Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO THU NHẬP
3.5. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra nâng cao thu nhập trong phát triển kinh tế hộ nông dân của huyện Quốc Oai
3.5.1. Đánh giá chung
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách năm 2013, mặc dù gặp nhiều khó khăn song kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá toàn diện, nhiều chỉ tiêu tăng cao so với cung kỳ năm 2012; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 1,6% so với kế hoạch, sản xuất công nghiệp tăng 19,3% so với năm 2012, sản xuất lương thực tăng 0,9% so cùng kỳ.
Xây dựng cơ sở hạ tầng phát huy có hiệu quả nội lực, thu hút nguồn đầu tư để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, thu ngân sách vượt kế hoạch, công tác quản lý đất đai, môi trường, tài nguyên khoáng sản có chuyển biến.
Cải cách thủ tục hành chính, hoạt động của bộ phận “Một cửa” ở huyện từng bước có hiệu quả đã tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đến giải quyết công việc.
Từ khảo sát thực tế và phân tích thực trạng của 150 hộ, ở 3 xã thuộc các tiểu vùng có những nét đặc trưng riêng, có thể rút ra những nhận xét sau:
1. Các chủ nông hộ có nhiều nhận thức khác nhau, từ đó có sự khác nhau về cách thức sản xuất, kinh doanh, nên hiệu quả phát triển kinh tế tăng thu nhập cũng rất khác nhau.
2. Kinh tế nông hộ ở Quốc Oai đã không ngừng phát triển trên cơ sở kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
Nhiều hộ nông dân đã tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiên tiến và không hướng tăng nhanh. Qua số liệu điều tra cho thấy mức thu nhập chênh lệch giữa các vùng đang gặp nhiều khó khăn, nhưng các hộ đã không ngừng vươn lên làm giầu.
3. Các hộ nông dân đã có xu hướng sử dụng các yếu tố sản xuất ngày càng hợp lý hơn và đã mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu.
- Về sử dụng đất đai: Đất ngày càng được tích tụ tập trung hơn, các nông hộ đang dần đi vào tổ chức, sử dụng đất hợp lý hơn làm cho cây lương nông sản hàng hoá tăng lên.
- Về sử dụng lao động: Các hộ nông dân đã lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với số lượng và chất lượng lao động hơn, từng bước áp dụng lao động kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Về sử dụng vốn: Vốn được các nông hộ sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn họ sử dụng đúng mục đích, đầu tư vào những sản phẩm có lợi về mặt kinh tế, nguồn vốn huy động ngày càng phong phú hơn.
4. Một số hộ đã mạnh dạn lựa chọn phương hướng sản xuất chính phù hợp với các vùng chuyên canh theo quy hoạch, góp phần định hình các vùng sản xuất chuyên môn hoá. Qua điều tra có thể thấy loại hình chuyên môn hoá vật nuôi cây trồng chiếm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tương đối cao trong tổng giá trị sản xuất của các nông hộ.
5. Kinh tế hộ nông dân phát triển, nhất là một số hộ đã hướng theo hình thức sản xuất kinh tế trang trại gia đình, góp phần giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm và bảo vệ môi trường sinh thái của vùng.
6. Các hộ nông dân rất thiếu kiến thức về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, bằng chứng là 100% các hộ nông dân và 85% cán bộ được phỏng vần đều trả lời không biết những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển sản xuất của hộ nông dân.
3.5.2. Những vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết
Bên cạnh những thành tựu về nâng cao thu nhập cho nông hộ như đã nêu trên, ở địa bàn huyện Quốc Oai do một số các nguyên nhân mà vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết là:
1. Sự phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng cần được khai thác.
2. Để phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ, trước hết người chủ phải dựa vào vốn tự có là chủ yếu, do vậy nhiều hộ có ý thức phát triển kinh tế nhưng không có đủ điều kiện, nếu đáp ứng được nguồn vốn vay hoặc sự hỗ trợ từ các dự án thì chắc chắn kinh tế nông hộ của vùng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và thu nhập của hỗ sẽ được nâng cao hơn.
3. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư xây dựng thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng vẫn còn yếu và thiếu, đáng chú ý ở đây hệ thống thuỷ lợi nội đồng ở vùng bán sơn địa còn chưa được chú trọng, chính vì vậy đã ảnh hưởng tới sản xuất của hộ.
4. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cần quan tâm đến các nội dung như:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;
- Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;
- Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.