KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán tài chính phần 2 cđ kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 25 - 29)

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

7.5. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất (bán thành phẩm). Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế toán. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành thích hợp.

123 7.5.2. Các phương pháp tính giá thành

a. Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục (điện, nước, than, ...)

Giá thành sản phẩm hoàn thành được tính riêng theo từng khoản mục chi phí sau đó tổng cộng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Z = Dđk + C – Dck

Z Zđv =

Q

Trong đó Z : Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Zđv : Giá thành đơn vị

Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ b. Phương pháp hệ số

Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu, một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chi phí sản xuất không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Kế toán phải quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc (căn cứ vào hệ số quy đổi) để xác định giá thành sản phẩm gốc từ đó xác định giá thành từng loại sản phẩm theo công thức sau:

Qo = ∑Qi x Hi

Z Dđk + C - Dck

Zđv = Qo

=

Qo Ziđv = Zođv x Hi

Zi = Ziđv x Qi

Trong đó: Qo: Tổng số sản phẩm gốc quy đổi Qi : Số lượng sản phẩm loại i Hi : Hệ số quy đổi sản phẩm i

Zođv : Giá thành đơn vị sản phẩm gốc Ziđv : Giá thành đơn vị sản phẩm i Zi : Tổng giá thành sản phẩm i

124

Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất, trong cùng một quy trình công nghệ thu được

hai loại sản phẩm A, B. Tình hình sản xuất trong tháng 3/ N như sau:

ĐVT: 1000đồng

Khoản mục chi phí Dđk C Dck

Chi phí NVL trực tiếp 15.000 175.000 17.300

Chi phí NC trực tiếp 12.000 140.000 13.500

Chi phí sản xuất chung 3.200 38.000 4.100

Cộng 30.200 353.000 34.900

Cuối tháng, sản xuất hoàn thành nhập kho 1.200 sản phẩm A và 1.000 sản phẩm B ( hệ số quy đổi sản phẩm A= 1, sản phẩm B = 0,8 )

Giá thành sản phẩm hoàn thành xác định được như sau:

Tổng số sản phẩm gốc quy đổi: Qo = 1.200 + 1.000 x 0,8 = 2.000 sp Bảng 7-1. Bảng tính giá thành sản phẩm gốc

Số lượng 2.000

ĐVT: 1000 đồng

Khoản mục chi phí Dđk C Dck Zo Zođv

- Chi phí NVL trực tiếp 15.000 175.000 17.300 172.700 86,35 - Chi phí NC trực tiếp 12.000 140.000 13.500 138.500 69,25

- Chi phí sản xuất chung 3.200 38.000 4.100 7.100 18,55

Cộng 30.200 353.000 34.900 348.300 174,15

Bảng 7-2. Bảng tính giá thành sản phẩm từng loại

ĐVT: 1.000 đồng Sản phẩm A

(1.200sp)

Sản phẩm B (1.000sp) Khoản mục chi phí Zođv

ZAđv ZA ZBđv ZB

Chi phí NVL trực tiếp 86,35 86,35 103.620 69,08 69.080

Chi phí NC trực tiếp 69,25 69,25 83.100 55,40 55.400

Chi phí sản xuất chung 18,55 18,55 22.260 14,84 14.840

Cộng 174,15 174,15 208.980 139,32 139.320

c. Phương pháp loại trừ chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp:

- Trong cùng một quy trình sản xuất đồng thời thu được sản phẩm chính và sản phẩm phụ (doanh nghiệp chế biến mía đường, dầu khí...)

- Trong cùng một quy trình sản xuất, kết quả thu được là cả sản phẩm đủ tiêu chuẩn quy định và sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

125

- Đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ phục vụ lẫn nhau.

Để xác định được giá thành sản phẩm, kế toán cần loại trừ giá trị sản phẩm phụ, sản phẩm hỏng, hoặc giá trị sản phẩm phụ phục vụ lẫn nhau.

Z = Dđk + C – Dck – Clt

Trong đó: Clt: chi phí cần loại trừ

Đối với sản phẩm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch

Đối với sản phẩm hỏng tính theo giá thành thực tế như giá thành sản phẩm đạt yêu cầu Đối với sản phẩm sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc tính theo chi phí ban đầu.

Ví dụ: Một DN sản xuất sản phẩm A, trong tháng 2/ N có tình hình sau:

ĐVT: 1000đồng Khoản mục chi phí Giá trị SP dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất PS trong kỳ

Chi phí NVL trực tiếp 26.500 113.500

Chi phí NC trực tiếp 2450 16.550

Chi phí sản xuất chung 4960 37.220

Cộng 33.910 167.270

Cuối tháng, sản xuất hoàn thành 350 sản phẩm trong đó có 345 sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhập kho còn lại 5 sản phẩm hỏng không sửa chữa được và còn dở dang 50 sản phẩm, mức độ hoàn thành 60%.

Yêu cầu : Xác định giá thành sản phẩm A hoàn thành nhập kho.

Giải

- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng

26.500 + 113.500 Chi phí NVL trực tiếp

nằm trong SP DD =

350 + 50

x 50 = 17.500

4.960 + 37.220 Chi phí SXC trực tiếp

nằm trong SP DD =

350 + 30

x 30 = 1.750 - Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm hỏng:

26.500 + 113.500 Chi phí NVL trực tiếp

nằm trong SP hỏng =

350 + 50

x 5 = 1.750 2.450 + 16.550

Chi phí NC trực tiếp nằm trong SP DD =

350 + 30

x 30 = 1.500

Chi phí NC trực tiếp =

2.450 + 16.550

x 5 = 250

350 + 30

126

4.960 + 37.220 Chi phí SXC

nằm trong SP hỏng =

350 + 30

x 5 = 555

Bảng 7-3. Bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành Số lượng : 345 sản phẩm

ĐVT: 1.000 đồng

Khoản mục chi phí Dđk C Dck Clt Z Zđv

Chi phí NVL trực tiếp 26.500 113.500 17.500 1.750 120.750 350 Chi phí NC trực tiếp 2.450 16.550 1.500 250 17.250 50

Chi phí SXC 4.960 37.220 3.330 555 38.295 111

Cộng 33.910 167.270 22.330 2.555 176.295 511

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán tài chính phần 2 cđ kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)