Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO THU NHẬP
3.1. Kinh tế hộ nông dân huyện Quốc Oai thời kỳ xây dựng nông thôn mới
3.1.2. Kinh tế hộ nông dân huyện Quốc Oai thời kỳ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2013
3.1.2.1. Phát triển kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới Cơ cấu các loại hình kinh tế hộ nông dân ở huyện Quốc Oai đã có sự thay đổi rõ rệt. Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy, trong những năm trở lại đây hộ thuần nông của huyện chiếm số lượng không lớn, tỷ trọng hộ thuần nông của huyện đang có xu hướng giảm dần, từ 24,81% năm 2011 xuống 21,56% năm 2013. Như vậy hàng năm hộ thuần nông giảm 1,08%.
Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề và hộ nông nghiệp kiêm dịch vụ trong huyện những năm qua đã tăng lên theo từng năm. Năm 2011, hộ phi nông nghiệp chiếm 75,19%, năm 2013 chiếm 78,44%, bình quân hàng năm tăng 1,08%, trong đó nhóm hộ kiêm ngành nghề chiếm tỷ trọng cao trong các hộ phi nông nghiệp, từ 69,29 % năm 2009 lên 75,67% năm 2011.
Điều này cho thấy các hộ sản xuất nông nghiệp có xu hướng chuyển sang hình thức sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề là chủ yếu, phù hợp với quy luật công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.
Bảng 3.1. Tình hình phát triển các loại nông hộ huyện Quốc Oai Đơn vị tính: Hộ và %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu
* Tổng số hộ 43.012 100 43.541 100 43.873 100 1. Hộ thuần nông 37.429 87 37.876 86 38.139 86,2 - Hộ trồng trọt 28.819 76,9 29.164 77 29.367 77,02 - Hộ chăn nuôi 5.988 15,9 6.060 16 6.102 15,99 - Hộ nuôi trồng TS 2.620 7,2 2.651 7 2.599 6,99
2. Hộ phi NN 5.583 13 5.669 14 5.734 13,8
- Hộ kiêm TTCN 3.515 62,9 3.472 61,2 3.518 61,35 - Hộ kiêm DVTM 2.065 33,1 2.197 38,8 2.216 38,65 (Nguồn: Phòng thống kê và Phòng LĐ-TB-XH huyện Quốc Oai)
Thực tế cho thấy, các hộ này tham gia sản xuất kinh doanh ngành nghề phụ nhưng vẫn sản xuất nông nghiệp, nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực cho gia đình và một phần tăng thu nhập, ổn định kinh tế trong điều kiện khi mà sản xuất ngành nghề phụ không thuận lợi. Tuy nhiên, đây là những hộ có tính tiên phong, dám nghĩ, dám làm, họ có ý thức rõ ràng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngoài việc vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp, họ còn kết hợp tham gia ngành nghề phi nông nghiệp để tăng thu nhập, giải quyết lao động nhàn rỗi trong gia đình.
Hiện nay, nhóm hộ này của huyện đang có sự chuyển dịch theo hướng tập trung, nghĩa là một phần các hộ này đã chuyển nhượng một phần hoặc phần lớn diện tích ruộng đất của mình cho các hộ khác, để tập trung vào ngành nghề hay dịch vụ, buôn bán khác có hiệu quả hơn. Đây là xu hướng phát triển kinh tế phù hợp với phát triển kinh tế thị trường đang diễn ra trong nông thôn nước ta nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng.
Cho nên, trong những năm trở lại đây, một phần không nhỏ những hộ này đã chuyển hẳn sang sản xuất ngành nghề, kinh doanh - buôn bán dịch vụ.
Điều này đã làm thay đổi cơ cấu nông hộ của huyện qua 3 năm, theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, tăng dần các hộ vừa làm nông nghiệp vừa tham gia ngành nghề phi nông nghiệp và các hộ chuyên sản xuất kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp.
3.1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất của hộ nông dân huyện Quốc Oai thời kỳ xây dựng nông thôn mới qua 3 năm 2011 - 2013
Cùng với xu thế phát triển kinh tế chung của cả nước, từ sau Nghị quyết 10 (tháng 4/1988) của bộ chính trị. Ban chấp hành Trung ương Đảng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp huyện Quốc Oai đã và đang chuyển sang sản xuất hàng hóa với quy mô ngày một lớn hơn, đa dạng hơn.
