KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ
9.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ
9.2.4. Kế toán các khoản thanh toán với Nhà nước
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản khác cho Nhà nước theo quy định.
Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản với ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí...kế toán sử dụng tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ:
+ Các khoản đã nộp ngân sách Nhà nước
+ Các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt + Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp ngân sách Bên Có:
+ Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước + Các khoản trợ cấp trợ giá đã nhận
Dư Có: Các khoản còn phải nộp ngân sách Nhà nước.
Dư Nợ (nếu có): Số nộp thừa cho ngân sách nhà nước hoặc các khoản trợ cấp trợ giá được nhà nước duyệt nhưng chưa nhận.
Tài khoản 333 được chi tiết thành các tiểu khoản cấp 2, cấp 3 tương ứng với từng loại thuế theo luật thuế hiện hành.
Tài khoản 3331 - Thuế GTGT
33311 - Thuế GTGT đầu ra
33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt Tài khoản 3333 - thuế xuất nhập khẩu
Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Tài khoản 3336 - Thuế tài nguyên
Tài khoản 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất Tài khoản 3338 - Các loại thuế khác
Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
b. Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước
* Theo phương pháp khấu trừ thuế
(1). Số thuế giá trị gia tăng phải nộp khi tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm.
Nợ TK 111, 112, 131... tổng giá thanh toán Có TK 333 (33311): thuế GTGT phải nộp Có TK 511, 512: doanh thu bán hàng
164
(2). Trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại Nợ TK 531, 532, 521... Số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (làm giảm doanh thu)
Nợ TK 333(33311): ghi giảm thuế GTGTphải nộp
Có TK 111,112, 131: tổng số giảm giá, chiết khấu thương mại (3).Trường hợp phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính và hoạt động khác:
Nợ TK 111, 112, 131... tổng giá thanh toán Có TK 333(33311): thuế GTGTphải nộp Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 : thu nhập hoạt động khác
(4). Đối với trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, số thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 333 (33312 ): thuế giá trị gia tăng phải nộp
(5). Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ vào thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp.
Nợ TK 333(33311): ghi giảm thuế GTGT phải nộp
Có TK 133: kết chuyển số thuế GTGT được khấư trừ (6). Khi nộp thuế giá trị gia tăng phải nộp:
Nợ TK 333 (33311): thuế GTGT đầu ra đã nộp Có TK 111, 112, 331...
(7). Trường hợp được giảm thuế:
Nợ TK 333(33311): Trừ vào số phải nộp Nợ TK 111,112... : Số được giảm đã nhận
Có TK 711: Số thuế GTGT được giảm trừ
* Theo phương pháp trực tiếp
(1). Khi tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT + Phản ánh doanh thu
Nợ TK 131, 111, 112: tổng giá thanh toán Có TK 511, 512: doanh thu bán hàng + Phản ánh thuế GTGT phải nộp
Nợ TK 511,512 : giảm doanh thu
Có TK 333(33311): thuế GTGT phải nộp (2). Khi nộp thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước
Nợ TK 333 (33311) : thuế GTGT đầu ra đã nộp Có TK 111, 112, 331...
(3). Trường hợp được giảm thuế:
165
Nợ TK 333(33311): trừ vào số phải nộp Nợ TK 111,112...: Số được giảm đã nhận
Có TK 711: Số thuế GTGT được giảm trừ c. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt
(1). Khi bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Phản ánh doanh thu tiêu thụ (gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt).
Nợ TK 111, 112, 131... tổng giá thanh toán Có TK 333(33311) : thuế GTGT phải nộp Có TK 511, 512 : doanh thu bán hàng + Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Nợ TK 511, 512: ghi giảm doanh thu bán hàng Có TK 333 ( 3332): thuế TTĐB phải nộp
Ví dụ: Xuất kho một số sản phẩm A ( thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB 25%) bán trực tiếp cho khách hàng, giá bán chưa thuế GTGT 300.000.000 đồng, thuế GTGT 10%.
Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt. Thuế TTĐB phải nộp 60.000.000 đồng. Giá vốn của số sản phẩm trên là 210.000.000 đồng.
Kế toán phản ánh như sau (đvt: 1000 đồng) :
BT1: Nợ TK 632 210.000 Có TK 155(A) 210.000 BT2: Nợ TK 111 330.000
Có TK 511 300.000 Có TK 333(33311) 30.000 BT3: Nợ TK 511 60.000
Có TK 333(3332) 60.000
(3). Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
Nợ TK 151, 152, 156, 211...
Có TK 333 ( 3332): thuế TTĐB phải nộp (4). Khi nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách:
Nợ TK 333 ( 3332): Số thuế TTĐB đã nộp Có TK 111, 112, 331...
