CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Khái quát v ề thực nghiệm sư phạm
3.1.1.Mục đích và phạm vi thực nghiệm.
Như đã trình bày ở chương 2, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra sáu biện pháp cơ bản để tổ chức hoạt động tự học của sinh viên Khoa Vật lý Trường đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trinh giảng dạy bộ nôm điện đại cương, Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp nêu trên. Do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm trong phạm vi hẹp đối với các sinh viên năm thứ hai Khoa Vật lý khi học tập môn điện đại cương năm học 2002 - 2003 nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã nêu.
3.1.2.Đối tượng thực nghiệm và đối chứng.
Đối tượng của thực nghiệm là sinh viên năm thứ hai khoa vật lý trường đại học Thành Phố Hồ Chí Minh. Trình độ ban đầu của sinh viên trong việc nắm tri thức ở hai lớp thực nghiệm ( TN ) và đối chứng ( ĐC ) được lấy từ kết quả điểm thi trung bình lần một của các môn học năm thứ nhất.
Chúng tôi đã đề nghị ban quản lý sinh viên phân lớp lý II thành hai lớp, lớp thực nghiệm là lớp lý IIB và lớp đối chứng là lớp lý IIA . Việc phân chia dựa vào kết quả điểm thi trung bình lần một năm thứ nhất, từ cao xuống thấp, với mỗi điểm số bằng hoặc gần bằng nhau; Chúng tôi đề nghị lấy một sinh viên vào lớp thực nghiệm thì đưa vào lớp đối chứng một sinh viên có điểm số bằng, hoặc tương đương; mỗi lớp gồm 27 sinh viên.
Theo cách phân lớp thực nghiệm và đối chứng mà chúng tôi trình bày ở trên, thì sinh viên hai lớp thực nghiệm và đối chứng có số học sinh khá, học sinh trung bình, học sinh yếu của hai lớp tương ứng nhau và điểm trang bình cộng của điểm thi lần một là như nhau. Điểm thi trung bình lần một của năm thứ nhất được thể hiện ở bảng 6.
66
Bảng 6: Kết quả điểm thi trung bình lần một của các môn học năm thứ nhất.
Bảng 6 cho thấy số sinh viên có điểm thi trung bình lần một của các môn học năm thứ nhất của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau. Điểm trang bình cộng của lớp thực nghiệm là 6,15 của lớp đối chứng là 6,13. Kết quả trên cho thấy trình độ ban đầu của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau
Việc thực nghiệm được tiến hành trong những điều kiện học tập bình thường các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được học cùng một môn học, do cùng một giáo viên giảng dạy, với cùng một chương trình và khối lượng tri thức như nhau. Ở lớp thực nghiệm sinh viên được học thêm một số giờ ngoại khóa về kỹ năng tự học. Quá trình tự học ở lớp thực nghiệm được tác động bằng các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học đã nêu trên. Còn bài kiểm tra và bài thi cuối học kỳ của sinh viên cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng được đánh giá theo cùng một hệ thống chuẩn và thang đánh giá như nhau.
3.1.3.Qui trình thực nghiệm.
Với mục đích và đối tượng thực nghiệm nói trên, quá trình thực nghiệm đã được tiến hành theo qui trình sau:
3.1.3.1.Tìm hiểu đối tượng:
3.1.3.2.Biên soạn tài liệu gồm:
Đề cương hướng dẫn kỹ năng tự học cho sinh viên nhằm giúp cho sinh viên nắm được ý nghĩa, nội dung và quy trình thực hiện một số hành động tự học. Soạn giáo án tổ chức giảng dạy môn điện đại cương theo hướng dạy - tự học được áp dụng một số biện pháp nhằm tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên lớp thực nghiệm.
67 3.1.3.3.Xác định chuẩn và thang đánh giá:
Để đánh giá tri thức, kỹ năng của sinh viên, đề tài đã sử dụng thang đánh giá 10 bậc thang được sử dụng trong các trường đại học để xây dựng đáp án và thang điểm thống nhất cho từng bài kiểm tra. Riêng đề thi và đáp án của bài thi cuối học kỳ được lấy từ ngân hàng đề thi của khoa vật lý. Nhờ đó giáo viên có thể đánh giá thống nhất và thuận tiện các bài kiểm tra và bài thi của sinh viên. Điểm thi được đánh giá theo các mức độ sau:
- Giỏi: điểm 9 và 10.
- Khá: điểm 7 và 8.
- Trung bình: điểm 5 và 6.
- Yếu: điểm dưới 5.
3.1.3.4.Tiến hành tác động sư phạm:
Chúng tôi đã tiến hành tác động sư phạm đối với lớp thực nghiệm theo sáu biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên như đã trình bày ở chương hai. Lớp thực nghiệm được học một số giờ ngoại khóa về kỹ năng tự học.Trong quá trình dạy học chúng tôi còn hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng như ghi chép bài giảng, đọc và viết tóm tắt, viết đề cương về một chủ đề hoặc nội dung mà sinh viên tự nghiên cứu. Sau mỗi phần học, mỗi chương, chúng tôi tổ chức cho sinh viên hệ thống hóa khái quát hóa các bài học, các bài tập. việc hệ thống hóa và khái quát hóa các bài tập của từng chương giúp cho sinh viên cũng cố tri thức, nắm vững được phương pháp giải toán của từng loại bài tập và có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được học.
3.1.3.5.Đánh giá kết quả tác động sư phạm.
Để đánh giá kết quả quá trình tổ chức hoạt động tự học của sinh viên lớp thực nghiệm, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tổ chức cho sinh viên hai lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra viết chính thức hai lần. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra vở bài tập tự giải của sinh viên. Do một số nguyên nhân khách quan mà việc đánh giá chưa thật sự đúng với khả năng hoàn thành bài tập ở nhà của mỗi sinh viên nên trong luận văn chúng tôi không đánh giá, phân tích kết quả này. Tuy vậy việc kiểm tra vở bài tập của sinh viên đã có tác dụng nhất
68
định đối với sinh viên, nhất là những sinh viên lười học. Qua việc kiểm tra này chúng tôi còn nắm được tình hình giải bài tập của sinh viên trong lớp.
Ngoài ra, chúng tôi còn lấy kết quả thi cuối học kỳ của hai lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá kết quả tác động sư phạm.
- Các bài kiểm tra và bài thi cuối học kỳ đều do hai giáo viên chấm theo chuẩn và thang đánh giá thống nhất.
- Thu các bài kiểm tra đã chấm và xử lý về kết quả điểm thi cũng như về tri thức khoa học.
Số lượng học sinh mỗi mức được tính ra tỉ lệ phần trăm (%) trong các bảng để so sánh, đối chiếu trong việc phân tích về mặt định lượng kết quả nắm tri thức của sinh viên. Các bài kiểm tra và bài thi cuối học kỳ đều do hai giáo viên chấm độc lập. Khi nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số công thức sau:
Điểm trung bình cộng được tính theo công thức:
Trong đó: xI là giá trị điểm số.
nI là tần số của xI . n là số sinh viên.
Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:
Hệ số biến thiên được tính theo công thức :
Kiểm định sự khác nhau của các giá trị trung bình được tính theo công thức: