M ối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình tự học của sinh viên

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên khoa lý trong quá trình giảng dạy môn điện đại cương (Trang 24 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN VÀ

1.2. Nh ững cơ sở lý luận về hoạt động tự học và tổ chức hoạt động tự học của sinh viên . 18 1.Khái ni ệm và đặc điểm hoạt động tự học của sinh viên

1.2.6. Ho ạt động tự học của sinh viên trong trường đại học

1.2.6.1. M ối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình tự học của sinh viên

Quá trình dạy học ở đại học bao gồm hai hoạt động thông nhất biện chứng với nhau: hoạt động dạy và hoạt động học. Hoạt động dạy của người thầy giáo nhằm lãnh đạo, tổ chức, điều khiển quá trình nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và nghiên cứu khoa học của người học trong các lĩnh vực khoa học. Hoạt động của người học là sự tự giác , tích cực huy động mọi chức năng tâm lý từ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy đến tình cảm, ý chí hành động nhằm

25

chiếm lĩnh tri thức. Hoạt động học tập của sinh viên đại học có nhiều nét khác với học sinh phổ thông. Sinh viên tự giác nắm vững những tri thức khoa học liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình, đồng thời, họ phải dần dần tham gia vào quá trình tự tìm ra chân lý mới trong lĩnh vực nghề nghiệp bằng cách tiến hành nghiên cứu khoa học thông qua các bài tập nghiên cứu như: các niên luận, các khóa luận, đề án tốt nghiệp... Trong quá trình nhận thức, sinh viên phải phản ánh được bản chất và những quy luật của thế giới khách quan vào ý thức của mình. Sự phản ánh đó mang tính khách quan về nội dung, đồng thời, sinh viên phải có cách thức phản ánh riêng của mình, có cách sắp xếp trình bày tri thức thu lượm được theo cách riêng của mình.

Đây là một điểm thể hiện tính độc lập sáng tạo riêng của mỗi cá nhân trong học tập. Như vậy, hoạt động học của sinh viên đại học là hoạt động thể hiện trình độ tư duy lý luận cao, thể hiện tính độc lập cao, thể hiện bản lĩnh cao trong việc đề ra và bảo vệ ý kiến của mình. Tuy nhiên hoạt động đó không tách rời khỏi vai trò tổ chức, điều khiển và định hướng của người thầy.

Chúng ta có thể nói rằng: Bản chất của quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự chỉ đạo của thầy giáo nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy nghề, dạy phương pháp và dạy lý tưởng nghề nghiệp [35]. Quá trình dạy học ở đại học thực chất là quá trình dạy - tự học, trong đó bao gồm hoạt động dạy của người thầy (ngoại lực) và hoạt động tự học của trò (nội lực).

Mối quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động tự học của trò là mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực [34].

Hoạt động tự học của trò là hoạt động tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh:

- Bản thân người học tự tìm hiểu vấn đề, tìm thập thông tin, xác định vấn đề, đưa ra các giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề thích hợp nhất. Sau đó, người học thử nghiệm các giải pháp đề ra, tự tìm ra kiến thức mới, cách giải quyết vấn đề mới và tạo ra những sản phẩm ban đầu có tính chất cá nhân của mỗi người học.

- Người học tự thể hiện các sản phẩm của mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự trình bày và bảo vệ ý kiến cá nhân của mình trước tập thể lớp và thầy cô. Qua đó tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội.

26

- Sau khi được thầy kết luận, người học căn cứ vào đó mà tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình rồi tự điều chỉnh, sửa sai để tạo ra sản phẩm khoa học.

Hoạt động dạy của thầy là hoạt động tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài, kết luận. Hoạt động tự học của trò nhằm biến những kho tàng tri thức của nhân loại thành học vấn riêng của người học.

- Người thầy đưa ra và hướng dẫn cho người học về các tình huống học tập, các vấn đề cần giải quyết, các nhiệm vụ cần phải thực hiện.

- Người thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình trong sự hợp tác với các học sinh khác trong quá trình tìm ra chân lý.

- Trong các quá trình trên người thầy là người trọng tài, cố vấn để khẳng định về mặt khoa học những kiến thức do người học tự chiếm lĩnh được.

Như vậy, trong quá trình dạy học ở đại học, hoạt động dạy của thầy có mối quan hệ biện chứng với hoạt động tự học của trò. Tác động dạy của thầy dù quan trọng đến mức “không thầy đố mày làm nên” nhưng vẫn là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho trò tự học, tự phát triển, hình thành năng lực tự học của trò và dù còn đang phát triển thì hoạt động tự học vẫn là nội lực quyết định cho sự phát triển của bản thân người học. Người học là chủ thể, đóng vai trò trung tâm tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân lý bằng hành động của chính mình.

Nhấn mạnh vai trò của người học không có nghĩa là hạ thấp vai trò cửa người thầy mà ở đây, người thầy là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức và điều khiển quá trình tự học của trò. Theo S.

Rasska [18] với sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học tập tự lực thì quyền lực của giáo viên không còn dựa trên sự thụ động của học sinh mà là dựa trên năng lực của giảo viên góp phần vào sự phát triển của học sinh thông qua sự tham gia tích cực của các học sinh.

Một giáo viên sáng tạo là một giáo viên biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh chóng trên con đường tự học.

Rõ ràng, chất lượng giáo dục đạt trình độ cao nhất khi tác động dạy của thầy (ngoại lực) cộng hưởng với năng lực của trò.

Sinh viên tự học dưới sự tổ chức điều khiển gián tiếp của giáo viên:

27

Như đã trình bày ở trên, trong quá trình dạy học, sinh viên và giáo viên luôn tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sinh viên không chỉ là đối tượng tác động của giáo viên mà còn là chủ thể tích cực, sáng tạo trong quá trình dạy học. Mọi tác động của giáo viên và của các nhân tố khác chỉ là ngoại lực, thúc đẩy sự vận động, phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng và trình độ học vấn của sinh viên. Sự vận động của sinh viên phải là sự tự vận động trong hoạt động tự học, sinh viên thật sự tích cực, tự giác hướng tới tự giáo dục, tự đào tạo bản thân. Họ tiến hành hoạt động tự học bằng hành động của chính mình. Mục tiêu cụ thể trong hoạt động tự học của sinh viên không phải là những khái niệm có sẵn có thể truyền đạt cho họ qua lời giảng của người thầy. Mục tiêu chính ở đây là khách thể chứa tri thức, chứa khái niệm mà bằng hoạt động của chính mình họ tác động vào khách thể đó qua việc thực hiện những nhiệm vụ học tập để làm bộc lộ những tri thức cần lĩnh hội, mặc dù chỉ là khám phá lại những tri thức khoa học đã được khám phá, Trong quá trình khám phá, lĩnh hội tri thức đó, sinh viên cũng hình thành và phát triển năng lực tự khám phá, tự chiếm lĩnh, tức là phát triển các kỹ năng tự học. Lý luận dạy học ở đại học coi hoạt động tự học của sinh viên là một hình thức tổ chức dạy học được sử dụng phối hợp, xen kẽ với các hình thức dạy học tích cực khác nhằm giúp sinh viên đạt tới trình độ tri thức nhất định, hoàn thành nhiệm vụ học tập.Vai trò của giáo viên trong hoạt động tự học của sinh viên không giống các hình thức tổ chức dạy học khác ở chỗ là không có mặt trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình dạy học có thể được mô tả bằng sơ đồ hình 1.

Theo cách mô tả trên, từ một nội dung dạy học của bộ môn (nội dung), giáo viên có thể phối hợp tổ chức cho sinh viên đi theo hai con đường để đạt tới kết quả lĩnh hội tri thức (kết quả).

Bằng con đường 1, giáo viên sử dụng các hình thức dạy học dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên như diễn giảng, đàm thoại, xêmina để hoặc chính giáo viên giải quyết vấn đề đã đưa ra, qua đó sinh viên lĩnh hội tri thức.

