSATTPĐP từ tài liệu, báo chí (51,1%) có kiến thức đúng cao hơn những học sinh không có tiếp cận nguồn thông tin (35,4%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

59

Tuy nhiên, những học sinh có tiếp cận nguồn thông tin VSATTPĐP từ tài liệu, báo chí có thực hành chƣa đúng cao hơn những học sinh không tiếp cận nguồn thông tin (22,0%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết quả bảng 3.2,chƣa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinh với tiếp cận thông tin từ mạng internet, nguồn thông tin từ tivi, loa phát thanh (p>0,05).

Qua phỏng vấn sâu một số học sinh về việc các em có quan tâm đến tình hình VSATPĐP qua các kênh truyền thông ra sao thì các em cho biết nhƣ sau: “Em cũng có nghe tivi và phát thanh nói về việc này, nhưng em có thời gian là em đi ăn với bạn em liền” [MS 4] và một học sinh cho biết thêm là

“Dạ, cũng thấy người ta quay clip thực phẩm bẩn đăng trên mạng, em xem vậy thôi để chia sẻ với bạn” [ MS 3] . Bên cạnh đó học sinh cũng cho biết rằng tâm lý khá lo khi thấy thông tin mất VSATTP đƣợc lên báo: “Em cũng thấy người ta đăng trên báo, cũng hơi sợ nên khi em muốn ăn là quan sát cách chế biến của người kỹ rồi mới mua” [MS 1].

Qua tiếp cận phỏng vấn sâu cho thấyhầu hết các em cho biết rằng các em có tiếp cận các thông tin về VSATTPĐP đƣợc phát trên các kênh truyền thông hiện nay, nhƣng để chỉ biết vậy thôi chứ các emchƣa quan tâm nhiều đến việc chọn TPĐP thế nào là an toàn, hợp vệ sinh.

Học sinh THPT là một trong các đối tƣợng tiếp cận truyền thông nhiều nhất hiện nay nhƣng yếu tố truyền thông trong vấn đề này vẫn chƣa có tác động mạnh mẽ và hiệu quả đến người tiếp nhận thông điệp về sức khỏe nói chung và VSATTP TPĐP nói riêng.

60

Bảng 3.3 Liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận thông tin từ bạn bè

Tiếp cận thông tin từ Bạn bè

Kiến thức Thực hành

Đúng n(%)

Chƣa đúng n(%)

Đúng n(%)

Chƣa đúng n(%) Có 7 (21,9) 25 (78,1) 6 (18,8) 26 (81,2) Không 124 (39,0) 194 (61,0) 65 (20,4) 253 (79,6)

df = 1; p = 0,056 df = 1; p = 0,821 Nguồn: thông tin phỏng vấn tháng 12/2017

Kết quả trong bảng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinh với tiếp cận thông tin từ bạn bè (p>0,05).Thực tế qua phỏng vấn các em học sinh cho biết việc trao đổi tình hình VSATPĐP với ban bè diễn ra rất ít:“Tụi em cũng ít trao đổi về vấn đề này lắm anh ạ, tụi em chủ yếu nói về học hành, vui chơi, và các hoạt động khác thôi ạ, vì bạn và em thấy thích món gì thì cùng mua ăn thôi” [MS1]. Học sinh chủ yếu trao đổi với nhau chủ yếu là các hoạt động học tâp, vui chơi v.v…Chỉ khi có sự kiện thực phẩm bẩn, nổi cộm trên truyền thông đƣa tin thì mới thu hút đƣợc sự quan tâm của các em để nói với nhau:“Em cũng không quan tâm mấy về vấn đề này, lâu lâu thấy có sự kiện thực phẩm bẩn gì đó thì em mới nói chuyện với bạn về vấn đề này” [MS2].

