CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN VÀ
1.3. Th ực trạng về hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học sư phạm Thành phố
1.3.4. Th ực trạng về kỹ năng tự học của sinh viên
Kỹ năng tự học của sinh viên được hình thành và hoàn thiện trong quá trình sinh viên thực hiện các công việc tự học để lĩnh hội tri thức, chúng tôi cũng đã tiến hành tìm hiểu thực trạng này thông qua viếc trao đổi trực tiếp với các giáo viên và sinh viên, chúng tôi cũng sử dụng câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến phiếu số 1 và phiếu số 2 . Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Việc thực hiện các hành động tự học của sinh viên.
37 Kết quả ở bảng 4 cho thấy:
Sinh viên bước đầu thực hiện các công việc tự học, trong đó công việc được đông đảo sinh viên thực hiện là học nguyên văn lời giảng của giáo viên (94,4%) và làm đầy đủ bài tập do giáo viên yêu cầu ( 92,6% ). Đây là cách học truyền thống, khá phổ biến ở nhiều trường và nhiều môn học khác nhau của cả học sinh và sinh viên. Mặt tích cực của cách học này là sinh viên thu được những kiến thức cơ bản trọng tâm đã được các thầy, cô giáo lựa chọn và định hướng ( gia công sư phạm ). Tuy nhiên, theo chúng tôi cách học này - học nguyên văn lời giảng của giáo viên sẽ làm mất đi tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá tành học tập. Và vì vậy, chất lượng hoạt động học tập của sinh viên chưa cao. Qua trao đổi với giáo viên ở một số bộ môn, chúng tôi được biết rằng: đại đa số sinh viên đã cố gắng hoàn thành các bài tập mà các thầy cô giáo giao cho, song trong số đó thường là những cách giải máy móc, dập khuôn hoặc qua loa chiếu lệ .
Bên cạnh việc thực hiện các công việc tự học trên, sinh viên cũng có thực hiện các hành động tự học khác như, học vở ghi kết hợp với đọc sách, đọc giáo trình ( 46,6% ), lập dàn bài đề cương ngay sau khi nghe giảng (32,4% ) đề suất thắc mắc, suy nghĩ của mình với thầy cô, bạn bè (33,4% ).
Những cách học này đòi hỏi sinh viên phải có ý chí, sự động não và sự căng thẳng trí tuệ ở mức độ cao. Nó giúp cho sinh viên nắm được bản chất của vấn đề, hiểu sâu được kiến thức và vì thế sẽ mang lại kết quả và chất lượng cao trong học tập. Tuy nhiên, số sinh viên sử dụng các hành động tự học này còn ít và còn chưa thường xuyên. Từ kết quả điều ưa cho thấy:
+ Sinh viên hầu như không lập sơ đồ hệ thông hóa, tóm tắt, phân loại bài học, bài tập.
+ Sinh viên rất ít đề xuất những thắc mắc, suy nghĩ của mình với thầy cô và bạn bè.
Với kết quả như trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết sinh viên mới chỉ sử dụng cách học quen thuộc từ khi còn là học sinh phổ thông. Việc tự học thường diễn ra theo kiểu thụ động, cách tự học mang tính sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động chưa được sinh viên sử dụng nhiều và thường xuyên.
38
Để điều tra về mức độ các kỹ năng tự học của sinh viên, chúng tôi sử dụng phiếu số 1, đồng thời tiến hành quan sát, trao đổi trực tiếp với giáo viên và sinh viên. Kết quả thu dược ở bảng 5.
Bảng 5 : Tự đánh giá của sinh viên về mức độ cần thiết các kỹ năng tự học.
Qua kết quả ở bảng 5, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên chưa nhận thức được rằng, cần phải có kỹ năng kỹ xảo để đạt được kết quả trong hoạt động tự học. Có khá nhiều sinh viên cho rằng các kỹ năng tự học là không cần thiết hoặc khống nhất thiết. Cụ thể:
- Có tới 56,8 % số sinh viên cho rằng không cần thiết phải lập kế hoạch tự học, chỉ có 15,2 % cho rằng cần thiết phải lập kế hoạch tự học.
