Mục tiêu nâng cao thu nhập hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 113 - 116)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO THU NHẬP

3.6. Các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân – tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới bền vững ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

3.6.2. Mục tiêu nâng cao thu nhập hộ nông dân ở huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2020

* Mục tiêu chung:

- Về phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng tăng cường các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp và thủy sản; tích cực phòng chống dịch bệnh cây trồng vật nuôi và phòng chống lũ lụt, hạn hán, giảm nhẹ thiên tai.

- Tiếp tục thực hiện các Chương trình, Đề án thuộc lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn; tích cực mời gọi đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, ưu tiên các Đề án phát triển sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Về phát triển thương mại, dịch vụ: Tiếp tục thực hiện quy hoạch khu dân cư nông thôn để dần từng bước hình thành các cụm thương mại trong nông thôn. Xây dựng và phát triển hệ thống chợ nông thôn, trong đó chú trọng đầu tư cho những chợ có doanh thu cao. Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại dịch vụ, đơn giản

thủ tục trong việc cấp giấy đăng ký kinh doanh, thuê đất, vay vốn. Từng bước xây dựng và cải tạo nâng cấp các cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ như:

- Về phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục thực hiện đề án phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn, tập trung phát triển các ngành nghề có tiềm lực và thế mạnh của huyện. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp xúc tiến xây dựng thương hiệu, nhãn mác sản phẩm. Tuyên truyền quảng bá uy tín, chất lượng sản phẩm, triển khai thực hiện tốt các dự án khuyến công.

- Về đầu tư xây dựng cơ bản: Đầu tư xây dựng các công trình thuộc các chương trình mục tiêu như: Xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, cải tạo nâng cấp một số công trình giao thông, thủy lợi, đường điện theo 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

- Về tài nguyên – môi trường: Cần làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, các thủ tục về thu hồi đất, cho thuê cấp đất, cấp quyền sử dụng đất; phân kỳ để tập trung giải quyết các tồn tại về đất đai, rà soát lại các quy hoạch để hiệu chỉnh cho hợp lý, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khoáng sản và việc khai thác chế biến khoáng sản, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường.

- Về giáo dục đào tạo: Thực hiện tốt nề nếp, kỷ cương dạy và học và thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với 4 nội dung của Bộ GD&ĐT, tăng cường xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt trong các nhà trường, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, tư cách người học sinh. Chú trọng công tác dạy nghề, liên doanh, liên kết đa dạng hóa cá loại hình đào tạo ngành nghề và mở rộng các làng nghề ở nông thôn.

- Về văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh, truyền hình: Duy trì tốt việc xây dựng gia đình, làng bản, cơ quan văn hóa. Nâng cao chất lượng hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa”, triển khai đẩy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của các cấp, các ngành và địa phương tới nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động phong trào văn hóa, thể dục thể thao quần chúng ở các xã, các thôn bản và các ngành.

- Về y tế và chăn sóc sức khỏe nhân dân: Tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và y đức cho đội ngũ cán bộ y, bác sĩ các trạm xá và y tế thôn bản. Chủ động trong các tác phòng chống dịch bênh cho nhân dân.

- Về dân số, việc làm, xóa đói giảm nghèo: Tích cực thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, nâng cao hiệu quả tư vấn, phân nhóm để tuyên truyền trong lĩnh vực dân số gia đình và trẻ em. Phát triển thị trường lao động, xuất khẩu lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện tốt các tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động, từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng dân cư.

* Mục tiêu cụ thể:

+ Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8 - 12%.

+ Ngành dịch vụ tăng 13-15%.

+ Ngành nông nghiệp tăng 2,5 - 3%.

- Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân từ 21 - 22%/năm.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng trên 33%/năm.

- Giá trị sản xuất toàn ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ 3,5 - 4%/năm.

- Về cơ cấu kinh tế đến năm 2020:

+ Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 40%.

+ Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 51,2%.

+ Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 8,8%.

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 33.400.000 đồng/người/năm.

- Giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bậc trung học. Đạt tỷ lệ huy động 100% trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ vào năm 2015.

- Giải quyết việc làm cho trên 25.000 lao động; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm đạt trên 65%.

- Phấn đấu hàng năm giảm 30% số hộ nghèo có trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới bền vững trên địa bàn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)