Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 88 - 94)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO THU NHẬP

3.2. Thực trạng sản xuất và thu nhập của hộ nông dân điều tra

3.2.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

3.2.1.1 Tình hình chủ hộ nông dân của các nhóm hộ điều tra

Từ tài liệu điều tra chọn mẫu của 150 hộ đại diện cho 3 nhóm hộ theo hướng sản xuất gồm hộ thuần nông, hộ kiêm ngành nghề, hộ kiêm dịch vụ thương mại theo 3 vùng sinh thái trong huyện được tập hợp qua bảng 3.8 cho thấy, trong kinh tế hộ thì chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanh của hộ.

Số liệu điều tra cho thấy tình hình cơ bản về chủ hộ nông dân giữa các xã là rất khác nhau. Về tình hình chủ hộ nông dân điều tra, trong tổng số 150 hộ điều tra có 78% chủ hộ nông dân là nam giới và 22% là nữ giới .

Xét về chất lượng lao động, trong 150 hộ điều tra, chủ hộ có trình độ văn hoá lớp 1-5 là 34 người, lớp 6-9 là 66 người và lớp 10-12 là 50 người.

Như vậy các chủ hộ đa phần là có trình độ từ lớp 6-9.

Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người càng cao và ngược lại. Đối với nhóm hộ thuộc vùng 1 thì

số hộ thuộc nhóm 1 là những hộ khá, giàu có số hộ cao nhất là 21 hộ chiếm 42% , tiếp đó là vùng 2 có 17 hộ chiếm 38,9% đứng thứ hai, trong khi ở vùng 3 chỉ có 9 hộ chiếm 19,1% .

Bảng 3.8. Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2013

Chỉ tiêu

Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Bình quân chung SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%) TS hộ điều tra 50 100,0 50 100,0 50 100,0 150 100,0 1. Giới tính của chủ hộ

- Nam 41 82,0 40 80,0 36 72,0 117 78,0

- Nữ 9 18,0 10 20,0 14 28,0 33 22,0

2. Theo trình độ văn hóa

- Lớp 1-5 6 12,0 9 18,0 19 38,0 34 22,0

- Lớp 6-9 17 34,0 23 46,0 26 52,0 66 44,0 - Lớp 10-12 27 54,0 18 36,0 5 10,0 50 33,0 3. Theo chuyên môn

- Chưa có CM 39 78,0 42 84,0 48 96,0 129 86,0

- Sơ cấp 2 4,0 4 8,0 - - 6 4,0

- Trung cấp 7 14,0 3 6,0 2 4,0 12 8,0

- Đại học 2 4,0 1 2,0 - - 3 2,0

2. Theo thu nhập

- Nhóm 1 21 42,0 17 34,0 9 18,0 47 31,3

- Nhóm 2 24 48,0 27 54,0 31 62,0 82 54,6

- Nhóm 3 5 10,0 6 12,0 10 20,0 21 14,1

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

Mức thu nhập của nhóm 2 là nhóm hộ trung bình ở vùng 3 là cao nhất 31 hộ chiếm 62,0%, tiếp đó là vùng 227 hộ chiếm 54,0% và thấp nhất là vùng 1 24 hộ chiếm 48,0%.

Mức thu nhập của nhóm 3 là những hộ nghèo. Do có trình độ văn hoá và kiến thức trong trồng trọt và chăn nuôi cùng với khả năng tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên tỷ lệ hộ nghèo ở vùng 1 là thấp nhất chỉ có 5 hộ chiếm 10,0% trong khi ở vùng 3 là 10 hộ chiếm 20,0%. Người lao động càng có trình độ học vấn cao thì càng có xu hướng chuyển sang các nghề phi nông nghiệp nhiều hơn. Trong khi đối với người lao động có trình độ học vấn từ lớp 1 – 5 thì chủ yếu là làm nông nghiệp và ít có cơ hội để chuyên sang làm nghề phi nông nghiệp. Như vậy, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của các chủ hộ là rất quan trọng, nó quyết định đến kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ gia đình.

3.2.1.2. Tình hình về các nguồn lực của các nhóm hộ điều tra - Nguồn lực đất đai của các nhóm hộ điều tra

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Để phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trước hết phải dựa vào đất, nhất là những nơi tiềm năng để mở rộng đất đai còn nhiều. Vì vậy, khi phân tích cần dựa vào tiêu thức phân tổ theo loại đất sử dụng, mức thu nhập và quy mô diện tích đất của vùng nghiên cứu.

Qua bảng số liệu cho thấy, nếu phân theo loại đất sử dụng thì đất nông nghiệp chung cho cả 3 nhóm chiếm 77,83%. Trong đó, những hộ có thu nhập nhóm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (82,75%), thấp nhất là các hộ có thu nhập thuộc nhóm 3 (80,35%). Về đất ở và đât svườn thì nhóm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 19,15% tiếp đó là nhóm 1 chiếm 22,17% và nhóm 2 là 17,25%, như vậy diện tích đất được phân bố tương đối đồng đều giữa các nhóm hộ.

Bảng 3.9. Thực trạng cơ cấu đất đai của nông hộ điều tra năm 2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Bình quân

chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Tổng đất đai 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Theo loại đất sử dụng

- Đất SX nông nghiệp 81,36 81,98 82,75 80,85

- Đất ở và làm vườn 18,14 18,02 17,25 19,15

2. Theo quy mô DT

- Dưới 0,5 ha 15,55 0 12,46 34,19

- Từ 0,5- dưới 1 ha 26,14 7,12 28,11 43,15

- Từ 1- dưới 2 ha 28,84 29,46 39,13 17,95

- Từ 2 ha trở lên 29,47 63,42 20,3 4,71 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra) Về quy mô diện tích đất của hộ nông dân điều tra, các hộ có thu nhập thuộc nhóm 1 quy mô đất chủ yếu là từ 2ha trở lên chiếm 63,42%, quy mô đất từ 1-2ha chiếm 29,467%, các hộ có thu nhập nhóm 2 quy mô đất đai chủ yếu từ 1- 2ha chiếm 39,13 %, từ 0,5-1ha chiếm 28,11%, các hộ thu nhập nhóm 3 quy mô diện tích đất chủ yếu từ 0,5-1ha chiếm 43,15% và dưới 0,5 ha chiếm 34,9%.

- Nguồn lực lao động của các nhóm hộ điều tra

Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu điều tra năm 2013 Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Bình

quân chung

Tổng số hộ điều tra 47 82 21 150

- Bình quân số khẩu/hộ 4,34 4,1 4,5 4,4

- Bình quân lao động/hộ 2,31 2,17 2,1 2,19

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra) Qua bảng số liệu 3.10 cho thấy, chỉ tiêu bình quân khẩu/hộ cao nhất ở nhóm hộ có thu nhập nhóm 3 (4,5 người), thấp nhất ở nhóm hộ có thu nhập

nhóm 2 (4,1 người). Bình quân lao động/hộ cao nhất là nhóm 1 (2,31 người) và thấp nhất ở hộ thu nhập nhóm 3 (2,1 người).

Cơ cấu lao động trong độ tuổi

Về quy mô lao động, số lượng lao động qua 150 hộ điều tra cho thấy, có 94 hộ có từ 1-2 lao động chiếm 62,2%, 52 hộ có từ 3-4 lao động chiếm 31,33% và 4 hộ có từ 5 lao động trở lên chiếm 2,5% .

Bảng 3.11. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2013 ĐVT: %

Chỉ tiêu Quy mô lao động

Tổng số 1-2 LĐ 3-4 LĐ 5 trở lên

Tổng số hộ 62,2 35,3 2,5 100,0

1. Theo vùng điều tra

- Vùng 1 55,1 44,9 - 100,0

- Vùng 2 67,3 30,7 2,0 100,0

- Vùng 3 63,5 35,1 6,0 100,0

2. Theo thu nhập

- Nhóm 1 14,9 85,1 - 100,0

- Nhóm 2 34,9 64,0 1,1 100,0

- Nhóm 3 90,7 5,8 3,5 100,0

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra) Phân tích quy mô lao động theo các vùng cho thấy, tất cả đều có quy mô lao động chủ yếu từ 1-2 lao động (vùng 1 là 55,1%, vùng 2 là 67,3% và vùng 3 là 63,5%). Quy mô 3-4 lao động của các vùng, thì vùng 2 là 35,1%

cao hơn vùng 3 là 4,9% thấp hơn vùng 1 là 6,1%, Lao động từ 5 người trở lên chỉ chiếm 2,5% ở vùng 3 là 3 hộ chiếm 6,0% và vùng 2 là 1 hộ chiếm 2,0%.

Nếu căn cứ vào thu nhập thì hộ thu nhập nhóm 1 có quy mô lao động 3- 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 85,1%. Hộ có thu nhập nhóm 2 quy mô

3-4 lao động chiếm 64,0% và từ 1-2 lao động chiếm 34,9%, từ 5 lao động trở lên chiếm 1,1%.

Hộ thu nhập nhóm 3 có quy mô 1-2 lao động chiếm 90,7%, quy mô 3-4 lao động chỉ chiếm 5,8% và từ 5 lao động trở lên chiếm 3,5%. Qua đây có thể thấy rằng, quy mô lao động đối với hộ thu nhập nhóm 1 và 2 chủ yếu là 3-4 lao động. Còn những hộ thu nhập nhóm 3 chỉ chủ yếu từ 1-2 lao động. như vậy, quy mô lao động ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân.

Những hộ có quy mô lao động lớn có điều kiện phát triển hơn nên thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của hộ tốt hơn hộ có quy mô lao động thấp.

- Nguồn lực vốn của các nhóm hộ điều tra

Ngoài đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Trong sản xuất nông nghiệp vốn được biểu hiện bằng tiền của tư liệu sản xuất được sử dụng để sản xuất. Trong sự phát triển kinh tế như hiện nay thì nhu cầu về vốn để đảm bảo quá trình sản xuất nuôi sống gia đình họ là cần thiết.

Kết quả điều tra ở biểu 3.12 cho chúng ta thấy tình hình trang bị vốn của các hộ cho sản xuất kinh doanh của mình.

Mức vốn bình quân chung các hộ điều tra của 03 vùng là 24,466 triệu đồng, trong đó vốn đi vay chiếm 12,918 triệu đồng chiếm 52,79%, vốn tự có 9,773 triệu đồng chiếm 39,94% và vốn khác có thể là bố mẹ, bàn bè cho, giúp đỡ là 1,775 triệu đồng.

Xét theo vùng điều tra thì cao nhất vùng 1 là 32,539 triệu đồng/hộ, thấp nhất vùng 3 là 16,650 triệu đồng/hộ. Vùng 1 có số vốn tự có do tích lũy của gia đình cao nhất 12,456 triệu đồng, vùng 3 thấp nhất là 7,650 triệu đồng.

Điều này cho thấy các hộ nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động về vốn để sản xuất kinh doanh, do vậy để phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho hộ thì các hộ phải đi vay từ các cá nhân, ngân hàng và các nguồn vốn nằm trong chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Bảng 3.12. Vốn bình quân của nông hộ năm 2013

ĐVT: Tr.đ Chỉ tiêu Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 BQ chung Tổng nguồn vốn 32,539 24,210 16,650 24,466

1. Vốn tự có 12,456 9,213 7,650 9,773

2. Vốn vay 17,542 12,861 8,351 12,918

3. Vốn khác 2,541 2,136 650 1,775

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra) Tóm lại, mức vốn điều tra của các nông hộ khác nhau thì quy mô sản xuất khác nhau, thu nhập cũng khác nhau và quy mô vốn vay cũng như vốn tự có lớn và ngược lại. Chính vì vậy việc sử dụng vốn vay một cách hợp lý hiệu quả và duy trì được khả năng hoàn trả vốn vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)