CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHI GI ẢNG DẠY BỘ MÔN ĐIỆN ĐẠI CƯƠNG
2.2. M ột số biện pháp tể chức hoạt động tự học của sinh viên khi giảng dạy môn điện đại cương
2.2.6. Bi ện pháp thứ 6: Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh viên
Kiểm tra đánh giá vừa là hình thức tổ chức dạy học, vừa là phương pháp dạy học. Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá hoạt động tự học của sinh viên làm cho quá trình dạy học luôn hướng vào mục đích dạy học, kích thích tính tích cực nhận thức, ý thức trách nhiệm trong học tập của sinh viên.
Hơn nữa, qua việc kiểm tra đánh giá, giáo viên sẽ nắm được thông tin phản hồi từ sinh viên như trình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo của sinh viên, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học. Nhờ thông tin ngược qua việc kiểm tra, đánh giá mà sinh viên nhận ra những yếu kém, “những lỗ hỏng” tri thức của mình, nảy sinh nhu cầu tích cực hoàn thiện, hoàn chỉnh bản thân.
Như vậy, kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên có các chức năng sau:
- Chức năng phát hiện và điều chỉnh.
- Chức năng cũng cố và hoàn thiện trí thức.
- Chức năng phát triển trí tuệ.
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng kiểm tra đánh giá.
Để việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động tự học của sinh viên thực hiện tốt các chức năng trên, quá trình kiểm tra, đánh giá cần tuân theo những yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm tính khách quan.
62
Đây là nguyên tắc hàng đầu, bảo đảm nắm thực chất, chính xác về mức độ đầy đủ và hoàn chỉnh của hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mức độ sâu sắc và vững vàng của tri thức, thái độ của sinh viên trong tự học, mức độ phù hợp giữa số lượng bài tập với khả năng hoàn thành của sinh viên. Chính tính khách quan kiểm tra sẽ là tiền đề cho sự đánh giá và tự đánh giá về tổ chức hoạt động tự học.
- Bảo đảm bảo tính toàn diện.
Yêu cầu này đòi hỏi phải thực hiện việc kiểm tra đánh giá trên tất cả các mặt như: Từ tri thức lý luận và thực tiễn đến hình thức và nội dung của các tri thức, kỹ năng; cả số lượng và chất lượng của chúng. Để đảm bảo tính toàn diện, trong quá trình kiểm tra, đánh giá phải chú ý tới mọi mặt: số lượng, chất lượng, các bài tập cũng như các bài lý thuyết mà sinh viên đã thực hiện; các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo được sử dụng để hoàn thành bài tập, bài học ở nhà .
Thông qua đó mà nhận xét về thái độ , về mức độ tích cực trong tự học của sinh viên.
- Bảo đảm tính hệ thống và thường xuyên.
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học phải bảo đảm cho sinh viên thực hiện nghiêm túc tính hệ thống của những nhiệm vụ tự học đã được thiết kế. Điều đó đòi hỏi ngay việc kiểm tra, đánh giá cũng phải có tính hệ thông và thường xuyên. Trong kiểm tra, đánh gia hoạt động tự học, tính hệ thống và thường xuyên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Tính thường xuyên dựa trên cơ sở của hệ thống và đảm bảo cho tính hệ thống được thực hiện. Tính hệ thống lại đặt ra yêu cầu cho tính thường xuyên.
Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức của sinh viên nhằm đảm bảo được các yêu cầu của chức năng kiểm tra, đánh giá. Các hình thức kiểm tra, đánh giá chúng tôi thực hiện là:
+ Hỏi miệng tại lớp: Với hình thức này, giáo viên yêu cầu sinh viên trả lời trực tiếp các câu hỏi tại lớp. Qua kiểm tra miệng tại lớp, giáo viên có thể nắm được tình hình chung về việc học tập cửa sinh viên trong lớp.
+ Kiểm tra bằng bài làm trên bảng: Hình thức này thường kết hợp với việc chữa bài tập mà sinh viên đã thực hiện ở nhà. Giáo viên yêu cầu một vài sinh viên trình bày trên bảng bài
63
tập của mình; cả lớp theo dõi, bổ sung. Qua kiểm tra bằng bài làm trên bảng , giáo viên có thể nắm được tình hình khái quát hoạt động tự học của sinh viên.
