Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch Đồng Nai giai đoạn 2011 -2020
+ Tiếp tục rà soát hoàn chỉnh các quy định và hướng dẫn thực hiện rõ ràng, cụ thể các nội dung liên quan đến thu hút đầu tư như thủ tục giới thiệu địa điểm, cấp phép đầu tư, đăng k ý kinh doanh.
+ Hoàn chỉnh quy trình xử l ý công việc theo quy chế một cửa đảm bảo nhanh chóng, công khai, minh bạch.
+ Cơ chế chính sách phân phối: Cần điều hòa quyền lợi của các bên tham gia quá trình đầu tư, khai thác kinh doanh du lịch với lợi ích cộng đồng.
+ Cơ chế chính sách thị trường: Khai thác tối đa tiềm năng thị trường và có sự kết hợp với cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, thông tin liên lạc...
+ Cần có cơ chế chính sách phát triển và hỗ trợ sự hợp tác liên kết giữa các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hình thành quỹ phát triển du lịch vùng.
3.3.2. Thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
+ Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, đề ra các tiêu chuẩn dịch vụ ngành, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của ngành.
+ Tổ chức phổ biến kế hoạch phát triển du lịch đến các địa phương và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
+ Tiến hành xác định ranh giới quy hoạch và thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ, tài nguyên đã được quy hoạch.
+ Khuyến khích mời gọi đầu tư tập trung vào một số điểm, tuyến du lịch trọng điểm.
+ Thiết lập mối quan hệ hợp tác với các địa phương và vùng phụ cận.
3.3.3. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Có thể nói, hiện nay Đồng Nai thực sự chưa có sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các tỉnh bạn. Theo GS. Micheal Porter thuộc Đại học Harverd cạnh tranh là “Khác biệt và chất lượng”, trong đó “Khác biệt” sẽ quyết định. Khác biệt thể hiện đa dạng từ: yếu tố vật thể (tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch, môi trường du lịch) và yếu tố phi vật thể (dịch vụ, quản lý, hình ảnh).
Thế nhưng hiện nay, hầu như tỉnh chưa tạo ra được sự khác biệt rõ nét để tăng sức hút của sản phẩm du lịch.
+ Về tài nguyên tự nhiên và nhân văn phục vụ du lịch có nhiều song chưa nổi bật. Do đó các sản phẩm du lịch như: tham quan núi, thác, du lịch gắn với dân tộc học chưa độc đáo như Lâm Đồng (Đà Lạt), suối nước nóng không hấp dẫn như
Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu), du lịch sinh thái miệt vườn chưa tạo được sức hút thực sự như ĐBSCL,…
+ Về CSVC – CSHT du lịch cò yếu và thiếu.
+ Nguồn nhân lực trình độ nhiều hạn chế
Tất cả những luận điểm trên cho thấy sản phẩm du lịch Đồng Nai thật sự chưa có nhiều “Khác biệt” để có thể cạnh tranh đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mọi cái yêu cầu đều cao hơn rất nhiều. Tương lai không phải là sự tiếp tục của quá khứ, nó sẽ khác. Do đó, tìm ra giải pháp xây dựng những sản phẩm du lịch “Của riêng Đồng Nai” thật sự là vấn đề cấp bách hiện nay.
Trước thực trạng đó, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh tổ chức một số cuộc hội thảo, tham luận, bước đầu đề ra được một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện sản phẩm du lịch tỉnh như:
+ Đa dạng hóa sản phẩm chúng ta hiện có. Muốn vậy, cần tiến hành tham quan, học hỏi cách làm của các tỉnh bạn, qua đó phân tích cụ thể những gì tỉnh bạn đã làm và làm tốt rồi, cái gì còn mới mẻ. Từ đó, chúng ta sẽ phát triển những sản phẩm du lịch mới trên cơ sở cái nền mình đã có.
Chẳng hạn, Bửu Long – một KDL khá nổi tiếng, diện tích rộng, phong cảnh đẹp nhưng sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Khác với các khu du lịch như Đại Nam ở Bình Dương, Suối Tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng họ nhắm tới chủ yếu là học sinh, sinh viên, ở đây chúng ta có thể phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan nghiên cứu, cắm trại, giáo dục môi trường,…
+ Các tổ chức, doanh nghiệp cần hỗ trợ, phối hợp với nhau tạo ra các điểm, tuyến du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tránh sự sao chép cứng nhắc từ các điểm du lịch khác trong và ngoài nước.
+ Xem xét, lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
+ Bên cạnh đó cần xây dựng chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm du lịch tổng hợp, hấp dẫn phù hợp với thị hiếu du khách. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phải quán triệt thành nhiệm vụ trọng tâm, có sự kết hợp đồng bộ với các cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ như lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, lữ hành,…Đồng thời cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật như nơi vuic chơi, giải trí, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, khách sạn cũng như các thiết bị tiện nghị phục vụ các hoạt động dịch vụ.
+ Phổ biến kiến thức về đảm bảo và cải tiến chất lượng dịch vụ trong ngành, đồng thời phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
+ Tăng cường kiểm tra chất lượng các cơ sở kinh doanh du lịch. Xử lý kịp thời các khiếu nại của khách để bảo vệ quyền lợi của du khách khi có sự cố xảy ra.
3.3.4. Tuyển dụng, phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Sự phát triển kinh tế cũng sẽ kéo theo nhu cầu du lịch outbound. Do đó việc tuyển dụng hợp lý, phát triển kĩ năng dịch vụ, đào tạo nhân lực là yêu cầu cấp bách trong thời gian tới.
Giải pháp tuyển dụng lao động du lịch
- Các doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên của nhà nước, của ngành để xây dựng
các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
- Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cần hoạch định cho mình kế hoạch tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, sức khoẻ, độ tuổi và hình thức.
- Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên… cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ và bảo đảm tính công bằng.
- Ứng viên trúng tuyển cần được trải qua thời gian thử việc, ít nhất là hai tháng với 85% lương đã công bố. Trong thời gian trên mỗi bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng thử việc bằng cách thông báo cho bên kia trước 24 giờ và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt như thoả thuận.
- Sau thời gian thử việc, nhân viên mới được xét tuyển dụng với sự ràng buộc giữa nhân viên và doanh nghiệp bằng hợp đồng lao động theo qui định tại điều 57,58,59 của bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam. Quyền lợi của nhân viên sau khi chấm dứt hợp đồng sẽ được giải quyết theo chế độ bảo hiểm xã hội và phụ thuộc vào thời gian mà nhân viên làm việc cho doanh nghiệp.
Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Điều tra phân loại cán bộ, nhân viên, lao động trong ngành du lịch để có kế hoạch đào tạo cụ thể qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, cử đi học ở nước ngoài. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến khảo sát, các hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.
- Nâng cao hiểu biết về du lịch trong cộng đồng : Phối hợp với bào Đồng Nai tuyên truyền lồng ghép (không phải giới thiệu điểm mà là lợi ích của du lịch, trách nhiệm với du lịch, cách góp phần làm du lịch, tạo văn hóa giao tiếp trong du lịch).
- Nắm chắc nhu cầu nhân lực phục vụ sự phát triển của ngành du lịch, theo dõi hiện trạng nhân lực, độ chênh và cách giải quyết.
- Điều tra, thống kê nhân lực (quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, kĩ thuật, tác nghiệp).
- Thành lập trường tổng hợp văn hóa – thể thao – du lịch liên kết đào tạo với các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đào tạo, tuyển dụng nhân viên có tay nghề, có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu.
- Các nhà kinh doanh du lịch trích một phần lợi nhuận của mình để tái đầu tư, xây dựng các công trình du lịch, tạo nên sự phát triển bền vững.
- Nâng cao ý thức của khách du lịch, mỗi du khách là một người du lịch có trách nhiệm, tham gia bảo vệ môi trường.
