K ết quả điều tra

Một phần của tài liệu thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 38 - 46)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Th ực trạng của việc mở đầu và củng cố bài trong dạy học hóa học THPT

1.5.4. K ết quả điều tra

Thông qua 97 phiếu tham khảo ý kiến giáo viên cao học khóa 19,20 chúng tôi đã thu được kết quả thống kê trong các bảng từ 1.1 đến 1.5 (Các giá trị trong bảng được sắp xếp theo điểm trung bình từ cao đến thấp). Dựa vào điểm trung bình để phân tích, nhận xét ý kiến của GV về những nội dung điều tra và đưa ra kết luận.

Giá trị % đối tượng đồng ý chọn được tính như sau:

Giá trị% = ni : Σni

ni : số lượng đối tượng đồng ý chọn thứ i Σni : tổng số lượng đối tượng điều tra thứ i Cách tính điểm trung bình:

Điểm TB = (4. % rất thường xuyên + 3. % thường xuyên + 2. % không thường xuyên + 1. % không khi nào) .

1.5.4.1. Mức độ quan tâm đến việc mở đầu và củng cố bài

Bảng 1.1. Mức độ quan tâm đến việc mở đầu và củng cố bài Mức độ thường xuyên

Rất thường

xuyên (%)

Thường xuyên

(%)

Không thường

xuyên (%)

Không khi nào (%)

Điểm TB

a. Xác định và làm rõ trọng tâm bài 52 44 4 0 3.48

b. Củng cố kiến thức 27 70 3 0 3.34

c. Sử dụng hệ thống câu hỏi 37 55 8 0 3.29

d. Giúp học sinh ghi nhớ bài học 29 58 13 0 3.16 e. Liên hệ bài giảng với thực tế 11 76 13 0 2.98

f. Mở bài hay, hấp dẫn 26 44 30 0 2.96

Nhận xét:Dựa vào bảng 1.1, ta thấy việc xác định, làm rõ trọng tâm bài và củng cố kiến thức được các giáo viên quan tâm nhất, mở bài là khâu ít được chú ý hơn.

Xác định và làm rõ trọng tâm bài là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của bài lên lớp. Xác định tốt trọng tâm bài giúp GV phân phối thời gian hợp lí cho các bước lên lớp đồng thời có những phương pháp, hình thức dạy học thích hợp nhằm hướng HS tập trung nắm chắc kiến thức trọng tâm.

Số lượng GV quan tâm đến củng cố nhiều (điểm TB = 3.34) chứng tỏ hầu hết GV đã biết được tầm quan trọng của việc củng cố trong dạy học hóa học.

Con số 30% giáo viên không thường xuyên chú ý đến việc mở đầu bài giảng cho thấy hiện nay việc mở đầu bài giảng còn chưa được quan tâm đầy đủ. Để có

1 100

một mở đầu hay, hấp dẫn không phải là điều dễ dàng đối với mọi giáo viên nhất là những giáo viên trẻ.

1.5.4.2. Mức độ thường xuyên khi sử dụng các hình thức vào bài Bảng 1.2. Mức độ thường xuyên khi sử dụng các hình thức vào bài

Mức độ thường xuyên

Rất thường

xuyên (%)

Thường xuyên

(%)

Không thường xuyên

(%)

Không khi nào (%)

Điểm TB

a. Từ bài cũ dẫn vào bài mới bằng mối liên hệ

logic 30 59 11 0 3.19

b. Đặt câu hỏi nêu vấn đề 36 43 21 0 3.15

c. Liên hệ từ thực tế 12 58 23 7 3.11

d. Từ kiểm tra bài cũ dẫn vào bài mới 25 60 11 4 3.02 e. Vào bài trực tiếp (chỉ giới thiệu tên bài mới) 7 29 46 18 2.25 f. Dùng sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ, mô hình 4 20 73 1 2.14

g. Kể một câu chuyện 2 12 84 2 2.14

h. Sử dụng thí nghiệm 3 10 67 20 1.96

i. Tổ chức hoạt động tập thể (cả lớp cùng thực

hiện một nhiệm vụ rồi dẫn vào bài mới) 2 18 44 36 1.86

Nhận xét: Dựa vào kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy:

 Những hình thức mở đầu bài giảng thường được sử dụng là: từ bài cũ dẫn vào bài mới bằng mối liên hệ logic (điểm TB = 3.19) , đặt câu hỏi nêu vấn đề (điểm TB = 3.15), liên hệ từ thực tế (điểm TB = 3.11), từ kiểm tra bài cũ dẫn vào bài mới (điểm TB = 3.02).

Mở đầu bằng hình thức “Từ bài cũ dẫn vào bài mới bằng mối liên hệ logic”

là hình thức vừa dễ sử dụng lại vừa mang tính chất giới thiệu cho HS kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, HS có thể tiếp thu kiến thức mới một cách logic hơn.

Mở đầu bằng hình thức“Đặt câu hỏi nêu vấn đề”: hình thức mở bài này được giáo viên sử dụng khá nhiều vì bản chất con người là tò mò, khi giáo viên đưa ra

một câu hỏi thách đố sẽ khêu gợi được trí tò mò của học sinh giúp học sinh chú ý hơn, hứng thú hơn khi tiếp nhận kiến thức mới.

Mở bài bằng hình thức “Liên hệ từ thực tế”: Hình thức vào bài này cũng được khá nhiều giáo viên sử dụng vì giúp HS thấy được hóa học gần gũi và quan trọng trong cuộc sống. Từ đó các em có động lực và hứng thú học hóa hơn để có thể giải thích được những hiện tượng xung quanh.

Mở đầu bằng hình thức “Kiểm tra bài cũ dẫn vào bài mới”: hình thức vào bài này giúp giáo viên vừa tiết kiệm được thời gian vừa giúp học sinh tìm được mối liên hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, lấy kiến thức cũ làm nền tảng phát triển.

 Những hình thức mở bài ít được sử dụng nhất là: sử dụng thí nghiệm( điểm TB =1.96) và tổ chức hoạt động tập thể( điểm TB = 1.86).

Đây là những hình thức đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức để thu thập tư liệu, thông tin. Ngoài ra nó cũng gây mất trật tự lớp học và chiếm nhiều thời gian khi sử dụng hơn các hình thức mở bài khác nên ít được GV sử dụng. Tuy nhiên hóa học là môn khoa học thực nghiệm, việc dùng thí nghiệm để mở bài sẽ giúp cho HS tin tưởng vào khoa học và chân lí đồng thời thể hiện rõ đặc trưng của môn học, từ đó gây được hứng thú học tập cho HS. Do đó GV cần chú ý nhiều hơn đến việc dùng thí nghiệm để vào bài hoặc sử dụng các đoạn phim thí nghiệm chiếu cho HS xem đối với thí nghiệm lâu xảy ra, khó thực hiện, độc hại.

1.5.4.3. Những khó khăn khi mở đầu bài giảng

Bảng 1.3. Những khó khăn khi mở đầu bài giảng

Những khó khăn khi mở đầu bài giảng Rất nhiều

(%)

Nhiều (%)

Vừa phải (%)

Không đáng kể

(%)

Điểm TB

a. Ít có thời gian chuẩn bị 22 28 45 5 2.67

b.Chưa biết nhiều hình thức mở bài khác

nhau 6 48 35 11 2.49

c. Sợ mất thời gian của tiết học 5 43 46 6 2.47

d. Do có ít tư liệu, tài liệu 5 46 35 14 2.42

e. Chưa biết cách thể hiện cho hấp dẫn 9 36 33 22 2.32

f. Sợ lớp mất trật tự 2 23 46 29 1.98

Nhận xét: Qua khảo sát xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Khó khăn nhiều nhất mà giáo viên gặp phải khi mở đầu bài giảng là “Ít có thời gian chuẩn bị”: Thực tế giảng dạy cho thấy sẽ có những phương tiện dạy học mà người giáo viên phải bỏ thời gian sưu tầm, sáng tạo mới có được trong khi đó ngoài việc giảng dạy, GV còn thực hiện nhiều việc khác nhau: hồ sơ, sổ sách, soạn giáo án, chấm bài, họp tổ, chưa kể đến GV còn bận lo chuyện gia đình, lo dạy thêm để tăng thu nhập. Do đó đây là khó khăn mà nhiều GV nhận thấy.

+ Khó khăn thứ hai là “Chưa biết nhiều hình thức mở bài khác nhau”: Để vào bài luôn hay, lôi cuốn người giáo viên phải liên tục đổi mới các hình thức vào bài.

Có thể nói không có hình thức mở bài nào là tối ưu và tồn tại riêng rẽ. Thông thường để mở bài hay hấp dẫn, người ta thường phối hợp nhiều hình thức khác nhau và ở đó sẽ có một hình thức đóng vai trò chủ đạo. Tùy từng loại bài giảng và đối tượng HS mà GV lựa chọn hình thức vào bài cho có hiệu quả. Công việc này đòi hỏi GV phải có sự sáng tạo và linh hoạt trong suy nghĩ để thiết kế ra các cách mở bài khác nhau cho phù hợp.

+ Bên cạnh đó nhiều GV cũng lo lắng vì “Sợ mất thời gian của tiết học”

Trong một tiết học 45 phút người giáo viên phải thực hiện nhiều bước lên lớp, vào bài chỉ chiếm vài phút nếu quá sa đà vào phần này rất dễ cháy giáo án. Vì thế việc rèn luyện cách phân phối thời gian hợp lý là một yêu cầu cần thiết hiện nay cho mọi giáo viên.

+ “Do có ít tư liệu, tài liệu”: Hiện nay nhờ sự bùng nổ công nghệ thông tin mà lượng kiến thức rất nhiều, rất phong phú, tuy nhiên để có những tư liệu phục vụ tốt việc giảng dạy người giáo viên cần sưu tầm, chọn lọc những tài liệu đáng tin sau đó gia công lại tài liệu sao cho ngắn gọn không mất nhiều thời gian, điều này cũng tốn thời gian của GV. Thiết nghĩ cần có nhiều hơn những nguồn tư liệu quý giúp người giáo viên vào bài tốt hơn.

+ “Chưa biết cách thể hiện cho hấp dẫn”: Đây cũng là khó khăn cho một số GV vì không phải ai cũng biết cách thể hiện thu hút người khác. Do đó mỗi GV cần

nắm rõ sở trường cũng như sở đoản để tận dụng tối đa khả năng làm việc của bản thân cũng như rèn luyện những kĩ năng còn yếu.

+ “Sợ lớp mất trật tự”: Khi sử dụng cách vào bài hấp dẫn sẽ tạo nên sự hứng khởi trong học sinh, đôi lúc có những em quá khích làm khuấy động không khí trong lớp làm lớp mất trật tự, làm ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. Người giáo viên cần tạo không khí vui vẻ trong một chừng mực nhất định, hòa nhã, gần gũi học sinh nhưng luôn nghiêm khắc, giữ khoảng cách.

1.5.4.4. Mức độ thường xuyên khi sử dụng các hình thức củng cố bài Bảng 1.4. Mức độ thường xuyên khi sử dụng các hình thức củng cố bài

Mức độ thường xuyên

Rất thường

xuyên (%)

Thường xuyên

(%)

Không thường

xuyên (%)

Không khi nào (%)

Điểm TB

a. Nhắc lại điểm chính của bài 54 38 8 0 3.46

b. Cho HS làm bài tập áp dụng 50 41 9 0 3.41

e. Hệ thống hóa kiến thức 37 54 9 0 3.26

b. Đặt câu hỏi 29 63 8 0 3.21

d. Dùng phương pháp so sánh 21 45 32 2 2.85

f. Dùng sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu 13 48 39 0 2.74

k. Dùng câu thơ, chữ thần 11 49 40 0 2.71

j. Cho kiểm tra viết ngắn rồi củng cố

dựa trên câu trả lời của HS 10 26 58 6 2.4

g. Dùng trò chơi ô chữ 4 26 44 26 2.08

h. Dùng thí nghiệm 0 15 67 18 1.97

l. Trình bày vấn đề dưới góc độ khác 0 14 54 32 1.82 i. Cho HS phát biểu những suy nghĩ,

nhận thức của bản thân 0 10 55 35 1.75

Nhận xét: Qua khảo sát số liệu, chúng tôi nhận thấy:

+ Hình thức củng cố “Nhắc lại điểm chính của bài” được GV sử dụng nhiều nhất (điểm TB = 3.46). Đây là hình thức ít mất thời gian và dễ thực hiện nhất. Nhắc lại điểm chính của bài chính là áp dụng qui tắc lặp lại nhằm khắc sâu tri thức cho HS. Bên cạnh đó, hình thức “Cho HS làm bài tập áp dụng” cũng được sử dụng nhiều (điểm TB = 3.41). Dùng bài tập để củng cố có nhiều ưu điểm giúp đánh giá mức độ tiếp thu của HS và hiệu quả của phương pháp lên lớp mà GV sử dụng.

+ Hình thức củng cố “Cho học sinh phát biểu những suy nghĩ, nhận thức của bản thân” có điểm TB thấp nhất 1.75. Kiểu củng cố này ít được sử dụng nhất vì không phải lúc nào học sinh cũng chủ động bày tỏ ý kiến, dám nêu lên vấn đề chưa rõ, tâm lí ngại thầy cô, ngại bạn bè. Do đó giáo viên cần động viên học sinh, khuyến khích các em bày tỏ chính kiến, những gì còn thắc mắc sau tiết học.

1.5.4.5. Những khó khăn khi củng cố bài giảng

Bảng 1.5. Những khó khăn khi củng cố bài giảng

Nhận xét: Theo kết quả điều tra ở bảng 1.5, đa số GV đều cho rằng “thời gian của giờ học ngắn” (điểm TB = 2.88) là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khâu củng cố bài.

Những khó khăn khi củng cố bài

Rất nhiều

(%)

Nhiều

(%)

Vừa phải (%)

Không đáng kể

(%)

Điểm TB a. Thời gian của giờ học ngắn ngủi 13 68 13 6 2.88 b. Gần cuối giờ học sinh mất tập trung 27 35 23 15 2.74 c. Ít có thời gian chuẩn bị nhiều hình thức

củng cố khác nhau 4 28 59 9 2.27

d. Chưa biết nhiều hình thức củng cố bài

khác nhau để sử dụng 2 25 55 18 2.07

e. Do khả năng của bản thân còn hạn chế 4 7 35 54 1.61

f. Cách diễn đạt không hấp dẫn 4 7 33 56 1.59

Do đó việc phân phối thời gian hợp lí phù hợp với từng nội dung giảng dạy là việc làm hết sức cần thiết và thường xuyên của mỗi GV. Bên cạnh đó, “gần cuối giờ HS mất tập trung”cũng gây khó khăn không nhỏ cho GV (điểm TB = 2.74). Tâm lí HS gần cuối giờ thường nghĩ đến việc học môn tiếp theo, như vậy GV sẽ không thực hiện được mục đích của giai đoạn củng cố và hiệu quả dạy học cũng không cao. Do đó GV nên xây dựng cho HS thói quen học tập tích cực đến cuối cùng.

Muốn làm được điều đó, người GV cần chuẩn bị nhiều hình thức củng cố khác nhau, vừa có tác dụng khắc sâu kiến thức vừa tạo được tâm lí hứng thú học tập cho HS.

1.5.4.6. Kinh nghiệm khi mở đầu bài giảng của thầy (cô)

Một số kinh nghiệm của GV để có được phần mở đầu bài giảng hay, hấp dẫn:

+ Chuẩn bị phần mở bài một cách chi tiết. Hãy viết những câu đầu tiên chính xác để tránh bị vấp khi nói.

+ Hãy nghĩ đến nhu cầu và sự quan tâm hứng thú của HS.

+ Hãy viết sẵn những câu hỏi mà GV định hỏi hoặc có thể hỏi.

+ Hãy giữ cho phần mở bài tương đối ngắn gọn, khoảng 3-5 phút.

+ Hãy đa dạng hóa các hình thức mở bài để không gây nhàm chán cho HS.

+ Sau khi thiết kế xong, hãy tập trước phần mở bài.

+ Hãy thu thập thông tin phản hồi về phần mở đầu thông qua quan sát hành vi của HS.

+ Lôi cuốn HS tham gia tích cực vào phần mở bài.

+ Phải linh hoạt khéo léo, tùy cơ ứng biến.

1.5.4.7. Kinh nghiệm khi củng cố bài của thầy ( cô) Một số kinh nghiệm của GV để củng cố bài hiệu quả:

+ GV cần nắm vững kiến thức và phương pháp giảng dạy.

+ Chuẩn bị tốt giáo án, phương tiện dạy học.

+ GV phải nắm vững trình độ và tâm lý HS.

+ GV phải xác định được trọng tâm bài học để khắc sâu phần trọng tâm cho HS.

+ Tùy vào điều kiện cụ thể để chọn phương pháp củng cố: tùy vào nội dung bài học, thời gian, trình độ của HS.

+ Cần chú ý thời gian dành cho củng cố, khoảng từ 5-7phút.

+ Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng để xây dựng câu hỏi củng cố.

+ Nội dung củng cố phải khắc sâu kiến thức cho HS.

+ Hình thức củng cố phải mới lạ để kích thích hứng thú học tập cho HS.

Một phần của tài liệu thiết kế phần mở đầu và củng cố bài giảng môn hóa học lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)