Tóm lại, sự quan tâm của nhóm bạn học sinh về vấn đề VSATTPĐP còn rất it, có thể đối với các em học sinh vấn đề này không quan trọng bằng các vấn đề khác như học hành, vui chơi, sinh hoạt trong trường...

61

3.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinhtrung học phổ thông

Bảng 3.4 Liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh và trình độ học vấn của cha mẹ

Nội dung

Kiến thức Đúng p

n(%)

Chƣa đúng n(%) Học vấn của cha Dưới cấp 3 75(44,4) 94(55,6)

0,009

> Cấp 3 56(30,9) 125(69,1) Học vấn của mẹ Dưới cấp 3 95(43,6) 123(56,4)

0,002

> Cấp 3 36(27,3) 96(72,7) Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

Tỷ lệ học sinh có cha có trình độ học vấn dưới cấp 3 (44,4%) cókiến thức đúng về VSATTPĐP cao hơn so với những học sinh có cha có trình độ học vấn > cấp 3 (30,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Tỷ lệ học sinh có mẹ có trình độ học vấn dưới cấp 3 (43,6%) có kiến thức đúng VSATTPĐPcao hơn so với những học sinh có mẹ có trình độ học vấn > cấp 3 (27,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

62

Bảng 3.5 Liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh với nghề nghiệp của cha mẹ

Nội dung

Kiến thức Đúng p

n(%)

Chƣa đúng n(%) Nghề nghiệp

của cha

Nông dân 27 (52,9) 24 (47,1)

Công nhân viên 48 (35,8) 86 (64,2) 0,043 Làm mướn, lao

động tự do 41 (35,7) 74 (64,3) 0,039

Khác 15 (30,0) 35 (70,0) 0,016

Nghề nghiệp của mẹ

Nông dân 11 (45,8) 13 (54,2)

Công nhân viên 25 (35,2) 46 (64,8) 0,702 Làm mướn, lao

động tự do 23 (39,7) 35 (60,3) 0,461 Nội trợ 60 (35,5) 109 (64,5) 0,611

Khác 12 (42,9) 16 (57,1) 0, 293

Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

Những học sinh có cha là nông dân (52,9%) có tỷ lệ kiến thức đúng VSATTPĐPcao hơn so với những học sinh có cha là công nhân viên (35,8%), làm mướn (35,7%) và nghề khác (30%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).Sự khác biệt này có thể do công việc đặc thù là nông dân nên phụ huynh có thời gian nhàn rỗi nhiều hơn so với những phụ huynh làm các công việc khác cho nên họ thường dành nhiều thời gian để theo dõi thông tin VSATTPĐP quan tâm nhắc nhở trao đổi với con em nhiều hơn về vấn đề này.

Với phụ huynh làm những công việc khác với áp lực và thời gian làm việc cường độ cao nên khi về đến nhà với tâm lý thường xuyên mệt mỏi nên việc khuyên bảo con em diễn ra ít hơn.

Nghiên cứu chƣa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0, 05) giữa kiến thức đúng VSATTPĐP với nghề nghiệp của mẹhọc sinh.

63

Bảng 3.6 Liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP với các đặc điểm chung của học sinh THPT

Đặc điểm

Kiến thức Đúng p

n(%)

Chƣa đúng n(%) Khối lớp

Lớp 10 51 (47,2) 57 (52,8)

Lớp 11 45 (35,2) 83 (64,8) 0,061

Lớp 12 35 (30,7) 79 (69,3) 0,012

Giới tính Nam 53 (32,9) 108 (67,1)

Nữ 78 (41,3) 111(58,7) 0,108

Hoàn cảnh sống

Sống cùng cha, mẹ 115 (35,9) 205 (64,1)

Ở nhà trọ một mình 4 (50,0) 4 (50,0) 0,420 Ở nhà bà con, họ hàng 12 (54,5) 10 (45,5) 0,087 Tuổi

16 49 (46,7) 56 (53,3)

17 47 (35,9) 84 (64,1) 0,046

18 35 (30,7) 79 (69,3)

Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

Bảng 3.6, những học sinh khối lớp 10 (47, 2%) có kiến thức đúng về VSATTPĐP cao hơn những học sinh khối lớp 12 (30,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,012). Tỷ lệ những học sinh ở tuổi 16 (46,7%) có kiến thức đúng về VSATTPĐP cao hơn so với học sinh tuổi 17 (35,9%) và học sinh tuổi 18 (30,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,046).

Sự khác biệt trên có thể lý giải ở lớp 10 là lớp đầu cấp trung học phông độ tuổi rơi vào khoảng 15 – 16 tuổi thì sự kiểm soát, quan tâm của cha mẹ còn khá cao tác động nhiều đến việc sử dụng TPĐP của các em. Sang đến lớp 11 và 12 ở độ tuổi 17 – 18 thì quyền tự chủ của các em cao dần, không còn nhiều

64

sự kiểm soát áp đặt từ cha mẹ do đó các em tự do hơn trong việc sử dụng TPĐP theo ý mình.

Chƣa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh THPT và giới (p>0,05); giữa kiến thức TPĐP và hoàn cảnh sống (p>0,05).

Bảng 3.7 Liên quan giữa kiến thức, thực hànhVSATTPĐP của học sinh với sự giáo dục của cha mẹ, người thân trong việc lựa chọn TPĐP

Nội dung

Kiến thức Thực hành Đúng

n(%)

Chƣa đúng n(%)

Đúng n(%)

Chƣa đúng n(%) Sự giáo dục của

cha mẹ, người thân trong vệc lựa chọn TPĐP

Có 47 (42,4) 151 (57,6) 47 (17,9) 215 (82,1) Không 1 (5,6) 17 (94,4) 3(16,7) 15 (83,3)

df = 1; p = 0,002 df = 1; p = 0,892 Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

Những học sinh nhận được sự giáo dục của cha mẹ, người thân trong lựa chọn TPĐP (42,4%) có kiến thức đúng cao hơn những học sinh không có sự giáo dục của cha mẹ, người thân (5,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,05). Qua cuộc phỏng vấn sâu với cha mẹ học sinh và các em học sinh về sự giáo dục của cha mẹ liên quan đến VSATTPĐP cho thấy phần lớn các phụ huynh đều bày tỏ sự quan tâm của mình đến việc con em sử dụng TPĐP hiện nay chủ yếu thông qua nhắc nhở khuyên bảo phòng tránh ngộ độc TPĐP:

“Anh thường thấy cháu nó mua mấy món mà người ta hay bán như nước mía, trái cây, bánh tráng trộn .v.v.. nó mua vậy anh cũng không có ý kiến gì, nhưng vẫn nhắc nhở nó coi chừng bị ngộ độc”. “Anh nhắc nhở nó vậy chứ cháu nó con gái cũng kỹ tính nếu nó thấy nơi bán không vệ sinh sạch sẽ không mua”[MS 5].

65

Một nữ phụ huynh cũng cho biết rằng vẫn dành sự quan tâm con cái dù bận bịu công việc: “Chị cũng có thấy nó mua này nọ ăn, nhưng nó lớn rồi chủ yếu là minh nhắc nhở khuyên nó coi chừng bị ngộ độc”. “…Cũng có chứ em, dù đi làm về trễ thì chị cũng ráng nhắc nhở con trai nên ít ăn thức ăn ở ngoài đường nên về ăn cơm với cha mẹ” [MS 6].

Một nữ phụ huynh khác cho ý kiến rằng chị rất quan tâm con trong vấn đề sử dụng TPĐP: “Chị cũng hay khuyên bảo nó nên chú ý mua đồ ăn ở nơi đảm bảo vệ sinh, uy tín, con chị nó cũng biết nó mua đồ nó nhìn người ta chế biến rồi về kể lại cho chị nghe” [MS 12].

Về phía các em học sinh cũng cho biết bản thân mình thường được cha mẹ nhắc nhỡ về việc chọn lựa TPĐP an toàn, hợp vệ sinh: “Ba mẹ cũng thường nhắc nhở em về vấn đề này” [MS 7];“…Ba mẹ cũng thường nhắc nhở em về vấn đề này” [MS 7];“Họ thường nhắc nhở em nên mua thức ăn ở những nơi có uy tín thương hiệu rõ ràng” [MS 3].

Từ những phân tích trên có thể nhận định rằng gia đình vẫn là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến kiến thức VSATTPĐP. Vì học sinh là đối tượng đang trưởng thành vẫn chịu sự ảnh hưởng từ sự giáo dục của cha, mẹ. Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường phụ huynh bận bịu nhiều hơn với công việc, học sinh dành thời gian nhiều hơn để học tập và sinh hoạt ở trường nhưng phụ huynh vẫn dành thời gian để khuyên bảo giáo dục con vấn đề TPĐP và học sinh đã lắng nghe sự giáo dục này. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nhắc nhỡ, khuyên bảo phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đường phố chưa đủ cần quan tâm sát sao hơn nữa trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh của con em. Mặc dù trong nghiên cứu này chƣa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thực hành VSATTPĐP của học sinh và sự giáo dục của cha mẹ, người thân trong việc lựa chọn TPĐP (p> 0,05).

66

Bảng 3.8 Liên quan giữa kiến thức và thực hành của học sinh về VSATTPĐP

Kiến thức

Thực hành Đúng

n(%)

Chƣa đúng n(%)

Đúng 17 (13,0) 114 (87,0)

Chƣa đúng 54 (24,7) 165 (75,3)

df = 1 ; p = 0,009 Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

Nghiên cứu cho thấy những học sinh có kiến thức đúng có thực hành chƣa đúng cao hơn so với những học sinh có kiến thức chƣa đúng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,009).

Các nhà nghiên cứu về khoa học hành vi đã chứng minh không phải có hiểu biết tốt thì người ta sẽ làm tốt và rất nhiều trường hợp giữa biết và làm của con người trái ngược nhau vì còn chịu sự tác động ảnh hưởng của một số yếu tố/điều kiện khác lên hành vi như ảnh hưởng từ bạn bè cùng sử dụng TPĐP “quy luật tâm lý về sự thống nhất tinh thần của đám đông”…

Bảng 3.9 Liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP và người phổ biến kiến thức VSATTP trong trường học

Người phổ biến kiến thức VSATTP trong trường học

Kiến thức của học sinh Đúng

n(%)

Chƣa đúng n(%)

Giáo viên chủ nhiệm 34 (34,0) 66 (66,0)

Cán bộ y tế (trường học, trạm y tế) 78 (43,3) 102 (56,7) df = 1, p =0,127

Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017

67

Những học sinh đƣợc phổ biến kiến thức VSATTPĐP từ cán bộ y tế có kiến thức đúng (43,3%) cao hơn những học sinh đƣợc phổ biến kiến thức VSATTPĐP từ giáo viên chủ nhiệm (34%). Tuy nhiên, sự khác biệt này chƣa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).Thực tế, nhà trường đã có chỉ đạo lồng ghép giáo dục sức khỏe nói chung và VSATTPĐP vào các tiết sinh hoạt cho học sinh với sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm và cán bộ y tế, tuy nhiên số học sinh có kiến thức đúng chƣa cao. Nhƣ vậy, việc triển khai tuyên truyền kiến thức VSATTPĐP trong trường học chưa đạt hiệu quả cao.

Thực hiện phỏng vấn một số học sinh về việc tham gia vào các hoạt động của nhà trường về vấn đề VSATTPĐP các em cho biết: “Dạ nhà trường cũng có tổ chức nhưng em ít quan tâm vào những hoạt động đó lắm” [MS 1].