28

Tuy nhiên, tri thức mà sinh viên lĩnh hội được bằng con đường nêu trên chưa thật sự vững chắc ,chưa sâu sắc và chưa hoàn chỉnh mà sinh viên còn phải tự nghiên cứu, tự học để cũng cố và mở rộng. Vì vậy, giáo viên phải xây dựng những nhiệm vụ học tập, thiết kế các bài tập nhận thức giao cho sinh viên thực hiện trong thời gian tự học. Đó chính là giáo viên tổ chức cho sinh viên đi theo con đường 2 (hình 1).

Đứng trước các nhiệm vụ tự học được giao, sinh viên phải tự phát hiện những vấn đề cần giải quyết, tự vạch kế hoạch, huy động mọi năng lực và phương tiện để giải quyết vấn đề nhằm

29

hoàn thành nhiệm vụ tự học được giao. Qua đó sinh viên củng cố, mở rộng và hoàn chỉnh kết quả lĩnh hội tri thức của mình.

Như vậy, vai trò của giáo viên trong hoạt động tự học của sinh viên là điều khiển gián tiếp thông qua các nhiệm vụ tự học nhằm mục đích dạy học, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sinh viên hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ tự học của sinh viên là khâu điều khiển tiếp theo đã khép kín chu trình điều khiển.

Vai trò của giáo viên tro ng tổ chức hoạt động tự học của sinh viên có thể phân thành ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: Giáo viên giao nhiệm vụ tự học cho sinh viên, trang bị cho họ những thông tin, những tri thức cần thiết để họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ đó.

Giai đoạn II: Sinh viên độc lập thực hiện nhiệm vụ.

Giai đoạn III: Sinh viên tự kiểm, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ tự học của mình kết hợp với sự kiểm tra, đánh giá của giáo viên. Nếu kết quả giải quyết nhiệm vụ không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, sinh viên phải quay trở lại giai đoạn II, thực hiện lại những nhiệm vụ được giao.

Có thể nói ở giai đoạn I và giai đoạn III có sự tác động trực tiếp của giáo viên đối với sinh viên. Còn ở giai đoạn II, sinh viên độc lập thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trong giai đoạn II, hoạt động tự học đã thực sự đặt sinh viên vào vị trí chủ thể của quá trình nhận thức tích cực, sáng tạo mà vẫn không hạ thấp vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên. Khi điều khiển hoạt động tự học của sinh viên, giáo viên không hoàn toàn áp đặt về nội dung, phương pháp, về nhịp điệu tiến hành mà còn căn cứ vào mục đích dạy học để thiết kế các nhiệm vụ nhận thức được phân bố theo mức độ khó, theo nội dung dạy học trong toàn bộ nội dung tổng thể của môn học.

Giáo viên không hoàn toàn phó mặc cho sinh viên thực hiện các nhiệm vụ tự học, cũng không làm thay cho sinh viên trong hoạt động tự học của họ, mà là người tổ chức điều khiển gián tiếp quá trình đó.

30

Để đạt được như vậy, giáo viên phải biết lựa chọn và đặt ra cho sinh viên những mục tiêu vừa sức, bảo đảm cho họ sự trưởng thành và sự tự nhận biết về mức độ tiến bộ trong học tập, làm như vậy là giáo viên đã kích thích cho sinh viên sự hứng thú trong học tập, phát triển mọi năng lực và làm chủ hoạt động nhận thức của mình. Khi đó giáo viên không còn là người truyền tải toàn bộ thông tin khoa học mà trở thành chất xúc tác của quá trình truyền tải thông tin, còn sinh viên là người chủ động tìm kiếm và lĩnh hội các thông tin khoa học. Ngoài ra, giáo viên còn có nhiệm vụ giúp sinh viên có được những kỹ năng tự học cần thiết để thực hiện thành công các hành động tự học của mình. Đây cũng là công việc không đơn giản của giáo viên trong tổ chức hoạt động của sinh viên. Nhà giáo dục học Makiguchi đã gợi ý: “muốn mắm được cách dạy người khác, bản thân người thầy giáo phải tìm ra cách học của chính mình. Một khi giáo viên đã tìm được cách học hữu hiệu nhất, họ sẽ hiểu rằng đó chính là phương pháp phải dùng để hướng dẫn người học” [ 26 - tr.243].

