Nguyên nhân c ủa những thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 65)

GIÁO D ỤC Ở TỈNH NINH THUẬN 2.1. Vài nét v ề đặc điểm tỉnh Ninh Thuận

2.6. Nguyên nhân c ủa những thành tựu và hạn chế

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục -đào tạo, trong đó XHHHĐGD là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quán triệt Nghị quyết 90/CP và Nghị định 73/CP về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa. Trên cơ sở nắm được nguyên tắc, nội dung định hướng chính quyền địa phương đã từng bước cụ thể hóa thành chủ trương, chương trình hành động phù hợp từng vùng, miền, từng giai đoạn.

- Ngành giáo dục-đào tạo nói chung và các trường nói riêng đã có nhiều cố gắng tham mưu cho cấp uy, chính quyền địa phương, thể hiện được vai trò nòng cốt trong quá trình tổ chức thực hiện công tác XHHHĐGD.

- Các lực lượng xã hội đã nghiêm túc thực hiện chủ trương của ngành dọc, chủ động hợp tác với nhau (qua ký kết liên tịch) tạo được sự phối hợp hành động khá đồng bộ ở từng địa bàn, khu dân cư.

- Chính quyền các cấp đã chú ý lấy điểm nhân diện về mô hình gây quỹ khuyến học khuyến tài của họ tộc, của địa phương, mô hình mở Hội nghị 'Toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục" để thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của mọi tầng lớp nhân dân, các lực lượng trong xã hội cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đã tạo hành lang pháp lý chặt chẽ bằng các văn bản chỉ đạo cụ thể để tổ chức Đại hội khuyến học từ cơ sở đến cấp tỉnh (đạt 100%).

2.6.2.Nguyên nhân h ạn chế

- Công tác tuyên truyền phổ biến về chủ trương XHHHĐGD ở địa phương còn yếu. Qua phiếu thăm dò và trao đổi tìm hiểu một số người có trách nhiệm có đến 98%

ý kiến cho rằng các lực lượng giáo dục ở từng địa bàn chưa tích cực tuyên truyền, tác động công tác XHHHĐGD nên chưa thu hút sự quan tâm hỗ trợ của mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức.

- Ngành chủ quản chưa tích cực tham mứu với chính quyền đồng cáp, thiếu sự quan tâm chỉ đạo , đôn đốc, kiểm tra cơ sỏ thường xuyên, thiếu sơ tổng kết, đánh giá tình hình việc thực hiện XHHHĐGD ở từng địa bàn ( mười năm qua chưa mở được Đại hội giáo đục cáp tỉnh, cáp huyện thị mới đạt 40%).

- Ninh Thuận là 1 tỉnh nhỏ điều kiện phát triển kinh tế hạn chế, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tháp, trình độ dân trí chưa cao...đã ảnh hưởng rất lớn trong việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo. Qua ký kiến thăm dò đã có 14% ý kiến cho rằng mức thu lệ phí, học phí của người học hiện nay vượt quá khả năng kinh tế của nhân dân. Thậm chí nhiều cha mẹ học sinh hiện nay có khuynh hướng cho con nghỉ học trường bán công để tham gia các lớp phổ cập trung học cơ sở.

- Hệ thống văn bản pháp quy đối với loại hình trường lớp ngoài công lập chưa đồng bộ, việc cụ thể hóa Nghị định 73/CP còn chậm. Đã có 93% ý kiến được thăm dò cho rằng nhiều cá nhân, tổ chức rất có tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục nhưng cơ chế chưa thoáng khiến họ còn ngần ngại không mạnh dạn đầu tư cho giáo dục đào tạo.

- Các điều kiện về chất lượng như: số lượng nhà giáo ưu tú, số giáo viên giỏi, số học sinh giỏi không được nâng lên (cả tình chỉ có 01 nhà giáo ưu tú được công nhận cách đây 5 năm, giáo viên giỏi chỉ chiếm 1,2%; giáo viên có trình độ sau đại học chiếm 03%, từ năm học 98 -99 đến nay số lượng học sinh giỏi đạt giải toàn quốc ở bậc tiểu học và trung học cơ sở không có (so với trước kia bình quân mỗi năm có khoảng 8 em). Đây là một ương những trở ngại khá nhạy cảm trong vấn đề huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, thu hút đơn đặt hàng của các tổ chức, các đơn vị sản xuất kinh doanh, dành cho giáo dục. Kết quả thăm dò chỉ có 3% cho rằng các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh tích cực hỗ trợ, thường xuyên có đơn đặt hàng cho giáo dục.

- Vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa triệt để, dân chủ hóa trường học chưa cao dẫn đến một số nơi có đơn thư khiếu nại tố cáo, có nơi còn vi phạm nguyên tắc tài chính, quản lý các nguồn thu lỏng lẻo, tùy tiện, làm giảm lòng tin trong nhân dân, giảm tinh thần tự nguyện, tự giác cống hiến của tập thể sư phạm.

- Các trường chưa phát huy tối đa vai trò nòng cốt của mình, trong đó có thế mạnh của tổ chức công đoàn trường học.

Một phần của tài liệu xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)