+ Kiểm tra bằng bài viết trên lớp: Trong hình thức này, giáo viên cho sinh viên trong lớp làm bài kiểm tra theo từng phần hoặc từng chương của môn học. Mọi sinh viên phải làm vào giấy kiểm tra tại lớp. Cách này có thể kiểm tra được nhiều sinh viên cùng lúc và đánh giá được tình hình nhiều mặt về tự học. Nhưng có những sinh viên chỉ cố gắng làm bài kiểm tra trên lớp để đối phó, trong khi đó họ hoàn toàn không hoàn thành các bài tập được giao về nhà. Vì vậy hình thức kiểm tra bằng các bài viết trên lớp cần phải kết hợp kiểm tra vở bài tập tự giải ở nhà của sinh viên.
+ Kiểm tra bài làm viết ở nhà: Hình thức này đòi hỏi sinh viên phải làm vào giấy riêng những nội dung mà giáo viên giao cho sinh viên thực hiện ở nhà như: những nội dung giao cho sinh viên tự nghiên cứu, đề tài xêmina. Ngoài ra, chung tôi còn kiểm tra những bài tập tự giải của sinh viên. Hình thức này đòi hỏi sinh viên phải có vở bài tập riêng. Qua kiểm tra vở bài tập, tùy theo điều kiện cụ thể, giáo viên có thể nắm được các thông tin cần thiết về tình hình làm bài tập tự giải của sinh viên ở nhà.
Cả bốn hình thức kiểm tra, đánh giá nói trên đều có thể sử dụng để kiểm tra kết quả hoạt động tự học của sinh viên. Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và chương trình giảng dạy, giáo viên lựa chọn hình thức kiểm tra nào, vào lúc nào cho phù hợp. không nến sử dụng độc tôn một hình thức nào đó mà phải sử dụng phối hợp bốn hình thức trên xen kẽ với nhau để đảm bảo tính hệ thống và tính thường xuyên trong kiểm tra, đánh giá.
Các kết quả kiểm tra, đánh giá cần được theo dõi một cách có hệ thống trong suốt thời gian giảng dạy bộ môn. Phải coi kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên là kết quả quá trình học tập của họ và sẽ được tính tới khi kết thúc môn học. Sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá, giáo viên cần thông báo kịp thời kết quả cũng như những nhận xét để sinh viên tự điều chỉnh.
Các biện pháp cơ bản để tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Khoa Vật lý Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh mà luận án trình bày trên đây là phù hợp với lôgic nội tại của hoạt động tự học của bản thân quá trình tổ chức hoạt động
64
tự học. Các biện pháp đó không phải là đặt cạnh nhau, không phải là sự cộng hưởng với nhau mà tuân theo một trật tự xác định. Các biện pháp này không tách rời khỏi nhau, không độc lập với nhau mà luôn đan xen, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Biện pháp thứ nhất tạo nên động lực thúc đẩy trực tiếp, tạo nên hứng thú khát vọng học tập giúp sinh viên vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đã định. Biện pháp thứ hai tạo nên cơ sở ban đầu để sinh viên có thể thực hiện những công việc cụ thể trong tự học, tạo nên những điều kiện vật chất bên trong để sinh viên có thể thực hiện những nhiệm vụ tự học. Trên cơ sở năng lực tự học đã có của sinh viên, giáo viên tiếp tục tổ chức, điều khiển để sinh viên giải quyết.
Trong quá trình tổ chức điều khiển mọi hoạt động tự học của sinh viên ở một số nội dung của bộ môn và giải quyết các bài tập nhận thức, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra đánh giá để sinh viên tự điều chỉnh quá trinh học tập. Rõ ràng các biện pháp đã nêu trên là sự kế tiếp nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tổ chức hoạt động tự học làm cho sinh viên không ngừng vươn tới mục tiêu đào tạo và tự hoàn thiện suốt đời.
65