Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO THU NHẬP
3.1. Kinh tế hộ nông dân huyện Quốc Oai thời kỳ xây dựng nông thôn mới
3.1.3. Thu nhập và đời sống người dân huyện Quốc Oai thời kỳ xây dựng nông thôn mới
3.1.3.1. Thời kỳ sau đổi mới
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến nay (1986- 2000) tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Quốc Oai (GDP) tăng liên tục qua các năm GDP bình quân đầu người tăng đạt 5.000.000 VNĐ (1998). Cơ cấu kinh tế của huyện bước đầu có những chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thuỷ sản từ 63% (năm 1985) xuống còn 45%
(năm 2000), các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ từ 37% (năm 1985) tăng lên 55% (năm 2000). Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được hình thành và phát triển, kinh tế nhà nước được củng cố, tổ chức sắp xếp lại góp phần tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác (kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, cá thể) phát triển.
Thắng lợi nổi bật nhất sau đổi mới của huyện là sản xuất nông nghiệp có bước phát triển cao, đặc biệt là sản xuất lương thực phát triển nhanh và vững chắc. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân thời kỳ 1991-1995 tăng cao hơn hẳn thời kỳ 1986-1990. Lương thực tăng đã trở thành điều kiện quan trọng để phát triển các cây trồng khác (rau màu, cây ăn quả,…) và phát triển ngành chăn nuôi. Đàn lợn, bò, gia cầm tăng đều qua các năm: Thời kỳ 1991- 2000 có nhịp độ tăng trưởng cao nhất theo đánh giá của UBND huyện Quốc Oai đạt 86.920 con: Đàn lợn 33.102 con, đàn bò 1.213con, đàn gia cầm 52.605 con; thời kỳ 1996 - 2000 tuy có chậm lại song vẫn tăng bình quân năm đàn lợn 0,8%, đàn bò 2,6%, đàn gia cầm 8,2%. Thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân đầu người năm 1999 so với năm 1985 đạt 22,3 kg (tăng 84,3%).
Phong trào nuôi trồng (tôm, cá, thuỷ sản khác) được mở rộng, nhiều hộ gia đình đã đầu tư đào ao thả cá, nuôi ba ba, nuôi ếch, nuôi lươn, trê lai các loại, có hộ còn mạnh dạn nuôi cá Sấu.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã từng bước được nâng cao và mở rộng, từng bước phát triển đi lên, nhiều ngành nghề truyền thống, làng nghề được khôi phục.
Cùng với những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết và có nhiều chuyển biến rõ rệt: Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% năm 1986 xuống còn 9,5% năm 1999. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 16.120.000 đồng/ năm. Số người đi học năm 1998-1999 tăng lên nhiều so với năm học 1991-1992, bình quân hàng năm tăng 4,6%. Đến nay 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học 19/21 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Sự nghiệp y tế, văn hoá, thể dục thể thao, phong trào đền ơn đáp nghĩa đều có chuyển biến tốt phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn huyện.
3.1.3.2. Thời kỳ xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để thực hiện thành công Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Ðảng, nhà nước, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực.
Trong 03 năm qua, Thường trực huyện ủy – HĐND, UBND huyện Quốc Oai và các cấp ủy, chính quyền cơ sở cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiện Chương trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tạo nên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên.
Nông nghiệp, giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn diện;
năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi được nâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ.
Qua bảng 3.6 ta thấy, tổng thu nhập năm 2011 là 157.450 triệu đến năm 2013 là 181.023 triệu tăng 14,97% so với 2011. Năm 2013 thu nhập là
205.130 triệu đồng so với 2012 tăng 13,31%, so với 2010 tăng 30,2%. Như vậy thu nhập trong 3 năm liên tục tăng lên và tỷ trong vẫn nghiêng nhiều về ngành trồng trọt.
Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất trong kinh tế hộ nông dân của huyện qua 3 năm
Đơn vị tính: Tr.đồng Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Bình quân chung I. Hộ thuần nông
1.Tổng thu nhập 1,656,169 2,067,551 2,429,581 2,051,100 - Trồng trọt 1,034,443 1,276,506 1,524,164 1,278,371 - Chăn nuôi 621,726 791,045 905,417 772,729 2. Thu nhập bình quân/hộ 44,248 54,587 63,703 54,179 3. Thu nhập BQ/lao động 19,926 24,556 28,536 24,339 4. Thu nhập bình quân/khẩu 10,8 13,3 15,4 9,957 II. Hộ phi nông nghiệp
1.Tổng thu nhập 487,533 534,032 565,580 529,048
- TTCN 341,273 380,765 381,767 367,935
- TM-DV 146,260 153,267 183,814 161,114
2. Thu nhập bình quân/hộ 87,324 94,202 98,636 83,387 3. Thu nhập BQ/lao động 41,024 44,076 45,825 43,642 4. Thu nhập bình quân/khẩu 16,2 18,5 20,1 18.27
(Nguồn : Phòng thống kê Quốc Oai) Thu nhập bình quân trên 1 hộ năm 2011 là 8,34 triệu đồng, năm 2012 là 9,52 triệu đồng tăng 14,14% so với 2011. Năm 2013 là 10,81 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 13,55% và so với 2011 tăng 29,61%. Thu nhập bình quân trên 1 lao động năm 2011 là 3,54 triệu đồng, năm 2012 là 3,97 triệu đồng và năm 2013 là 4,39 triệu đồng tăng 10,57% so với 2012 và 24,01% so với 2011.