- Đào tạo, tuyển dụng những nhà lãnh đạo hoạt động du lịch có trách nhiệm và thực sự hiểu biết về môi trường để có những kế hoạch hợp lí, tận dụng tốt môi trường cảnh quan và xử lí các vấn đề phát sinh.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng các lực lượng cụ thể, tổ chức tuyên truyền cho du khách và dân địa phương bằng các hành động cụ thể, các khẩu hiệu, hình ảnh, tờ rơi thân thiện dễ hiểu.
3.3.5. Huy động vốn đầu tư phát triển du lịch 3.3.5.1. Về đầu tư
- Tập trung, tránh dàn trải
- Hình thành khu, điểm du lịch tầm Quốc gia (Dự kiến phát triển KDL Bửu Long).
- Kết hợp phát triển độc lập hoặc lồng ghép hạ tầng, giao thông ngoài khu du lịch với các dự án kinh tế - xã hội khác.
- Phát triển viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm,...
- Thực hiện cơ chế điều hòa quyền lợi các bên : Nhà nước, chủ đầu tư có quyền quản lý tài nguyên, cộng đồng dân cư (Thác Mai, Hồ Trị An, sông Mây).
- Khu phức hợp dịch vụ giải trí – thương mại quy mô lớn (Cù lao Tân Vạn, phức hợp thể thao – nghỉ dưỡng – công viên vui chơi giải trí, trung tâm hội nghị, triển lãm Nhơn Trạch).
3.3.5.2. Về vốn
+ Huy động vốn từ dân và các doanh nghiệp theo hướng khuyến khích bỏ vốn vào đầu tư du lịch và thu hút vốn nhàn rỗi trong dân qua hệ thống tài chính tín dụng.
+ Tạo nguồn vốn qua cổ phần hóa một số khách sạn, các cơ sở dịch vụ du lịch của Nhà nước.
+ Vay vốn ngân hàng và xem xét phương án thành lập ngân hàng cổ phần đầu tư phát triển.
- Kêu gọi vốn quốc tế : Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hướng nguồn vốn này vào các dự án lớn.
- Vốn dự án và vốn trung ương : Tranh thủ vốn quốc tế và trung ương trong các KDL tầm quốc gia, quốc tế (VQG Cát Tiên – khu dự trữ sinh quyển, di sản tự nhiên thế giới).
- Vốn trong nước : Liên doanh, liên kết hình thành chi nhánh Đồng Nai của các doanh nghiệp có thương hiệu.
- Vốn trong dân : chính là đất đai, vườn tược, cảnh quan cư trú, tài sản nhân văn,...
- Vốn ngân sách Nhà nước
+ Hỗ trợ đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm + Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch: các di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng đã được xếp hạng,…
+ Phát triển công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch.
+ Phát triển làng nghề.
3.3.6. Xúc tiến quảng cáo, tiếp thị du lịch
Một điều dễ hiểu và cũng là nguyên tắc quan trọng nhất của kinh tế nói chung và du lịch nói riêng là sự quảng bá và truyền thông hình ảnh của du lịch. Có thể nhận ra rất rõ là lâu nay, du lịch Đồng Nai chưa được biết đến nhiều do không có sự đầu tư quảng bá rộng như Bà Rịa - Vũng Tàu cho ngành du lịch. Vì vậy, năm 2010, Đồng Nai đặt mục tiêu phải quảng bá rộng, quảng bá nhiều từ trong tỉnh ra
đến cả nước để quảng cáo về hình ảnh du lịch tiềm tàng vốn bị lãng quên rất nhiều ở Đồng Nai.
Đầu tư chưa đúng mức: Đồng Nai chưa thật sự đầu tư đúng mức cho du lịch tỉnh. Đến nay, đa phần là đầu tư nhỏ lẻ, chưa quy mô và liên kết với nhau. Chỉ có vài khu du lịch được nhiều người biết đến như Bửu Long, Giang Điền, Bò Cạp Vàng, Bò sữa Long Thành... Thêm vào đó, Đồng Nai chưa thật sự mời gọi đầu tư để phát triển tour du lịch đúng nghĩa và đúng tầm để khai thác giá trị của các công tình văn hóa nổi tiếng trong tỉnh như Cù Lao Phố, Thành cổ Biên Hòa, Đình Tân Lân, Văn Miếu Trấn Biên, mộ cổ Hàng Gòn (Long Khánh). Ngoài ra, Đồng Nai còn có thế mạnh là một tỉnh có đa phần dân Thiên Chúa giáo nên các công tình kiến trúc tôn giáo có giá trị nghệ thuật, lâu đời như : Nhà thờ Lộc Lâm, Biên Hòa , Nhà thờ Dầu Giây (xây từ thời Pháp thuộc có hơn 100 năm tuổi), Tòa Giám Mục và Đại chủng viện Thành Giuse (cơ sở 2) Xuân Lộc ( Long Khánh).
Định hướng phát triển gần đây của Đồng Nai được trang web của tỉnh xác định: "Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch trong năm cũng được đẩy mạnh với việc thực hiện ấn phẩm Sổ tay hướng dẫn đầu tư du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về thương mại và du lịch; tiếp tục tiến hành thực hiện các dự án về du lịch như đầu tư khu du lịch sinh thái và nhà ở tại mỏ đá Bình Hòa, dự án khu du lịch sinh thái hồ Đa Tôn, dự án nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch…Đồng thời, ngành du lịch cũng tiếp tục mời gọi đầu tư khu du lịch Ông Kèo, khu du lịch Cù Lao ông Cồn, mở rộng dự án khu du lịch Bửu Long…"
như là một giải pháp tích cực nhất cho ngành du lịch tỉnh.
Trước tiên, thị trường mục tiêu mà Đồng Nai nhắm vào là những du khách đã từng đến đây, nhân dân trong tỉnh, các tỉnh khác trong cả nước, thậm chí là khách du lịch quốc tế. Kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu thư giãn, giải trí của người dân ngày càng cao trong khi trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều Khu du lịch nên chắc chắn sẽ thu hút được du khách đến với mình. Việc cần làm ngay là đặt áp phích về thời gian và kế hoạch cùng với các sản phẩm và chất lượng dịch vụ của nó.
Quảng bá hình ảnh các Khu du lịch của tỉnh trên các phương tiện truyền thông như báo, đài... Việc phát hành tờ rơi là cần thiết, nhất là cho học sinh- sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố và lân cận.
Có chương trình khuyến mãi giảm giá trong những ngày vào mùa thấp điểm.
Thường xuyên tổ chức các sự kiện, lễ hội theo chủ đề như liên hoan văn nghệ, ngày hội thiếu nhi,…
Tiếp thị hình ảnh trên các tạp chí du lịch. Liên kết các Công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh làm thị trường đưa khách đến.
Thực hiện xã hội hóa hoạt động tuyên truyền quảng bá, vận động, tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội đầu tư phát triển du lịch.
Hình thành, phát triển các tuyến du lịch trong thành phố theo hướng tạo sự liên kết giữa phát triển đô thị với các khu, điểm du lịch để đưa khách đến với mình.
3.3.7. Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý du lịch
- Nâng cao chất lượng quản lý, kiện toàn cơ cấu tổ chức du lịch là việc làm mang tính cấp bách hiện nay :
+ Phân loại, đánh giá, bảo vệ các nguồn tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) theo từng loại.
+ Nhanh chóng kiện toàn quản lý nhà nước về du lịch.
3.3.8. Bảo vệ môi trường phát triển du lịch bền vững, hội nhập quốc tế 3.3.8.1. Giữ gìn, tôn tạo tài nguyên du lịch
Thực hiện tốt Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29/7/2003 về quy chế bảo vệ môi trường và chỉ thị 07/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, thường xuyên đưa vào kế hoạch về nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường các khu, điểm du lịch.
Xây dựng quy chế bảo vệ môi trường tại các Khu du lịch, từng điểm, từng khu tham quan du lịch phải có bộ phận thu gom và xử lý rác thải, chất thải.
Lựa chọn phương án quy hoạch tối ưu, tránh phá vỡ cảnh quan, làm thay đổi hệ sinh thái, thay đổi kiến tạo tự nhiên.