Thành t ựu và hạn chế trong việc triển khai XHHHĐGD ở Ninh Thuận 1. Nh ững thành tựu

Một phần của tài liệu xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 62)

GIÁO D ỤC Ở TỈNH NINH THUẬN 2.1. Vài nét v ề đặc điểm tỉnh Ninh Thuận

2.5. Thành t ựu và hạn chế trong việc triển khai XHHHĐGD ở Ninh Thuận 1. Nh ững thành tựu

Thực tế việc triển khai công tác XHHHĐGD trong hơn 10 năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết 90/CP và Nghị định số 73/CP của Chính phủ, công tác XHHHĐGD đã dần đi vào chiều sâu và đã có những đóng góp đáng kể cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà đó là :

- Nhận thức của xã hội về giáo dục- đào tạo đã có những chuyển biến cơ bản Nhân dân Ninh Thuận ngày càng thấy rõ vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, thấy rõ nguồn lực con người là nhân tố quyết định tạo ra nội lực cho công cuộc CNH-HĐH đất nước ; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, cần thiết phải đặt giáo dục lên vị trí quốc sách hàng đầu...

Nhận thức của xã hội thể hiện: Muốn phát triển giáo dục phải huy động mọi nguồn lực của xã hội; Nhà nước nhân dân cùng làm giáo dục. Như vậy tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự bao cấp của Nhà nước đã được khắc phục dần, và một sự chuyển nhận thức quan trọng hơn nữa là tâm lý người dân đã dần dần chấp nhận mô hình trường bán công, điều này trước năm 1996 khi bắt đầu hình thành một trường bán công THPT đã gặp không ít trở ngại về mặt tâm lý xã hội.

Qua kết qua thăm dò trên cho thấy quan niệm XHHHĐGD ngày càng được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện hơn và được coi là một giải pháp chiến lược để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Mạng lưới các cơ sở giáo dục phát triển, quy mô giáo dục tăng nhanh, đã hình thành được phong trào học tập sôi nổi trong cán bộ, nhân dân , nhất là trong thanh thiếu niên

Trong 5 năm qua, nhờ tác động của XHHHĐGD hệ thông trường lớp trong tỉnh được sắp xếp một cách hợp lý hơn, tạo điều kiện cho các em trong độ tuổi đi học nhất là các em ở vùng sâu, vùng xa, miền núi được thuận lợi trong việc đến trường, thu hút tối đa số học sinh tiểu học nhờ đó giảm dần đối tượng PCGDTH .

Hệ thông giáo dục không chính quy đã tiếp nhận hàng ngàn lượt CNVC-LĐ và nhân dấn ở tuổi lao động tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính, bổ túc văn hóa, học nghề, sinh hoạt hướng nghiệp, phổ biến kiến thức về khuyến nông, khuyến lâm, khuyên ngư... tạo nên phong trào học tập sôi nổi ở nhiều nơi, việc học tập thực sự đã có mặt ở mọi nhà , mọi cộng đồng.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đã có nhiều biện pháp huy động các lực lương xã hội tham gia phát triển giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Từ những giải pháp của chính quyền địa phương nhằm tăng cường XHHHĐGD (đã nêu ở mục 2.4) đã tạo cầu nối cho các lực lượng xã hội, các cấp các ngành, các tổ chức đơn vị, cá nhân ngày càng có ý thức tham gia một cách tự giác vào các hoạt động giáo dục của nhà trường (đã chứng minh ở mục 2.3.2), đặc biệt vai trò giáo dục của gia đình ngày càng được củng cố, phát huy.

- XHHHĐGD đã tạo thêm nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ các hoạt động của nhà trường. Chăm lo, cải thiện đời sông vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

- XHHHĐGD đã giúp loại hình ngoài công lập phát triển khá nhanh và có tính ổn định cao, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong tỉnh và giảm đi sức ép về qui mô ở khu vực giáo dục công lập, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Ngày dần hoàn thiện cơ chế điều hành XHHHĐGD ở các cấp và tăng cường việc thể chế hóa sự quản lý của Nhà nước cho việc XHHHĐGD ở cơ sở (một số văn bản và giải pháp đã được nêu ở 2.2 và 2.4)

2.5.2. Nh ững hạn chế

- Mặc dầu đã có sự chuyển biến cơ bản về nhận thức nhưng vẫn còn một số nơi nhận thức của cấp uy, chính quyền và nhân dân về công tác XHHHĐGD còn rất hạn chế, có địa phương còn khoan trắng cho nhà trường, một số biểu hiện phiến diện trong nhận thức như : Cho đây là giải pháp tình thế trong lúc nhà nước khó khăn, chỉ hiểu đơn thuần XHHHĐGD là huy động tiền của nhân dân để xây dựng, tu sửa trường lớp, do đó cho rằng XHHHĐGD chỉ nên thực hiện ở các địa bàn có điều kiện kinh tế phát triển, còn ở khu vực khó khăn thì trông chờ vào nguồn lực của Nhà nước.

- Đại hội giáo dục ở các cấp chưa được ngành GD-ĐT quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, mười năm qua chỉ có 53,4% xã phường và 40% huyện thị tổ chức đại hội giáo dục. Huyện Ninh Phước là đơn vị điểm mở Hội nghị "Toàn dân chăm lo sự nghiệp giáo dục" trong toàn tỉnh nhưng chỉ dừng lại ở đó (và cũng chỉ mở được 1 lần) đến nay toàn huyện mới có 12/14 xã, thị trấn mở Hội nghị giáo dục (rãi rác nhiều năm gộp lại). Mặt khác, khi đã hình thành Hội đồng giáo dục ở cơ sở hiệu quả hoạt động lại chưa cao, đa số chỉ tập trung giải quyết vấn đề tu sửa, xây dựng trường lớp, thiếu kế hoạch cụ thể dài hơi, còn lúng túng trong phương thức tổ chức hoạt động.

Vòng hơn 1 năm, sau khi BCH lâm thời Hội khuyến học tỉnh hình thành vào tháng 5/2002) nhiều nơi cho rằng có sự chồng chéo giữa Đại hội khuyến học và Đại hội giáo dục nên không tiếp tục mở ĐHGD cấp cao hơn (thị xã Phan Rang- Tháp Chàm chỉ mở Đại hội giáo dục ở 15/15 xã, phường, không mở ĐHGD cấp thị. Huyện Bác Ái đã mở Đại hội khuyên học 9/9 xã và cấp huyện, không tiến hành mở ĐHGD ở xã, huyện vì cho rằng chức năng giống nhau).

- Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội có lúc, có nơi chưa đồng bộ, thiếu sự nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Đa số các lực lượng hoạt động theo chỉ đạo của ngành dọc, thiếu cơ chế phối hợp hoạt động ở địa phương theo tinh thần XHHHĐGD.

Một số chủ trương triển khai thực hiện còn chậm như việc phối hợp trong xây dựng cơ bản, tổ chức hoạt động hè cho học sinh (4 năm qua bỏ trắng sinh hoạt hè ở địa phương),... có đến 80% ý kiến thăm dò cho rằng mức độ quan tâm, hỗ trợ của cá nhân và các lực lượng trọng xã hội còn hạn chế, chưa tự nguyện tự giác.

- Mặc dù hàng năm ngân sách tỉnh và trung ương đã dành những khoản đáng kể để xây dựng mới trường lớp, nhưng do số lượng học sinh tăng hàng năm quá cao cộng với nhiều cơ sở xây dựng quá lâu nay xuống cấp trầm trọng chưa được nâng cáp bể sung. Vì vậy nhiều năm qua tình trạng học sinh học ca ba, học nhờ vẫn tiếp tục xảy ra nhất là ở địa bàn đông dân cư.

Một phần của tài liệu xã hội hóa hoạt động giáo dục tại tỉnh ninh thuận thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)