Thu nhập bình quân trên 1 nhân khẩu năm 2011 là 1,85 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên thành 2,37 triệu đồng bằng 12,85% so với 2012 và 28,1%
so với 2011. Kết quả này là sự cố gắng to lớn của chính quyền và nhân dân huyện Quốc Oai và là 1 phần nhờ công tác tích cực tổ chức thăm quan các mô hình phát triển kinh tế hộ, tập huấn chuyển tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, triển khai nhiều ô mẫu, các chương trình về trồng cây Cà chua, Dưa bao tử, Ngô lai, Đậu tương Đông, các cuộc hội thảo về giống mới đã góp phần tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Như vậy, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp trong cả nước; bộ máy chỉ đạo thực hiện từ huyện đến cơ sở được tổ chức thống nhất, đồng bộ. Việc thực hiện các cơ chế chính sách của Đảng, Nhà Nước và Thành phố Hà Nội khá đồng bộ và kịp thời. Nhận thức về Chương trình từ các cấp ủy, chính quyền đến người dân được nâng cao; công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên. Quyền và vai trò làm chủ của nhân dân được đề cao, vai trò lãnh đạo của Ðảng ở nông thôn được tăng cường, an ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững. Ðời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện.
3.1.3.3. Nâng cao đời sống của người dân trên trên địa bàn huyện
Mặc dù mấy năm gần đây nền kinh tế của nước ta gặp một số khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của các nước trong khu vực và thiên tai liên tiếp xảy ra, song lãnh đạo Huyện uỷ - HĐND và UBND huyện vẫn có những biện pháp tích cực và sự nỗ lực của các ngành, các cấp nên kinh tế trong huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng. Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình năm sau cao hơn năm trước, trừ những hộ ở vùng 3
thuộc những xã vùng bán sơn địa tỷ lệ diện tích đanh canh tác là đồi gò nên tỷ trọng theo mức thu nhập là thấp hơn cả so với 2 vùng cong lại.
Theo bảng 3.7 cho thấy, tỷ trọng số lượng hộ theo mức thu nhập theo vùng trên địa bàn huyện Quốc Oai 3 năm gần đây như sau:
Đối với vùng 1 là vùng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, cơ sở hạ tầng ở vùng này cũng tương đối tốt so với mặt chung của huyện. Kinh tế phát triển tương ứng với việc lao động có công ăn việc làm và thu nhập ổn định.
Bảng 3.7. Tỷ trọng số lượng hộ theo mức thu nhập theo vùng trên địa bàn huyện Quốc Oai
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Bình quân chung
Tổng số 100,0 100,0 100,0
1. Vùng 1 59,97 60,35 60,31 60,21
- Hộ khá 26,7 27,46 29,01 27,73
- Hộ Trung bình 64,5 64,76 64,46 64,57
- Hộ nghèo 8.8 7,78 6,53 7,70
2. Vùng 2 22,23 22,46 22,46 22,38
- Hộ khá 17,87 19,25 20,56 19,22
- Hộ Trung bình 72,13 72,22 72,39 72,24
- Hộ nghèo 10,0 8,53 7,15 8,56
2. Vùng 3 17,50 17,19 17,22 17,30
- Hộ khá 21,55 24,03 26,37 23,98
- Hộ Trung bình 68,32 67,03 66,73 67,36
- Hộ nghèo 10,13 8,94 6,90 8,66
(Nguồn: Tổng hợp tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2011 là 64,5%, năm 2012 chiếm 64,75% và năm 2013 Chiếm 64,46%, tỷ lệ hộ khá giàu đứng thứ hai có tỷ trọng lần lượt qua các năm là 26,7, 27,46 và 29,01% tiếp đó là hộ nghèo 8,8, 7,78 và 6,35%.
Đối với nhòm hộ trung bình thì tốc độ phát triển bình quân là 64,58%
hầu như tỷ trọng của nhóm hộ này không thay đổi theo các năm, nhưng với tỷ trọng hộ khá giàu và hộ nghèo thì có thay đổi, cứ tỷ trọng hộ nghèo được giảm xuống thì tỷ trọng hộ giàu lại được tăng lên, điều này là do huyện đã có những giải pháp để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân đặc biệt là đối với nhóm hộ nghèo đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ kiến thức về làm giàu, được học nghề miễn phí và được giới thiệu việc làm. Nên nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên hộ trung bình, hộ trung bình vươn lên thành hộ khá, giàu.