Để thấy rõ hơn vai trò của giáo viên và sinh viên trong quá trình hoạt động tự học của sinh viên, chúng ta xem xét sự biến đổi vai trò đó trong các hình thức tổ chức dạy học ở đại học là: diễn giảng, xêmina, thực hành, tự học.

Khi tiến hành diễn giảng, giáo viên hoàn toàn chủ động về nội dung, phương pháp, tiến độ chủ yếu bằng độc thoại, sinh viên ít có cơ hội tham gia vào quá trình tìm kiếm và khám phá tri thức do điều kiện thời gian và nội dung bài giảng đã được xác định từ trước. Các tri thức được giáo viên truyền tới sinh viên một cách tuần tự, sinh viên chỉ cần ghi nhớ, hiểu đúng tư tưởng của giáo viên.Trong hình thức dạy học này, giáo viên là chủ thể của buổi học.

Khi tiến hành buổi học xêmina, vấn đề học tập đã được sinh viên chuẩn bị trước và đưa ra trao đổi tranh luận trước tập thể lớp, dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên. Sinh viên có điều kiện để phát huy sáng kiến cá nhân, tự trình bày quan điểm của mình, có nghĩa là họ đã chủ động trong nhận thức. Tuy nhiên hoạt động này được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của giáo viên, sinh viên chỉ xem xét nghiên cứu trong giới hạn các vấn đề đã được xác định theo kế hoạch và tiến độ của giáo viên. Sinh viên có thể tranh luận các vấn đề nhưng phải tuân theo các kết luận của giáo viên mà không tính hội tri thức theo cách hiểu của riêng mình. Tri thức khoa học trong buổi xêmina được sinh viên cùng nhau khám phá nhưng vẫn phải hướng vào nội dung bài giảng của giáo viên, như vậy trong hình thức dạy học này sinh viên đã chủ động và

31

tích cực hơn trong hoạt động lĩnh hội tri thức, giáo viên không còn độc thoại áp đặt như trong hình thức diễn giảng.

Trong hình thức thực hành, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên, sinh viên vận dụng tri thức để tự điều khiển hoạt động học tập của mình. Nhưng ở đây vẫn do giáo viên xác định và điều khiển trực tiếp, giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh đi theo trình tự nội dung đã được chuẩn bị trước.

Còn trong hoạt động tự học, sinh viên hoàn toàn chủ động cả về nội dung, phương pháp, kế hoạch và tiến độ thực hiện các hoạt động tự học, giáo viện không còn trực tiếp điều khiển sinh viên mà thông qua các nhiệm vụ nhận thức giao cho sinh viên thực hiện. Tri thức khoa học sinh viên cần lĩnh hội trong hoạt động tự học không chỉ nằm ở các nhiệm vụ tự học được giao mà còn có nhiều dạng phong phủ khác, gắn liền với hoạt động tương lai của sinh viên.

Qua sự phân tích trên đây, vai trò tích cực, chủ động của sinh viên tăng dần theo từng hình thức dạy học: diễn giảng, xêmina, thực hành, tự học, còn vai trò điều khiển trực tiếp của người giáo viên giảm dần đến gián tiếp ở hoạt động tự học. Có thể nói trong quá trình dạy học, khi vai trò chủ động, trực tiếp của giáo viên giảm dần, thì vai trò tích cực, chủ động của sinh viên tăng dần, tính thực tiễn của tri thức khoa học trong đối tượng nhận thức cũng tăng lên.

Qua những nội dung trình bày trên đây cho thấy, hoạt động tự học của sinh viên là hình thức tổ chức dạy học phát huy được cao nhất vai trò chủ thể tích cực, độc lập nhận thức của sinh viên, nhưng không tách rời khỏi vai trò điều khiển của giáo viên. Tổ chức hoạt động tự học của sinh viên phải bắt đầu từ sự cụ thể hóa động cơ tự học bằng hệ thống các nhiệm vụ học tập được thiết kế theo mục đích dạy học, sau đó là thực hiện điều khiển chính thông qua những nhiệm vụ nhận thức. Cách tổ chức hoạt động tự học theo phương hướng trên là phù hợp với đặc điểm của sinh viên ở các trường đại học.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên khoa lý trong quá trình giảng dạy môn điện đại cương (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)