Thu hút các l ực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt

Một phần của tài liệu xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 78)

GIÁO D ỤC Ở TỈNH NINH THUẬN 2.1. Vài nét v ề đặc điểm tỉnh Ninh Thuận

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TỈNH NINH THUẬN NHỮNG NĂM TỚI

3.3. Những giải pháp xã hội hóa hoạt động giáo dục cụ thể

3.3.2. Thu hút các l ực lượng xã hội tham gia các hoạt động giáo dục trong đó nhà trường giữ vai trò nòng cốt

XHHHĐGD không chỉ là sự đóng góp tiền của xây dựng cơ sở vật chất nhà trường mà còn phải vận động xã hội tham gia vào việc giải quyết những vấn đề của giáo dục nhằm mục đích giáo dục con người, hình thành và phát triển nhân các con người vì mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

a) Các lực lượng xã hội có tiềm năng và thực sự có khả năng tham gia vào quá trình giáo dục- đào tạo qua những nội dung sau

❖Tham gia cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường Căn cứ vào qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội với những nhu cầu về dân trí, nhân lực và nhân tài mà các cáp Uy Đang, chính quyên, các ngành và các tô chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ học sinh có thể đề xuất những yêu cầu về đào tạo và giáo dục đối với nhà trường như quy mô phát triển, việc phổ cập giáo dục, việc đào tạo nghề.. .dự tính cả việc sử dụng học sinh ra trường, nhất là tính toán nguồn nhân lực, đội ngũ lao động theo sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề.

❖Tham gia sưu tầm, cung cấp tư liệu để biên soạn các tài liệu, các bài giảng trong nội dung giáo dục phần mềm của các chương trình giảng dạy ở nhà trường (lịch sử, địa lý, văn hóa, nghề truyền thống địa phương, truyền thống cách mạng, kinh nghiệm SXKD...). Ngoài ra, còn tham gia cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục dưới các hình thức báo cáo chuyên đề, nói chuyện theo chủ đề ngày chủ điểm, ngày kỷ niệm truyền thống của dân tộc, của địa phương, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tham gia kiến, thực tập ở các cơ sở sản xuất kinh doanh...

❖Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục cho nhà trường bên cạnh hoạt động chính khóa như: Thành lập "Nha học đường" trong trường, giáo dục dân số, giới tính, kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, các hoạt động tham quan du lịch, vui chơi, giải trí, tập luyện thi đấu TDTT, hội diễn văn nghệ, giao lưu văn hóa... nhằm xây dựng môi trường lành mạnh, thuận lợi cho công tác giáo dục - đào tạo.

❖Tham gia công tác xoa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, vận động cha mẹ học sinh đưa con ra lớp nhân ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, vận động, ủng hộ học sinh tham gia các kỳ thi tuyển học sinh giỏi, thi tốt nghiệp các cấp, tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học có thể tiếp tục học tập.

❖Tham gia vào việc đa dạng hóa các hình thức học tập, các loại hình trường lớp : mở các nhóm trẻ gia đình, các lớp học tình thương, lớp học linh hoạt chăm lo cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em lang thang,cơ nhỡ... Phát triển các trường, lớp bán trú, trường dân lập, trường tư thục, hình thành các cơ sở dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên (ở tỉnh), Trung tâm học tập cộng đồng ( ở các xã).

❖Tham gia đóng góp gây dựng các loại quỹ: quỹ bảo trợ học đường, quỹ vì tuổi thơ, quỹ học sinh nghèo vượt khó học giỏi, quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ khuyên học, quỹ dòng tộc... Đồng thời đặt ra nhiều giải thưởng (Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh...) nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, khen thưởng học sinh, sinh viên nghèo, diện chính sách hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

❖Tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chát trường lớp, tâm cường trang thiết bị dạy học cho nhà trường, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho dáo viên...

❖Tham gia bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp cho HS,SV, tạo ra địa chỉ đào tạo (giải quyết bế tắc đầu ra) theo đơn đặt hàng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho giáo dục ( các đơn vị sản xuất kinh doanh).

Có thể nói về thực chất XHHHĐGD chính là xây dựng được cơ chế phối hợp các lực lương trong toàn xã hội tự nguyện tự giác tham gia các hoạt động giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chủ động phát động của nhà trường (với vai trò là trung tâm, nòng cốt). Thực tế các trường trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa phát huy hết vai trò nòng cốt của mình, do vậy cần lưu ý thường xuyên thực hiện tốt các yêu cầu sau:

- Nhà trường tích cực tư vấn, tham mưu cho sở, Phòng GĐ-ĐT, cấp ủy, chính quyền địa phương và các đoàn thể đồng cấp.

- Nhà trường phải tham gia tổ chức, điều hành, kiểm tra hoạt động giáo dục và việc quyết định triển khai các chủ trương cụ thể của cấp uy, chính quyền trên địa bàn liên quan đến XHHHĐGD.

- Nhà trường kiên trì vận động nhân dân trong việc tiếp nhận các chủ trương, biện pháp giáo dục từ đó có tác động thống nhất, tích cực cho các hoạt động của nhà trường.

- Nhà trường phải phối hợp tốt với các đơn vị giáo dục trên cùng địa bàn, hội CMHS, các đoàn thể xã hội để huy động học sinh ra lớp, người trong độ tuổi tham gia các lớp XMC, PCGD, quan tâm giáo dục đạo đức học sinh kể cả trong và ngoài nhà trường, tổ chức hoạt động hè, thực hiện việc khuyến dạy, khuyên học cho giáo viên và học sinh.

- Nhà trường phải quan hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, gắn bó đồng bộ với các lực lượng xã hội để tạo nên sức mạnh cộng đồng, tự nguyện làm giáo dục vì cộng đồng.

Để thực sự thu hút được các lực lượng xã hội tham gia tốt các hoạt động giáo dục, các ngành chức năng và nhà trường phải xác định rõ vai trò của từng thành viên để có biện pháp tác động thích hợp. mang lại hiệu quả thiết thực.

b) Vai trò của các lực lượng xã hội tham gia XHHHĐGD

❖Đảng Đảng ủy có trách nhiệm đề ra các chủ trương, ra những nghị quyết về XHHHĐGD, xác định rõ mục tiêu, phương hướng, chỉ đạo các giải pháp lớn, nhỏ thật cụ thể, sát với hoàn cảnh địa phương, có biện pháp giải quyết các điều kiện thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả XHHHĐGD ở địa phương.

Đảng ủy có trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, đoàn thể, quần chúng thực hiện những Nghị quyết trên. Để Đảng lãnh đạo tốt XHHHĐGD cần có sự hỗ trợ của cơ quan Đảng trước hết là Ban Tuyên giáo và các cán bộ chuyên trách tuyên giáo ở địa phương - đây là bộ phận tham mưu trực tiếp cho cấp ủy, đồng thời theo dõi suốt quá trình giúp cấp ủy thực hiện sự lãnh đạo của Đảng.

❖Hội đồng nhân dân (HĐND) Là cơ quan đại diện cho ý chí nguyện vọng về mọi mặt của nhân dân địa phương. Hội đồng nhân dân bàn bạc, cụ thể hóa các chủ

trương , phương hướng của cấp trên, của Đảng ủy cùng cấp, hoạch định các chương trình, kế hoạch, cân đối các điều kiện thực hiện như ngân sách, đội ngũ, cơ sở vật chất.v.v..

Hội đồng nhân dân phân rõ trách nhiệm cho các tổ chức, các cơ quan, ban ngành, động viên các lực lượng cùng tham gia XHHHĐGD dưới sự quản lý của Nhà nước.

HĐND giao trách nhiệm cho ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện các chủ trương, Nghị quyết về XHHHĐGD dưới sự giám sát, hỗ trợ của mình.

❖Ủy ban nhân dân (UBND)

ủy ban nhân dân là cơ quan hành pháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục theo qui định về sự phân cấp giáo dục.

Ủy ban nhân dân được HĐND cùng cấp giao trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động về XHHHĐGD, thực hiện các chủ trương của Đảng, của ngành chuyên môn (ngành GD-ĐT) được phổ biến từ cấp trên. Trong việc XHHHĐGD, UBND các cấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo, phôi hợp các lực lượng xã hội làm giáo dục. Để thực hiện các chủ trương, chương trình, kế hoạch về XHHHĐGD, UBND cần dựa vào sự tham mưu của ngành dọc, của các trường, của HĐGD cấp cơ sở, quán triệt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ.

❖Các ngành trong bộ máy Nhà nước

* Ngành Tổ chức - cán bộ và ngành Lao động - Thương binh - Xã hội

Các ngành này tham gia XHHHĐGD theo chức năng và nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm xác định đủ biên chế đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên các cơ sở giáo dục theo quy định chung và chiếu cố quan điểm về vùng do tính địa phương trong XHHHĐGD.

Thực hiện các chính sách chăm sóc, giáo dục trẻ em, chính sách lương, phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên và cán bộ công nhân viên, giúp đỡ tài chính, hiện vật nhằm mở rộng các loại hình trường lớp dành cho trẻ em có nhiều khó khăn.

Thực hiện việc tiêu chuẩn hóa nghiệp vụ, chức danh đối với giáo viên và cán bộ quản lý, thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tay nghề...

* Ngành Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Tài chính

Giúp ƯBND đồng cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giáo dục, cân đối các chỉ tiêu phát triển với điều kiện để phát triển như : Ngân sách giáo dục cho các cấp kịp thời, đủ định mức, thực hiện chế độ quyết toán đúng quy định, tham mưu đề xuất và thực hiện các định mức, chế độ liên quan đến người dạy, người học.

Bảo đảm các nguồn đầu tư cho giáo dục ngoài ngân sách (von chương trình, mục tiêu, ODA,...), tiến độ tư vấn, thẩm định, triển khai các dự án xây dựng cơ sở vật chất trường học trên địa bàn.

* Các ngành Văn hóa - Thông tin, Thể dục - Thể thao, Du lịch, Y tế, Dân số - Gia Đình và Trẻ Em, Khoa học - Công nghệ

Theo chức năng của các ngành này, họ có thể giúp các trường về việc cung cấp các phương tiện văn hóa phi vật thể, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt vui chơi, tập luyện thi đấu thể dục thể thào, tham quan du lịch danh lam thắng cảnh tìm hiểu về đất nước quê hương. Xây dựng môi trường văn hóa, mô hình văn hóa địa phương. Phối hợp với ngành giáo dục tổ chức việc giáo dục bồi dưỡng cho mọi người, cha mẹ học sinh những kiến thức cần thiết về nuôi dạy chăm sóc con cái, phòng ngừa bệnh tật, sức khỏe sinh sản, bảo vệ môi trường, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm. Nếu có thể đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đời sống...

* Một số ngành khác trong bộ máy Nhà nước như Giao thông, Bưu điện, Điện lực, Công an, Bộ đội biên phòng, Quân đội, Công - nông nghiệp,... tùy theo chức năng và điều kiện cụ thể từng ngành, từng nơi mà có những hình thức phong phú trong công tác XHHHĐGD.

❖ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị

* Mặt trận Tổ quốc

Với việc tập hợp rộng rãi các thành viên gồm các đoàn thể nhân dân, hội quần chúng, những người tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài.... có nhiệm vụ vận động, đôn đốc hội viên, đoàn

viên của tổ chức mình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đồng thời có trách nhiệm "động viên toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục" [ 9;