(5). Đối với hàng tạm nhập tái xuất đã nộp thuế TTĐB hoặc số thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số thực phải nộp, kế toán phản ánh số thuế TTĐB được hoàn lại:
Nợ TK 111, 112, ... số tiền thuế nhận lại Nợ TK 333(3332): trừ vào số phải nộp
Có TK 632: nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng xuất Có TK 711: nếu đã kết chuyển giá vốn hàng xuất
166
(6). Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, dịch hoạ được xét giảm, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt thì số được miễn giảm sẽ được trừ vào số phải nộp kỳ tới:
Nợ TK 333 ( 3332): giảm thuế TTĐB phải nộp
Có TK 511: nếu được miễn, giảm trong cùng niên độ Có TK 711 : nếu được miễn, giảm vào niên độ kế toán sau.
d. Kế toán thuế xuất, nhập khẩu
(1). Khi xuất khẩu hàng hoá, ngoài bút toán phản ánh giá vốn và doanh thu, kế toán phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511: giảm doanh thu hàng xuất khẩu
Có TK 333(3333): số thuế xuất khẩu phải nộp
Ví dụ: Xuất khẩu một lô hàng X, giá vốn 400.000.000đồng. Giá xuất khẩu ( giá FOB) 35.000USD, được khách hàng thanh toán ngay bằng chuyển khoản. Thuế xuất khẩu phải nộp theo mức thuế suất 3%. Tỷ giá ngoại tệ thực tế trong ngày 15.500đ/USD.
Nghiệp vụ trên được kế toán phản ánh như sau (đvt : 1000 đồng) BT1: Nợ TK 632 400.000
Có TK 156(1561-X) 400.000 BT2: Nợ TK 112(1122) 542.500
Có TK 511 542.500 Đồng thời ghi Nợ TK 007 : 35.000USD
BT3: Nợ TK 511 16.275 Có TK 333(3333) 16.275
(2). Khi nhập khẩu hàng hoá, ngoài bút toán phản ánh giá mua, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 151, 152, 153,211: ghi tăng giá thực tế hàng nhập khẩu Có TK 333 ( 3333): thuế nhập khẩu phải nộp
Ví dụ : Nhập khẩu một thiết bị sản xuất, giá CIF 12.000USD đã thanh toán bằng chuyển khoản, thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT 5%. Tỷ giá ngoại tệ thực tế trong ngày 15.200đ/USD.
Kế toán phản ánh nghiệp vụ trên như sau (đvt 1000 đồng) : BT1: Nợ TK 211 182.400
Có TK 112 (1122) 182.400 Đồng thời ghi Có TK 007 : 12.000USD
BT2: Nợ TK 211 54.720
Có TK 333(3333) 54.720 BT3: Nợ TK 133 11.856
Có TK 333(33312) 11.856 (3). Khi nộp thuế xuất, nhập khẩu:
167
Nợ TK 333 ( 3333) : số thuế xuất, nhập khẩu đã nộp Có TK 111, 112, 331...
(4). Trường hợp số thuế xuất khẩu đã nộp được hoàn lại do không xuất khẩu nữa hoặc thực tế xuất khẩu ít hơn số kê khai.
Nợ TK 333 ( 3333) : trừ vào số phải nộp kỳ sau Nợ TK 111, 112: được hoàn lại bằng tiền
Có TK 511: tăng doanh thu tương ứng
(5). Trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu hoặc số thực phải nộp nhỏ hơn số đã kê khai.
Nợ TK 333 ( 3333): trừ vào số phải nộp kỳ sau Nợ TK 111, 112: được hoàn lại bằng tiền
Có TK 151, 152, 156... ghi giảm giá thực tế vật tư
(6). Trường hợp hàng tạm nhập tái xuất (khi xuất không phải nộp thuế xuất khẩu), số thuế nhập khẩu đã nộp được hoàn lại:
Nợ TK 333 ( 3333): trừ vào số thuế xuất khẩu phải nộp kỳ sau Nợ TK 111, 112: được hoàn lại bằng tiền
Có TK 632: nếu chưa kết chuyển giá vốn hàng xuất Có TK 711: nếu đã kết chuyển giá vốn hàng xuất (7). Trường hợp hàng tạm xuất tái nhập (xuất khẩu thuê gia công):
+ Khi xuất khẩu thuê gia công:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất
Có TK 152,153,156: trị giá hàng xuất Có TK 333( 3333): thuế xuất khẩu phải nộp Có TK 111,112: chi phí thuê gia công
+ Khi tái nhập khẩu, số thuế xuất khẩu được hoàn lại tương ứng với số hàng tái nhập, kế toán ghi:
Nợ TK 333 ( 3333): trừ vào số thuế nhập khẩu phải nộp kỳ sau Nợ TK 111, 112: được hoàn lại bằng tiền
Có TK 632: nếu hàng hoá gia công đã xuất bán
Có TK 155,156,... nếu hàng hoá gia công chưa xuất bán e. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
(1). Khi tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả hàng quý : Nợ TK 821: tăng chi phí thuế TNDN
Có TK 333 ( 3334): ghi tăng thuế TNDN phải nộp (2). Khi tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Nợ TK 333 ( 3334): ghi giảm thuế phải nộp ngân sách Có TK 111, 112, 331
(3). Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế TNDN thực tế phải nộp:
168
+ Nếu số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực thực tế:
Nợ TK 333(3334): ghi giảm thuế phải nộp ngân sách Có TK 821: ghi giảm chi phí thuế TNDN + Nếu số tạm nộp nhỏ hơn số phải nộp thực thực tế:
Nợ TK 821: ghi tăng chi phí thuế TNDN