Chương 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH
2.1 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của học sinh trung học phổ thông
2.1.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của học sinh trong mẫu nghiên cứu Nhƣ đã nói ở trên nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại quận Cái Răng.
thành phố Cần Thơ. Tổng cộng có 350 học sinh của hai trường Trung học phổ thông và một Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Cái Răng tham gia nghiên cứu.
Bảng 2.1 Phân bố số học sinh trong mẫu nghiên cứu
Tên trường Tần số Tỷ lệ %
Trường THPT Trần Đại Nghĩa 160 45,8
Trường THPT Nguyễn Việt Dũng 158 45,1
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên 32 9,1
Tồng 350 100
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Tỷ lệ học sinh tham gia nghiên cứu của trường Trần Đại Nghĩa là (45,8%); trường Nguyễn Việt Dũng là (45,1%)và xấp xỉ nhau. Số học sinh của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tham gia chỉ có (9,1%) .
Về đặc điểm chung của học sinh tham gia nghiên cứu:
Kết quả bảng 2.2 cho thấy, trong tổng số 350 học sinh tham gia nghiên cừu thì tỷ lệ phần trăm không quá cách biệt giữa học sinh nam (46,3%) và nữ (53,7%). Tỷ lệ học sinh giữa các khối lớp phân bố tương đối đều nhau: khối
36
10 (31,7%), khối 11 (36,6%), và khối 12 (31,7%). Học sinh ở tuổi từ 16 đến 18 tuổi và chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau: 16 tuổi (30, 0%), 17 tuổi (37,4%) và 18 tuổi (32,6%). Đa số học sinh là dân tộc Kinh chiếm 97,7%. Hầu hết đối tƣợng nghiên cứu đều sống với cha, mẹ chiếm tỷ lệ 91,4% và chỉ có6,3% sống ở nhà bà con, họ hàng và ở nhà trọ một mình là 2.3%.
Bảng 2.2 Đặc điểm chung của học sinh tham gia nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 162 46,3
Nữ 188 53,7
Khối lớp
Khối 10 108 30,9
Khối 11 128 36,6
Khối 12 114 32,5
Tuổi
16 105 30,0
17 131 37,4
18 114 32,6
Dân tộc
Kinh 342 97,8
Hoa 4 1,1
Khmer 4 1,1
Hoàn cảnh gia đình
Sống cùng cha, mẹ 320 91,4
Ở nhà trọ một mình 8 2,3
Ở nhà bà con, họ hàng 22 6,3
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
37
2.1.1.2. Đặc điểm về cha mẹ của học sinh tham gia nghiên cứu Bảng 2.3 Phân bố trình độ học vấn của cha mẹ học sinh
Học vấn Tần số Tỷ lệ (%)
Trình độ học vấn của cha
Mù chữ 11 3,1
Cấp 1 (lớp 1- 5) 44 12,6
Cấp 2 ( lớp 6 – 9) 114 32,6
Cấp 3 ( lớp 10 – 12) 125 35,7
Trung cấp / cao đẳng / đại học 56 16,0
Tổng 350 100
Trình độ học vấn của mẹ
Mù chữ 6 1,7
Cấp 1 (lớp 1- 5) 61 17,4
Cấp 2 ( lớp 6 - 9) 151 43,2
Cấp 3 ( lớp 10 - 12) 97 27,7
Trung cấp / cao đẳng / đại học 35 10,0
Tổng 350 100
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Hơn 1/3 số học sinh có cha đạt trình độ học vấn cấp 2 (32,6%) và cấp 3 (37,7%). Học sinh có mẹ đạt trình độ học vấn cấp 2 chiếm tỷ lệ (43,2%) và cấp 3 là (27,7%). Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh học sinh vẫn còn mù chữ chiếm dưới 5% (cha:3,1%; mẹ:1,7%). Nhìn chung, trình độ học vấn của phụ huynh trong khảo sát chủ yếu ở mức cấp 2 và cấp 3, tỷ lệ phụ huynh có trình độ Trung cấp, cao đẳng, đại học khá thấp: cha (16,0%) và mẹ (10,0%).
Kết quả này phản ánh một phần trình độ của người trung niên tại địa bàn nghiên cứu chỉ ở mức trung bình, có thể do thời cuộc khó khăn của đất
38
nước giai đoạn từ thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước đã dẫn đến việc tiếp cận học hành của họ còn hạn chế.
Bảng 2.4 Phân bố nghề nghiệp của cha mẹ học sinh
Nghề nghiệp Tần số Tỷ lệ (%)
Nghề nghiệp của cha (N=350)
Nông dân 51 14,6
Công nhân viên 134 38,3
Làm mướn, lao động tự do 115 32,9
Khác 50 14,2
Nghề nghiệp của mẹ (N=350)
Nông dân 24 6,9
Công nhân viên 71 20,3
Làm mướn, lao động tự do 58 16,6
Nội trợ 169 48,3
Khác 28 7,9
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Phần lớn cha của học sinh có nghề nghiệp là công nhân viên (38,3%) , kế đến là làm mướn, lao động tự do (32,9%). Nghề nghiệp của mẹ học sinh là nội trợ chiếm tỷ lệ 48,3%.
Qua bảng 2.4 có thể thấy rằng các nam phụ huynh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp và dần chuyển sang các hoạt động nghề nghiệp khác như công nhân viên, làm mướn lao động tự do. Đối với nữ phụ huynh phần lớn là nội trợnhưng đã có những bước chuyển biến dần về nghề nghiệp khác như: công nhân viên, làm mướn lao động tự do. Từ cơ cấu nghề nghiệp như trên đã thể hiện ra điều gì? Từ năm 2000, trở về trước phần lớn cư dân trên địa bàn chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sản xuất
39
tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ thấp chủ yếu tập trung tại các thị trấn, thị tứ nhỏ, Từ năm 2004 –2006 cùng với sự hội nhập quốc tế của đất nước, Cần Thơ đượcưu tiên đầu tư từ trung ương, doanh nghiệp trong và ngoài nước vào trong đó có quận Cái Răng nên đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự đô thị hóa, công nghiệp hóa,giảm dần hoạt động sản xuất nông nghiệp đang diễn ra nhanh đã dẫn đến việc chuyển biến nghề nghiệp của phụ huynh học sinh cho phù hợp với sự phát triển của quận Cái Răng.
2.1.2 Nguồn tiếp cận thông tin về VSATTP TPĐP của học sinh THPT Giai đoạn học sinh là giai đoạn mà con người phát triển toàn diện cả về thể chất và nhân cách và chịu ảnh hưởng từ các yếu tố xã hội bên ngoài, đây là thời gian rất nhạy cảm với việc tiếp thu những kiến thức mới. Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, internet, mạng xã hội hiện nay cũng góp phần chi phối về nhận thức của học sinh. Vì vậy, trong vấn đề VSATTP TPĐP chúng tôi tiến hành khảo sát nguồn tiếp cận thông tin của các em nhằm làm rõ xem các yếu tố xã hội ảnh hưởng như thế nào đến học sinh.
Bảng 2.5, phần lớn học sinh có tiếp cận thông tin VSATTPĐP chiếm tỷ lệ 80%. Tỷ lệ học sinh tiếp cận nguồn thông tin VSATTPĐP từ nhà trường chiếm (26,5%) và qua mạng internet là (25,1%), kế đến là tivi/loa phát thanh là (15,6%). Đáng chú ý là việc tiếp cận thông tin từ cha mẹ, người thân rất thấp chỉ chiếm 11,3%. Việc giảm bớt tầm quan trọng của cha mẹ trong việc tiếp cận thông tin của con cái có thể nguyên nhân từ sự biến đổi kinh tế - xã hội. Trong thời buổi kinh tế thị trường, phụ huynh phải ra ngoài làm việc nhiều hơn; việc học hành của học sinh ngày càng chiếm nhiều thời gian, cùng với sự phát triển mạnh của truyền thông …Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến việc giảm trao đổi thông tin giữa cha mẹ và con cái và chức năng giáo dục dần chuyển sang nhiều hơn cho phía nhà trường vì phần lớn học sinh dành thời gian sinh hoạt học tập ở nhà trường. Ngoài ra, học sinh cũng là đối
40
tƣợng tiếp cận internet nhiều nhất, do đó việc tiếp cận thông tin VSATTP về TPĐP của học sinh chủ yếu tập trung ở chỉ báo nhà trường và internet, tivi là tất yếu.
Bảng 2.5 Nguồn tiếp cận thông tin VSATTP đối với TPĐP của học sinh
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Tiếp cận thông tin VSATTP TPĐP
Có 280 80,0
Không 70 20,0
Nguồn tiếp cận thông tin VSATTP *
Nhà trường (y tế học đường) 131 26,5
Mạng internet 124 25,1
Tivi, loa phát thanh 77 15,6
Tài liệu, truyền thông, báo chí 45 9,1
Bạn bè 32 6,5
Cha mẹ, người thân gia đình 56 11,3
Cán bộ trạm y tế 30 6,1
(*) câu đƣợc chọn 2 ý trả lời; Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
Bảng 2.6 Người phổ biến kiến thức VSATTPĐP cho học sinh
Người phổ biến kiến thức TPĐP Tần số Tỷ lệ %
Giáo viên chủ nhiệm 94 33,6
Cán bộ y tế trường học 116 41,4
Cán bộ trạm y tế địa phương 55 19,6
Khác 15 5, 4
Tổng 280 100
Nguồn: số liệu khảo sát tháng 12/2017
41
Để làm rõ vấn đề tiếp cận thông tin VSATTPĐP trong nhà trường của học sinh bảng 2.6 đã cho thấygần một nửa số học sinh tiếp cận thông tin VSATTPĐP từ cán bộ y tế trường học (41,4%), kế đến là từ giáo viên chủ nhiệm (33,6%). Qua phỏng vấn sâu một cán bộ quản lý nhà trường cho biết thêm về vấn đề công tác tổ chức tuyên truyền cho học sinh về vấn đề VSATTPĐP trong giờ chính khóa và ngoại khóa :“Nhà trường tiến hành giáo dục vấn đề VSATTP trong giờ chính khóa bằng cách lồng ghép vào các môn học như: sinh học, hóa học ...Còn về ngoại khóa thì trường tiến hành vào giờ sinh hoạt đầu tuần dưới cờ, kết hợp với chi đoàn thanh niên và giáo viên bộ môn sinh – hóa.” [M10]
“Có chứ, được thực hiện trong tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp để thường xuyên nhắc nhở các em không sử dụng thức ăn không đảm bảo VSATTP, trường còn kết hợp với Sở Y tế thành phố hoặc TTYT quận để thực hiện các chương trình giáo dục sức khỏe khác cho học sinh”[MS 8].
Như vậy việc tuyên truyền vấn đề VSATTPĐP đã được nhà trường quan tâm đến và không những chỉ có cán bộ y tế chuyên trách thực hiện mà còn có sự tham gia của cả giáo viên chủ nhiệm vì họkhông chỉ là người quản lý lớp mà còn là người quan tâm trực tiếp đến học sinh. Do vậy việc kết hợp giữa cán bộ y tế và giáo viên chủ nhiệm trong vấn đề trên là một điểm tích cực nhằm đảm bảo tốt việc giáo dục sức khỏe cho học sinh nói chung và vấn đề VSATTPĐP nói riêng.
Bên cạnh đó còn có sự phối hợp của TTYT quận với nhà trường trong việc phổ biến kiến thức VSATTPĐP cho học sinh, một cán bộ TTYT cho biết: “TTYT Quận phối hợp với nhà trường để tổ chức sinh hoạt dưới cờ để tuyên truyền kiến thức về sức khỏe trong đó có vấn đề VSATTP và cho các em học sinh đặt câu hỏi và cán bộ y tế sẽ trực tiếp giải đáp. Ngoài chủ đề về VSATTP, TTYT quận còn được nhà trường cho phát loa trong khuôn viên
42
trường, phát tờ rơi cho học sinh và dán ở các căn tin trong các trường học”[MS 11]. Ở đây sự tham gia của TTYT quận vào công tác tuyên truyền trong nhà trường bằng các hình thức khá đa dạng từ giải đáp trực tiếp trong giờ sinh hoạt đến bật loa phát thanh tại trường… có thể nhận định rằng sự phối hợp giữa TTYT và nhà trường trong vấn đề này khá tốt nhằm tương hỗ nhau để tuyên truyền vấn đề sức khỏe VSATTP.