Một namsinh lớp 12 cho biết thêm: “Dạ, em chỉ ngồi sinh hoạt nghe thầy cô nói thôi” MS 13]. “Nhà trường cũng có tổ chức nhưng em ít quan tâm vào những hoạt động đó lắm” [MS 4]. Từ phỏng vấn sâu học sinh về vấn đề này cho thấy dù nhà trường đã có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về VSATTPĐP nhƣng nhìn chung các em học sinh vẫn còn khá thờ ơ, ít quan tâm đến những hoạt động đó.

3.3 Sự kết hợp hoạt động của nhà trường với TTYT quận Cái Răngtrong hoạt động giáo dục kiến thức VSATTPĐP cho học sinh.

Để có thể hiểu rõ hơn về công tác giáo dục khỏe, nâng cao kiến thức VSATTPĐP trong trường học cho học sinh, chúng tôi đã phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trường qua các câu hỏivề tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chương trình VSATTPĐP cho giáo viên, cán bộ y tế trường học; sự kết hợp giữa nhà trường và cơ quan y tế.

Một cán bộ quản lý nhà trường cho biết họ được thường xuyên được bồi dƣỡng các kiến thức VSATTPĐP ít nhất 1 lần trong năm: „Trường thực

68

hiện tập huấn theo đợt định kì do đoàn thanh niên trường, phòng y tế trường, Sở y tế, Sở giáo dục kết hợp làm, vài năm gần đây ít nhất là một lần một năm.” [MS 8]” và nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Trung tâm Y tế quận trong các hoạt động VSATTP tại trường học: “Nhà trường được sự hỗ trợ của trung tâm y tế quận chủ yếu là hướng dẫn trực tiếp cho nhà trường thực hiện” [MS 10]. Ngoài ra, nhà trường còn kết hợp với các cơ quan chức năng tiến hành thanh kiểm tra môi trường xung quanh trường học, mọt cán bộ trường cho biết: “Hàng năm tổ y tế trường có đi tập huấn thường xuyên của ở Sở giáo dục và y tế, ngoài ra có sự chỉ đạo của tổ văn phòng,tổ y tế, phó hiệu trưởng cơ sở vật chất và 2 nhân viên dân cư cùng kiểm tra môi trường xung quanh trườnghọc.” [MS 9].

Chúng tôi được biết các trường THPT trên địa bàn quận Cái Răng đã tích cực thực hiện công tác giáo dục kiến thức về VSATTP cho học sinh theo chỉ thị Số: 03/2010/CT-UBND của UBND thành phố Cần Thơ vềviệc tăng cường các biện pháp đảm bảo VSATTP trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bằng các biện pháp chủ yếu nhƣ: tuyên truyền giáo dục kiến thức về VSATTP về TPĐP trong giờ sinh hoạt dưới cờ,sinh hoạt ngoại khóa; Lồng ghép giáo dục kiến thức VSATTP vào các môn học; Trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh qua các kỳ họp mặt; Cử cán bộ, giáo viên tham gia tập huấn về vấn đề sức khỏe; Phối hợp với TTYT Quận kiểm tra các hàng quán kinh doanh thực phẩm xung quanh trường học.Bên cạnh đó, chúng tôi đã phỏng vấn cán bộ TTYT quận về các hoạt động nâng cao sức khỏe tại trường học và ghi nhận được có sự phối hợp tốt giữa TTYT quận và nhà trường.

Trong hoạt động phối hợp giữa TTYT Quận và nhà trường, qua phỏng vấn sâu cán bộ TTYT Quận cho biết bằng các hoạt động cụ thể là TTYT thường tổ chức tập huấn cho giáo viên vềcác chương trình sức khỏe :“TTYT quận tổ chức tập huấn chương trình hè cho giáo viên về các chương trình sức

Một phần của tài liệu Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông tại quận cái răng, thành phố cần thơ (Trang 66 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)