39
- Có tới 52,3 % số sinh viên được hỏi cho rằng không nhất thiết phải đọc sách, đọc tài liệu tham khảo.
- Đặc biệt, có tới 58,3 % số sinh viên được hỏi cho rằng không nhất thiết phải giải quyết các nhiệm vụ nhận thức trong quá trình tự học.
Tóm lại, sinh viên đã bước đầu thực hiện các công việc tự học như học lại các bài giảng của giáo viên, cố gắng hoàn thành các bài mà thầy cô giao cho. Các công việc tự học mà sinh viên thực hiện còn mang tính thụ động, dập khuôn lại theo bài giảng của giáo viên hoặc làm qua loa chiếu lệ. Sinh viên còn chưa ý tức được sự cần thiết phải hoàn thiện các kỹ năng tự học như là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tự học.
Nhận xét chung về thực trạng hoạt động tự học của sinh viên.
Qua kết quả điều tra thực trạng tự học của sinh viên trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh được trình ở trên đây, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Hầu hết sinh viên nhận thức được ý nghĩa của tự học, nhưng còn rất hạn chế. Sinh viên mới chỉ thấy ý nghĩa của việc tự học đối với kết quả học tập mà chưa thấy ảnh hưởng của tự học đối với sự hình thành phẩm chất và nhân cách của một người giáo viên tương lai.
Phần lớn sinh viên chưa xác định rõ cho mình mục đích, động cơ học tập. Hoạt động tự học thường được thúc đẩy bởi các động cơ “gần” là chi để đạt được kết quả trong các kỳ thi.
- Sinh viên bước đã đầu thực hiện các công việc tự học, mà trong đó những công việc được đa số sinh viên tự học là: học nguyên bài giảng của giáo viên và làm đầy đủ các bài tập do giáo viên yêu cầu. Đây là cách học khá phổ biến ở các trường đại học. Việc tự học thường xảy ra theo kiểu thụ động, không phát huy được tính tích cực của sinh viên.
- Sinh viên còn thiếu hệ thống các kỹ năng tự học nên họ thực hiện kém hiệu quả nhiệm vụ tự học, vì vậy chất lượng tự học chưa cao.
- Các giảng viên còn ít quan tâm đến hoạt động tự học của sinh viên. Thực tế trên đây cho thấy hoạt động tự học của sinh viên còn chưa được quan tâm đúng mức và chưa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
40 Kết luận của chương 1:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tự học của sinh viên như đã trình bày ở trên, chúng tôi đi đến kết luận rằng:
Tự học là hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học và có quan hệ chặt chẽ với các hình thức tổ chức dạy học khác. Chính vì thế mà việc nghiên cứu vấn đề tự học của học sinh, sinh viên đã được các nhà giáo dục học quan tâm, nghiên cứu từ lâu và đã xác định được vai trò, đặc điểm, bản chất của hoạt động tự học trong nhà trường.
Tự học là quá trình nỗ lực, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức của người học bằng hành động của chính mình. Hoạt động tự học của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương tiện vật chất, quỹ thời gian tự học... Song theo chúng tôi, những yếu tố đóng vai trò quan trọng là động cơ tự học đúng đắn của sinh viên, những kỹ năng thực hiện các hành động tự học và việc tổ chức, điều khiển của giáo viên đối với hoạt động học của sinh viên.
Hoạt động tự học của sinh viên ở trường đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh còn bị hạn chế về nhiều mặt như: sinh viên còn chưa ý thức được đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập, chưa được trang bị những kỹ năng tự học cần thiết, các giảng viên còn ít quan tâm đến hoạt động tự học của sinh viên.
Qua kết luận trên đây chúng tôi thấy việc nghiên các biện pháp nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên ở Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cần thiết và cấp bách.
41