4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc thì càng có sức hút đối với du khách.
Theo luật du lịch Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
1.1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có thể phân thành hai nhóm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên: là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch.
Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động - thực vật.
Tài nguyên du lịch nhân văn: là đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình lịch sử tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch. Nhóm tài nguyên này có giá trị nhận thức hơn giá trị giải trí, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có mức thu nhập, có trình độ văn hoá, nhận thức cao hơn.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc tính cơ bản như:
- Mang tính phổ biến
- Mang tính tập trung dễ tiếp cận
- Có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ, giải trí
Các loại tài nguyên du lịch nhân văn:
- Các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc - Các lễ hội
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
- Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác
1.1.3. Khái niệm về KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch, trung tâm du lịch và vùng du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam công bốngày 14 tháng 6 năm 2005:
+ Khu du lịchlà nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
+ Điểm du lịchlà nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Như vậy, có thể thấy, một khu du lịch có thể coi là một điểm du lịch. Nhưng ngược lại một điểm du lịch chưa thể coi là một khu du lịch. Chẳng hạn: quần thể Đá Ba Chồng ven quốc lộ 20 của Đồng Nai là một điểm du lịch, không phải là một khu du lịch.
+ Tuyến du lịchlà lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
+ Trung tâm du lịch: là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại, nơi có nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác mạnh mẽ, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng thu hút khách, đón khách, lưu khách ở mức độ cao.
+ Tiểu vùng du lịch: Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có) có nguồn tài nguyên đa dạng. Cụ thể:
- Trong tiểu vùng du lịch có thể có nhiều điểm du lịch, nhiều trung tâm du lịch kết hợp với nhau.
- Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh. Nhưng sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng có khác nhau.
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. Trong thực tế, ở nước ta có thể phân biệt hai loại tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du lịch đã hình thành và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng). Ở nước ta có 11 tiểu vùng du lịch.
Á vùng du lịch:
- Á vùng du lịch là tập hợp các điểm, các trung tâm, tiểu vùng du lịch (nếu có) thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn và quy mô lãnh thổ rộng hơn.
- Á vùng du lịch bao gồm những địa phương không có các điểm tài nguyên du lịch, nên các mối quan hệ trong á vùng thường đa dạng hơn.
- Trong á vùng du lịch thường có nhiều loại tài nguyên.
- Trong một số vùng du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến sự hìh thành á vùng du lịch. Hệ thống phân vị lúc này chỉ còn 4 cấp: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, vùng du lịch.
Vùng du lịch: Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm, điểm du lịch có những đặc trưng riêng biệt về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một hệ thống thống nhất của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội… bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế – xã hội xung quanh với chuyên môn hoá nhất định trong lĩnh vực du lịch.
Nói tới vùng du lịch, không thể không đề cập tới chuyên môn hoá. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với các vùng kia.
Ở nước ta có 2 loại vùng du lịch:
- Vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng).
- Vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế).
Song trên thực tế bình diện vùng du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Vì vậy, vùng du lịch Việt Nam là vùng du lịch đang hình thành. Quan
niệm này hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động du lịch đang diễn ra trên thực tế ở nước ta.
1.1.4. Khái niệm về du khách 1.1.4.1. Định nghĩa
Khách thăm viếng (Visitor) là một người đi tới một nơi – khác với nơi học thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó). Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế (International Visitor) và du khách trong nước (Domestic Visitor)
Khách thăm viếng được chia thành hai loại:
+ Khách du lịch ( Tourist)
Là khách thăm viếng có lưu trú tại một quốc gia hoặc một vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với mục đích nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình, tham dự hội nghị, tôn giáo, thể thao
+ Khách tham quan ( Excursionist) : Còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day Visitor) : Là loại khách thăm viếng lưu lại ở một nới nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm.
1.1.4.2. Phân loại du khách
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ :
Du khách quốc tế ( International Tourist) :
Theo Luật du lịch 2005, khách quốc tế là những khách có những đặc điểm sau đây:
- Là người ở nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch.
- Mục đích của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, đi công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi.
Du khách nội địa ( Domestic Tourist) :
- Là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
1.1.5. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
- Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai.
Nói cụ thể hơn: Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương. (World Conservation Union,1996).
- Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
- Du lịch văn hóa: là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
1.1.6. Khái niệm về chất lượng dịch vụ du lịch
- Dịch vụ du lịchlà việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. [Luật du lịch]
- Chất lượng dịch vụ: là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt bởi các đặc tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung cấp dịch vụ, thường xảy ra trong sự gặp gỡ giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp.
- Chất lượng dịch vụ du lịch: là mức phù hợp của dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch thỏa mãn các yêu cầu của khách du lịch thuộc thị trường mục tiêu.