GIÁO D ỤC Ở TỈNH NINH THUẬN 2.1. Vài nét v ề đặc điểm tỉnh Ninh Thuận
2.2. Nh ận thức của các cấp các ngành trong tỉnh về XHHHĐGD
Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ, nhưng lại nằm ở trung điểm giao thông tiếp cận với ba vùng Nam Tây nguyên, Nam Trung bộ và Đông Nam bộ, có quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 27 A chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân Ninh Thuận được giao lưu học hỏi nhăm phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà ở những vùng kinh tế trọng điểm lân cận và với các tỉnh trên toàn quốc.
Do có nguồn lao động khá dồi dào, có tiềm lực về nông lâm, thúy sản...nhưng chưa được đầu tư, khai thác đúng mức, chính vì thế từ khi tái lập tỉnh Ninh Thuận đến nay (được tách ra từ tỉnh Thuận Hải cũ vào tháng 4/1992), lãnh đạo các cấp các ngành luôn quan tâm phát triển nguồn nhân lực - nhân tố trực tiếp tạo ra của cải vật chất, giúp địa phương, cộng đồng nhanh chóng đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. Và con đường tốt nhất để tạo nguồn nhân lực đạt yêu cầu về số lượng lẫn chất lượng là phải đẩy mạnh XHHHĐGD. Theo quan điểm của các ngành, các cấp: chỉ bằng XHHHĐGD mọi người mới có cơ hội được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt theo nhu cầu, khả năng và hoàn cảnh sống, công tác của mình. Khi ấy người người trong cộng đồng sẽ được giáo dục lẫn nhau, được học suốt đời, được biết cách tự học để thích ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước, biết tạo được sức bật từ nội lực để có thể tự tồn tại và phát triển trọng xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.
Để sự nghiệp giáo dục -đào tạo tỉnh nhà được phát triển đều cả ba mặt: quy mô chất lượng và hiệu quả, thật sự là đòn bẩy nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ngoài việc không ngừng tăng cường đầu tư ngân sách cho giáo dục đào tạo hàng năm, lãnh đạo các ngành các cấp còn xem XHHHĐGD là một giải pháp quan trọng để tháo gỡ những khó khăn trước mắt cũng như trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2010, thể hiện qua các văn bản chỉ đạo và một số nội dung phối hợp hoạt động sau:
❖Văn bản chỉ đạo của tỉnh ủy
- Chỉ thị 09/CT-TƯ ngày 17/1/1997 về việc đẩy mạnh công tác xoa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
- Nghị quyết 02/NQ-TƯ ngày 17/3/1997 về phát triển giáo dục miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh.
- Thông báo số 15 TB-TƯ và chỉ thị số 13/CT/TƯ về việc hướng dẫn triển khai tổ chức Đại hội khuyến học các cấp và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội khuyến học.
❖Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tình
- Xây dựng các đề án về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở.
- Xây dựng đề án qui hoạch phát triển giáo dục đến năm 2010.
- Xây dựng đề án qui hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2001- 2010.
- Ban hành các chế độ đối với cán bộ giáo viên công tác miền núi, giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục, chế độ thu hút giáo viên ở ngoài tỉnh và ưu đãi sinh viên theo học các trường sư phạm về Ninh Thuận công tác.
- Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phòng học, trang thiết bị giáo dục, chế độ cho cán bộ công chức đi học tập trang ngoài tỉnh. Có chủ trương huy động nguồn lực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế- xã hội...để phát triển giáo dục.
- Chỉ thị 07/CT ngày 18/3/1997 của UBND Tỉnh về việc chấn chỉnh và quản lý loại hình mầm non tư thục.
- Quy định (kèm theo Quyết định số 50/2000/QĐ-UB) về việc sửa đổi bổ sung công tác thu, công tác quản lý điều hành và sử dụng nguồn thu đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học thuộc các bậc học trong tỉnh.
❖Văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục-đào tạo
- Văn bản số 1188/NV-DH hướng dẫn việc dạy thêm, học thêm.
- Quy định về thu tiền của học sinh và quản lý thu chi tiền học phí, tiền xây dựng trường.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi đối với những người có công với cách mạng và con của họ đang học trong các trường.
- Kế hoạch triển khai hoạt động hè ở các địa phương. Hướng dẫn việc tăng cường công tác trật tự, vệ sinh... trong trường học.
- Triển khai, thực hiện công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết phát triển giáo dục miền núi của Tỉnh uy, xây dựng ngành học mầm non tư thục ở Thị xã Phan rang-Tháp Chàm.
❖ Các tổ chức, đoàn thể khác (Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Nông dân, Công an, Quân đội, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em , Sở Văn hóa Thông tin, Sở Thể dục Thể thao, Sở Lao động Thương binh- Xã hội,...)
Từ nhận thức đến hành động, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh luôn đề ra những chủ trương, xây dựng những chương trình liên tịch, tổ chức các phong trào nhằm giáo dục, tuyên truyền vận động thanh thiếu niên có ý thức rèn luyện đạo đức, công nhân viên chức lao động, nhân dân biết áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất để xóa đói, giảm nghèo, biết nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao hiểu biết, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề bậc thợ, biết cách phòng chông AIDS, đẩy lùi tệ nạn xã hội, ma tuy, mại dâm, biết chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua những quy ước, hương ước, tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, xây dựng cơ quan, gia đình văn hóa do mặt trận Tổ quốc phôi hợp ngành văn hóa thông tin phát động, kết hợp với việc tích cực phôi hợp nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở đã làm tiền đề vững chắc cho công tác XHHHGD tại Ninh Thuận ngày càng có sự chuyển mình rõ nét, tạo được niềm tin cho đối tác trong khi tham gia XHHHĐGD.
Tóm lại, nhận thức của các ngành, các cấp trong tỉnh về XHHHĐGD đã có sự nhất quán từ sự chỉ đạo: "Coi trọng phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo cả về quy mô và chất lượng để đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài"[13; 9], kiên trì thực hiện phương châm "Nhà nước và dân dân cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục".
Từ đó: "Trên cơ sở sự phát triển của nền kinh tế địa phương mà xây dựng chỉ tiêu kế hoạch phát triển cho hợp lý ở từng địa bàn của toàn tỉnh, theo tinh thần đa dạng hóa các loại hình đào tạo và thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục để thu hút các cháu trong độ tuổi đến trường giảm tỷ lệ học sinh thất học, bỏ học nửa chừng". [ 13;
12]