56] ,thể hiện bằng việc làm sau: Tập hợp, phản ánh nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, nhu cầu nhà trường trên mỗi địa bàn để tham gia chủ trương, kế hoạch, giải pháp thực hiện KHHHĐGD,tổ chức tuyên truyền giáo dục động viên để các thành viên trong tổ chức mình nắm và thực hiện tốt các chủ trương về giáo dục ngay trên địa bàn trường đóng, cùng tham gia đóng góp các nguồn lực cho HĐGD của địa phương, tham gia quản lý giáo dục thông qua kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chế độ, chính sách... theo chức năng nhiệm vụ của mình, kiến nghị những giải pháp mới, những chế độ chính sách phù hợp với chính quyền các cấp nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển giáo dục trên địa bàn. Gần đây với việc phát động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" đã thể hiện thêm mặt tích cực của Mặt trận trong việc huy động các lực lượng toàn xã hội tham gia xã hội hóa hoạt động giáo dục.

* Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCSHCM) " Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục". [ 9; 56 ]. Với lực lượng hùng hậu có mặt ở mọi nơi trong và ngoài nhà trường, Đoàn giữ vai trò quan trọng trong các nhà trường và ở địa phương qua việc: Tham gia các hoạt động giáo dục ngay trong nhà trường như giảng dạy, học tập, giáo dục đạo đức học sinh, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt hè, hoạt động xã hội, từ thiện... Đoàn đã có nhiều biện pháp tích cực giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, giúp trẻ miền núi, vùng khó khăn được biết chữ (ánh sáng văn hóa hè), là đội xung kích trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường...

❖ Tổ chức công đoàn các cấp

Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, có vai trò là trường học quản lý, trường học kinh tế, trường học Chủ nghĩa Cộng sản của công nhân lao động, trong đó mọi đoàn viên đều là thầy và cũng là trò, luôn nổ lực dìu dắt, giúp đỡ lẫn nhau. Công đoàn Việt Nam lại có một vị trí khá đặc biệt: là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng, là cộng tác đắc

lực của Nhà nước, thể hiện ở ba chức năng : giáo dục, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CNVC-LĐ, tham gia quản lý Nhà nước. Từ những yếu tố trên, công đoàn có khả năng vừa tuyên truyền giáo dục, chuyển tải những chủ trường, đường lôi của Đảng và Nhà nước đến toàn thể CNVC-LĐ có mặt hầu hết ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể xã hội vừa có thể tác động tham mưu với chính quyền để giải quyết thỏa đáng những yêu cầu đúng đắn, lại vừa tham gia giám sát, kiểm tra để bảo đảm tính hợp pháp, công bằng xã hội. Điều này rất cần để thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động giáo dục.

Thông qua việc phát động các phong trào thi đua yêu nước, phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động... trong CNVC-LĐ, tổ chức công đoàn các cấp đã tạo .được khí thế thi đua học tập nâng cao trình độ mọi mặt, lao động giỏi, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình, cơ quan văn hóa, xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư...

khá sôi nổi trong mỗi công đoàn cơ sở, đây cũng là mặt tích cực trong việc tham gia công tác XHHHĐGD của tổ chức và đoàn viên công đoàn.

* Hội Phụ nữ các cấp

Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội qua những đóng góp không nhỏ của phụ nữ trong việc quán xuyến gia đình, chăm lo giáo dục con cái, tham gia hoạt động xã hội, lao động sản xuất phát triển kinh tế... Thông qua các phong trào, các cuộc vận động của các cấp hội, phụ nữ đã và đang có sự góp phần quan trọng trong việc trực tiếp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, duy trì sĩ số, chống bỏ học ở các cấp học, giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng ngừa bệnh tật, phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh, sinh viên ... Đặc biệt với ngành GD - ĐT, nữ giới tham gia rất đông, việc tự học tập rèn luyện nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, việc tham gia giảng dạy các lớp XMC, PCGD, gương mẫu trong thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động tại địa phương trường đóng... đã thể hiện sự đóng góp khá đa dạng và nhiệt tình của phụ nữ nói chung và Hội phụ nữ các cấp nói riêng trong việc thực hiện chủ trương XHHHĐGD tại địa phương.

* Hội Cựu chiến binh

Một phần của tài liệu xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)