- Đối với ngành trồng trọt: Trong những năm qua ngành trồng tro ̣t ở huyện Quốc Oai mă ̣c dù năng suất có tăng lên do áp dụng giống mới và tiến bộ khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t trong sản xuất nông nghiê ̣p, và thực hiê ̣n các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao, nhưng vẫn không bù đắp được tốc đô ̣ suy giảm về mă ̣t diê ̣n tích đất canh tác, điều đó đã làm cho sản lươ ̣ng và giá tri ̣ sản xuất của ngành trồ ng trọt có xu hướng giảm. Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 là 11.811,7 ha.
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, trong khi diện tích gieo trồng lúa giảm từ 10.287,7 ha năm 2011 xuống còn 10.023,9 ha năm 2013 ( giảm 263,8ha), thì diện tích rau, đậu và cây ăn quả có xu hướng tăng lên qua các năm. Diện tích khoai lang, đậu và đỗ tương giảm dần và giảm mạnh vào năm 2012 để thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
So với năm 2011 thì diện tích lúa giảm từ 10.287,7 xuống còn 10.023,9 ha. Các cây trồ ng khác như khoai lang, khoai tây, la ̣c, đâ ̣u tương các loa ̣i diê ̣n tích có chiều hướng giảm đáng kể khoai lang, khoai tây giảm từ 398,1 xuống
319,8ha; lạc từ 20,17 xuống 15,4 ha; rau các loại từ 905,8 xuống còn 827,4ha. Diện tích gieo trồng giảm nên cũng kéo theo năng xuất giảm.
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính của huyện qua 3 năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
2012/
2011
2013/
2012
Bình quân chung
(%) Tổng DTGT (ha) 12.463,2 11.738,1 11.811,7 94,1 100 97,05 Trong đó : - Lúa 10.287,7 9.880,1 10.023,9 96,03 101,4 98,7 - Khoai tây- Khoai
lang 398,1 322,7 319,8 81,06 99,1
90,08
- Lạc 20,17 16,7 15,4 82,79 92,2 87,49
- Đậu tương 311,5 218,2 625,2 70,04 286,5 178,27 - Rau các loại 905,8 1.300,4 827,4 143,35 63,62 103,48 Năng suất CT (tấn)
- Lúa 57,152 52,597 53,227 92,03 101,1 96,56
- Khoai tây, khoai tây 3,792 3,074 3,879 81,06 126,1 103,58
- Lạc 27,2 22,6 20.79 83,08 91,9 87,49
- Đậu tương 523,3 335,9 1.052,5 64,1 313,3 188,7 - Rau các loại 13,798 17,501 11,372 126,8 64,49 95,64 Sản lượng (ngàn tấn)
- Thóc 57,15 52,59 53,22 92,02 101,1 96,56
- Màu 18,14 20,93 16,32 115,3 77,9 96,6
(Nguồn: Tính toán theo số liệu Phòng thống kê huyện Quốc Oai )
Trong thời gian qua huyện đã triển khai thực hiê ̣n các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những vừng chuyên canh cây ăn quả có
giá tri ̣ kinh tế cao như cam Canh, bưởi Diễn, nhãn ở vùng gò Đồi và vùng Bãi
ven sông Đáy. Tuy nhiên cây ăn quả chưa được quan tâm quy hoạch, đầu tư, kỹ
thuật sản xuất chưa đồng bô ̣ do vâ ̣y năng suất chưa cao. Tốc đô ̣ chuyển di ̣ch cơ cấu hình thành các vùng chuyên canh còn châ ̣m, diê ̣n tích mở rô ̣ng còn ít.
- Đối với ngành chăn nuôi
Nhìn chung ngành chăn nuôi của huyện phát triển ổn định qua các năm trong giai đoạn 2010-2013. Sự phát triển này đã giúp chuyển dịch cơ câu ssản xuất ngành nông nghiệp của huyện đi theo hướng tích cực là tằng dần tỷ trọng chăn nuôi và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt.
Nhìn bảng 3.3 cho thấy trong những năm vừa qua huyê ̣n đã chú trong phát triển ngành chăn nuôi để bù lại sự suy giảm của ngành trồng trọt do mất đất.
