CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. K ết quả thực nghiệm sư phạm
3.2.2. Phân tích k ết quả bài thi cuối học kì
Để có thể đánh giá kết quả tác động sư phạm, chúng tôi đã tiến hành phân tích kết quả bài thi cuối học kỳ của sinh viên hai lớp. Đề thi cuối học kỳ được lấy từ ngân hàng đề thi của khoa
76
vật lý. Bài thi cũng được hai giáo viên chấm điểm độc lập. Kết quả điểm thi cuối học kỳ được thể hiện ở bảng 9.
Kết quả cho thấy:
- Tỷ lệ sinh viên có điểm kiểm tra dưới trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là: 36,6%.
77
- Tỷ lệ sinh viên có điểm kiểm tra đạt loại khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 14,9%.
- Tỷ lệ sinh viên có điểm kiểm tra đạt loại giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 29,6% .
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 2,3 điểm.
- Hệ số biến thiên V của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là 14,3%. So sánh sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho kết quả đại lượng kiểm định td = 3,77 mà theo bảng Student với n = 27 thì tα = 2,77.
Như vậy kết quả nắm tri thức giữa lớp thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa xác suất sai α = 0,01%.
Kết quả này được thể hiện ở bảng tính tần suất và tần suất lũy tích.
78
79
Tóm lại, kết quả thực nghiệm trình bày trên đây cho phép chúng ta rút ra nhận xét sau:
- Sinh viên lớp thực nghiệm nắm được các kỹ năng tự học cơ bản. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên đã biết cách tổ chức hoạt động tự học của mình. Kết quả nắm tri thức cũng như phát triển các thao tác hoạt động trí tuệ của sinh viên lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với sinh viên lớp đối chứng.
- Hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều do cùng một giáo viên giảng dạy; được cùng học một chương trình, cùng một khối lượng kiến thức và trong cùng những điều kiện học tập như nhau, chỉ khác là sinh viên lớp thực nghiệm được tác động bởi sáu phương hướng tổ chức hoạt động tự học đã góp phần nâng cao chất lượng của sinh viên.
80
K ẾT LUẬN:
Từ những kết quả nghiên cứa đã trình bày trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Hoạt động tự học của sinh viên các trường đại học được xem như một hình thức tổ chức dạy học cơ bản có quan hệ mật thiết với các hình thức tổ chức dạy học khác, trong đó sinh viên tích cực, chủ động tìm tòi lĩnh hội tri thức bằng hành động của chính mình dưới sự tổ chức điều khiển gián tiếp của giáo viên.
Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh còn hạn chế ở nhiều mặt. Biểu hiện cụ thể nhất là động cơ tự học, tự rèn luyện chưa mạnh mẽ. Sinh viên thiếu năng lực tự học nên thực hiện các hành động tự học chưa hợp lý, hiệu quả thấp. Các giảng viên còn chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của sinh viên. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên Khoa Vật lý Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình giảng dạy bộ môn điện đại cương, cần phải bắt đầu từ việc giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên; đồng thời phải hình thành và rèn luyện cho sinh viên hệ thống các kỹ năng tự học như: kỹ năng lập kế hoạch tự học, kỹ năng tự ghi chép bài giảng trên lớp, kỹ năng đọc sách, tài liệu tham khảo, kỹ năng ghi chép tài liệu đã nghiên cứu, kỹ năng giải bài tập nhận thức, kỹ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đã học, kỹ năng tự kiểm tra đánh giá. Giáo viên giảng dạy bộ môn điện đại cương phải thiết kế chương trình theo hướng dạy - tự học như: giao cho sinh viên tự nghiên cứu một số nội dung của bộ môn, thiết kế và giao cho sinh viên hệ thống các bài tập nhận thức. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kịp thời chương trình giảng dạy.
Do thời gian có hạn, chúng tôi mới chỉ tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với sinh viên năm thứ hai Khoa Vật lý Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, song kết quả cho thấy: Việc áp dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động cho sinh viên đã có những tác động tích cực tới hoạt động tự học của họ và nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với giả thuyết khoa học đã nêu.
81
Trên đây chúng tôi mới đề xuất một số biện pháp chủ yếu để tổ chức hoạt động tự học của sinh viên. Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả tự học cho sinh viên Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đề xuất:
1. Nhà trường cần quan tâm bồi dưỡng và tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên ngay từ khi bắt đầu năm thứ nhất để sinh viên có thể tiến hành hoạt động tự học có hiệu quả trong suốt thời gian học ở trường đại học .
2 . Tạo điều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho hoạt động tự học của sinh viên như đảm bảo tốt về giáo trình, tài liệu tham khảo... và có chế độ khuyến khích hợp lý đối với những sinh viên có kết quả học tập tốt.
3 . Cần tiến hành nghiên cứu những biện pháp tổ chức hoạt động tự học của sinh viên cho các môn học khác của môn vật lý đại cương.
82
TÀI LI ỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Như An - Phương pháp giảng dạy giáo dục. NXB. ĐHSP Hà Nội-1990.
2. Nguyễn Như An - Về qui trình rèn luyện kỹ năng cho sinh viên sư phạm. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2 - 1993.
3. A. Anhstanh - L. Infen. Sự tiến triển của vật lý. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Hà Nội 1972.
4. Thiên Giang Trần Kim Bảng. Muốn học giỏi. Nhà xuất bản Nhà sách khai trí. Sài Gòn 1967.
5. Nguyễn Ngọc Bảo. Tổ chức dạy học. (in trong: một số vân đề về lý luận dạy học). Tủ sách trường cán bộ quản lý và nghiệp vụ giáo dục 1980.
6. Lê Khánh Bằng. Đặc điểm của phương pháp dạy học (in trong: Một số vấn đề nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và học ở đại học và trung học chuyên nghiệp). Tập 1. NXB.
Trường ĐHSP Hà Nội I, 1989.
7. Lương Duyên Bình - Dư Trí Công - Nguyễn Hữu Hồ. Vật lý đại cương tập II. Điện giao động sóng. Nhà xuất bản giáo dục 1996.
8. Nguyễn Duy Cần. Tôi tự học. Nhà xuất bản khai trí Sài Gòn 1975.
9. Nguyễn Nghĩa Dân. Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh. Tạp chí “nghiên cứu giáo dục” số 2 / 1998.
10. Hà Thị Đức. Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm. Tạp chí “nghiên cứu giáo dục” số 5/ 1993.
11. B.P.Exipov. Những cơ sở của lý luận dạy học. Tập1. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội 1977.
12. Gai. R. Lịch sử giáo dục học. Nhà xuất bản trẻ, Sài gòn 1971. 44.
13. Guy Pahuade. Phương pháp sư phạm. Nhà xuất bản trẻ, Sài Gòn 1971.
14. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học tập 2. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội 1988.
83
15. David Halliday - Robert Resnick - Jearl Walker. Cơ sở vật lý. Tập bốn: Điện học II. Nhà xuất bản giáo dục 1998.
16. David Halliday - Robert Resnick - Jearl Walker. Cơ sở vật lý. Tập bốn: Điện học II. Nhà xuất bản giáo dục 1998.
17. Cao Xuân Hạo. Bàn về tự học. Tạp chí dạy - tự học số 22, 4 / 2002.
18. Trần Bá Hoành. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Tạp chí “nghiên cứu giáo dục”
số I /1994.
19. Trần Bá Hoành.Các phương pháp học tập tích cực. Tạp chí dạy - tự học. số 24, 6/
2002.
20. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức. Lý luận dạy học đại học. Trường đại học sư phạm Hà Nội I. Năm 1999.
21. T.A.Ilina. Giáo dục học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội 1979.
22. Nguyễn Kỳ. Học toán theo phương pháp tích cực. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội 1994.
23. Đặng Bá Lãm. Một số hình thức tổ chức dạy học ở đại học. (in trong: Một số vấn đề giáo dục đại học). Nhà xuất bản. Viện nghiên cứu đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1987.
24. Nguyễn Hiến Lê. Thế hệ ngày mai. Nhà xuất bản khai trí. Sài Gòn 1969.
25. Phan Trọng Luận. Về khái niệm “học sinh là trung tâm”. Tạp chí “nghiên cứu giáo dục” số 2/ 1995.
26. Stnnesabnro Makiguchi (Nhật Bản). Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo. Trường đại học tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản trẻ Sài Gòn 1994.
27. Angela Medici. Phương pháp giáo dục mới, hiệu sách kim văn, phủ quốc vụ khanh đặc trách các vấn đề văn hóa, Sài Gòn 1965.
28. Là Thế Ngữ. Giáo dục học. Tập I. Nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội 1987.
84
29. Vũ Oanh - Phấn đấu xây dựng xã hội học tập theo định hướng chiếm lược của đại hội IX - Tạp chí dạy - tự học số 23 - 5/ 2002.
30. A.V. Pelrovxki. Tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi. Nhà xuất bản giáo dục.
Hà Nội 1982.
31. Trần Phương. Sinh viên học như thế nào. Tạp chí dạy và học ngày nay số 2 -12/2002.
31. Primacov. Phương pháp đọc sách. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà nội 1976.
32. N.A. Rubakin. Tự học như thế nào. Nhà xuất bản thanh niên. Hà Nội 1973.
33. Vũ Văn Tảo. Cách tiếp cận “hợp đồng hóa” với các trường đại học ở Pháp. Tạp chí
“nghiên cứu giáo dục” số 1/ 1995.
34. Nguyễn Văn Tân. Một số kết quả nghiên cứu kỹ năng tự tổ chức hoạt động học tập của sinh viên. Thông tin khoa học giáo dục số 25/ 1991.
35. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên). Quá trình dạy - tự học. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1999.
36. Sharma G.D, Shakti B. Ahmed. Methodologies of teaching in colleegs. New delli, Niepa 1985.
85
PH ẦN PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Để trao đổi kinh nghiệm học tập, đề nghị anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau, bằng cách đánh dâu (+) vào cột và dòng phù hợp với ý kiến của anh (chị).
1. Trong quá trình đào tạo ở trường đại học sư phạm, hoạt động tự học của sinh viên là:
- Rất cần thiết □ - Cần thiết □ - Không cần thiết □
2. Theo anh (chị) việc nâng cao chất lượng tự học của sinh viên ảnh hưởng như thế nào đến các mục đích sau:
86
87
88
5. Anh (chị) thực hiện công việc tự học ở mức độ nào sau đây?
+ Chỉ học theo bài giảng trên lớp. □
+ Thường xuyên học theo bài giảng trên lớp và thỉnh thoảng có tham tài liệu khi cần. □ + Thường xuyên kết hợp học theo bài giảng và tài liệu tham khảo. □
+ Lập sơ đồ hệ thống hoá, tóm tắt, phân loại bài học, bài tập. □ + Đọc giáo trình trước khi học bài mới. □
+ Đề xuất thắc mắc suy nghĩ của mình với giáo viên và bạn bè. □ + Chỉ thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên. □
+ Tự đề ra và thực hiện các nhiệm vụ nhận thức theo yêu cầu các nhân. □
6. Theo anh (chị) các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên như thế nào?
89
90
91
92