Bảng 3.3. Số đầu gia súc, gia cầm của huyện qua các năm 2011 - 2013 Diễn giải Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh 2012/
2011
2013/
2012
Bình quân 1. Số đầu gia súc (con) 89.017 95.444 93.759 107,2 98,2 102,7 - Trâu 1.976 1.612 1.517 94,17 94,1 94,13
- Bò 8.237 5.892 5.322 71,52 90,3 80,91
- Lợn 78.803 87.940 86.920 111,59 98,8 105,19 2. Sản lượng GC (tấn) 8.841 8.946 6.667 101,18 74,5 87,84
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Quốc Oai) Thế mạnh của nông nghiê ̣p Quốc Oai là chăn nuôi lợn, đă ̣c biê ̣t là lợn thịt hướng na ̣c, lợn nái ngoa ̣i đang phát triển, năm 2011 toàn huyện có 78.803 con, và tăng thành 86.920 con năm 2013, đạt tốc độ phát triển bình quân 110,3% giai đoạn 2011-2013. Tuy nhiên, đàn trâu và bò có xu hướng giảm do vấn đề ô nhiễm môi trường và khó khăn về xây dựng khu chăn nuôi tâ ̣p trung (không có mă ̣t bằng), đối với đàn trâu giảm từ 1.976 con năm 2011 xuống 1.517 con năm 2013 giảm 459 con, đàn bò giảm mạnh từ 8.237 con năm 2011 xuống còn 5.322 con năm 2013 ( giảm 2.916 con).
Việc đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư để hình thành những trang tra ̣i chăn nuôi tập trung chưa được giải quyết tốt do khó khăn về mă ̣t bằng trong quá trình đô thi ̣ hóa, các khu đất được quy hoa ̣ch xây dựng các trang tra ̣i chăn nuôi tâ ̣p trung bi ̣ thu hồi cho xây dựng các khu đô thi ̣ và công nghiê ̣p. Đây cũng là mô ̣t trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc đô ̣ phát triển ngành chăn nuôi ở huyê ̣n chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiê ̣m vu ̣ của ngành.
Đối với chăn nuôi gia cầm của huyện, hiện nay tỷ lệ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm, xu hướng chăn nuôi quy mô lớn đã hình thành. Nhiêu fhộ gai đình đã mạnh giạn đầu tư chăn nuôi theo mô hình công nghiệp với quy mô từ 1.000 đến 3.000 con/chuồng và tập trung chủ yếu ở những xã có diện tích đất rộng như Hoà thạch, Cấn hữu, Phú cát, Phú mãn và Sài sơn. Do vậy sản lượng gia cầm hàng năm cũng tương đối cao năm 2011 đạt 8.841 tấn, năm 2012 đạt 8.946 tấn tăng 105 tấn = 101,8%, đến năm 2013 do dịch bệnh bùng phát nhiều nơi bên cạnh đó giá thức ăn tăng cao, nhưng giá đầu ra cho các sản phẩm trứng, thịt thấp nên nhiều hộ chăn nuôi đã đóng chuồng do sợ thua lỗ. Vì vậy sản lượng gia cầm giảm từ 8.841 tấn năm 2012 xuống còn 6.667tấn năm 2013.
- Đối với ngành nuôi trồng thủy sản
Ngành thủy sản là ngành có tốc độ phát triển cao nhất trong toàn ngành nông lâm-thủy sản của huyện trong thời gian vừa qua, đạt diện tích bình quân 674,46 ha về mặt diện tích và 2,190 tấn về mặt sản lượng. Đối với huyện Quốc Oai các hộ nông dân chủ yếu tập trung vào nuôi cá trắm cở, trê lai, mè hoa, cá chép, rô phi đơn tính vv…, rất ít hộ nuôi các loại thuỷ sản khác như lươn, cua, ốc.
Bảng 3.4. Sản lượng thủy sản của huyện qua các năm 2011 - 2013 Diễn giải Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh Bình quân chung 2012/
2011
2013/
2012
1. Diện tích NTTS (ha) 639,05 698,19 686,14 109,2 98,2 674,46 2. Sản lượng TS (tấn) 2,000 2,320 2,230 117 95,2 2,190
- Cá 1,970 2,290 2,205 116,2 96,2 2,155
- Các loại khác 30 30 25 100 83,3 28
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Quốc Oai)
Diện tích nuôi trồng năm 2011 là 639,05ha tăng 698,19 ha năm 2012 đạt 109,2%, và năm 2013 đạt 686,14 ha diện tích nuôi trồng đạt 2,230 tấn sản lượng. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2012 đạt cao nhất trong giải đoạn này là do năm 2012 giá nguyên liệu đầu vào và giá trị đầu ra tương đối ổn định, ít sảy ra dịch bệnh nên nhiều hộ đã mở rộng quy mô để chăn nuôi. Sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản góp phần quan trọng làm cho tốc độ tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp huyện vẫn duy trì ở mức độ tăng trưởng khá, trong khi ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp bị ảnh hưởng lớn bởi đô thị hóa và mất đất sản xuất nông nghiệp.
Theo đó sản lượng cá cũng được tăng trưởng qua các năm nhưng năm 2012 vẫn đạt giá trị cao nhất đạt 2,290 tấn.
- Sản phẩm chính của các ngành nghề TTCN trong huyện
Sản xuất ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện Quốc Oai rất đa dạng, bao gồm ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới du nhập trong những năm trở lại đây khi nền chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Từ năm 2011 đến 2013 mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song ngành tiểu thủ công nghiệp của huyện vẫn có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, làm cơ sở hỗ trợ quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội chung của huyện Quốc Oai.
Qua bảng 3.5 cho thấy, những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện là nón lá, mây giang đan xuất khẩu, đậu phụ, quần áo len, gỗ xẻ vv…nhưng một số sản phẩm đem lại gía trị kinh tế cao và không phân biệt độ tuổi lao động là những nghề thủ công truyền thống như nghề làm nón lá được tập trung chủ yếu ở xã Thạch Thán và Ngọc Mỹ trước đây việc làm nón chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn vì thu nhập không đáng là bao và sản phẩm sản xuất ra chỉ tiêu thụ trong nước, nhưng 5 năm trở lại đây thì nghề này lại là thế
mạnh của 2 xã này, do sản phẩm làm ra không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang Trung quốc, lào và malaixia.
Bảng 3.5. Một số sản phẩm TTCN chính của huyện năm 2011-2013 Ngành sản xuất ĐVT Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
So sánh Bình quân chung 2012/
2011
2013/
2012
1. Nón lá Ng. chiếc 1,720 1,864 1,901 108,3 101,98 1,828
2. Đậu phụ Tấn 745 755 782 101,3 103,5 760
3. Gỗ xẻ m3 3,968 3,734 3,500 94,1 93,7 3,734
4. Gạch xây Tr viên 7,212 7,406 7,600 102 102,6 7,406 5. Quần áo len Ng. chiếc 16 15,6 15,9 97,5 101,9 15,8 6. Tấm lợp màu 1.000 m2 170 165 167 97,05 101,2 167,3 7. Giấy các loại tấn 4,650 4,653 4.671 100,06 100,3 4,658 8. MGĐ XK Ng. Chiếc 3.250 3.310 3.317 101,8 100,2 3,292
9. Miến dong Tấn 1,880 2,150 2,514 114,36 116,9 2,181
(Nguồn: Niên giám thông kê và phòng Tài chính Kế hoạch Sản phẩm Miến dong được sản xuất chủ yếu ở xã Tân hoà, có thể nói đây là một sản phẩm riêng có của huyện, hầu hết các hộ dân nơi đây đều có cơ sở sản xuất và lao động từ 14 tuổi trở lên đều biết làm nghề. Sản lượng trong những năm gần đây đạt cao từ 1.880 tấn năm 2011 lên 2,514 tấn năm 2013, sản lượng tăng cao liên tục qua các năm là do việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như xây lò sấy bánh tráng.
Bên cạnh đó UBND huyện đã xúc tiến việc xây dựng thương hiệu và cấp mã vạch cho sản phẩm, nên miến dong của địa phương đã vào được các hệ thống siêu thị, đồng thời xuất khẩu ra các nước như Liên xô, Trung quốc, Đài loan vv..
Có thể nói sản phẩm của TTCN rất đa dạng phong phú, phục vụ cho dân sinh và xuất khẩu, sản lượng sản xuất ra năm sao cao hơn năm trước, do những năm gần đây huyện đã xác định phát triển bền vững tiểu thủ công nghiệp trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ổn
định và xây dựng nông thôn mới, vì vậy huyện đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ về cơ chế, chính sách để các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển.