Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh đồng nai, hiện trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai

2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:

• Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính:

- Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.

- Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.

• Dạng đồi lượn sóng:

Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi bazan, Bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất phân bố trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.

• Dạng địa hình núi thấp:

Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20-300 m), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.

Trong các dạng địa hình, có ý nghĩa nhất đối với việc phát triển du lịch đó là:

- Các khu vực núi lửa: không những có cảnh quan đẹp mà còn mang ý nghĩa khoa học to lớn. Do đó, nó thích hợp để phát triển du lịch tham quan và nghiên cứu.

- Địa hình thác: Nổi bật là Thác Giang Điền, Thác Mai,… Có thể nói, thác nước thường gắn với cảnh quan rừng, vườn cây rất thú vị. Nếu tổ chức tốt dạng địa hình này cũng góp phần phát triển du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng,…

- Cù lao: Nằm giữa hai nhánh sông Đồng Nai, Cù Lao Phố như một món quà của tự nhiên: với khí hậu trong lành, cuộc sống yên bình, phong cảnh hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn. Đây thực sự là nơi có khả năng phát triển du lịch mạnh mẽ.

2.2.2.2. Khí hậu

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng). Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.

Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 - 26,7 oC. Mức độ chênh nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.

Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4oC - 26,7oC, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 4,8 oC. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26 - 26,8 oC. So với mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8 oC.

Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Địa bàn huyện Tân Phú, phía bắc huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu có lượng mưa lớn nhất, trên 2.500mm/năm. Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210-370 mm chiếm 12-145 lượng mưa của năm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1 500 – 2 400 mm, chiếm 86 – 88% lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ giữa ra hai phía Đông và Tây của Đồng Nai.

Khí hậu Đồng Nai với chế độ nắng gió, mưa, nhiệt, ẩm ở tỷ lệ cao, ổn định và phân bố khá đồng đều giữa các vùng là điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt văn hóa, du lịch.

2.2.2.3. Tài nguyên nước

Nước mặt

Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân bố không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía bắc và dọc theo sông Đồng Nai về hướng Tây Nam. Tổng lượng nuớc dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%.

Nhìn chung hệ thống sông, hồ, suối, thác không chỉ là nguồn cung cấp tài nguyên nước cho tỉnh mà còn là yếu tố quan trọng tạo ra tiềm năng du lịch của tỉnh.

Trước hết có thể kể đến sông Đồng Nai, sông La Ngà, đây là một trong những ưu thế du lịch có thể khai thác do các tài nguyên du lịch phân bố ven sông rất nhiều và trải dài qua các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra các hồ (Hồ Trị An, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây,…), thác (Thác Giang Điền, Thác Mai, thác Ba Giọt,…), suối (Suối Mơ, Suối Reo, Suối nước Trong,…) khá nhiều tiềm năng về du lịch sông nước mà nếu khai thác tốt sẽ tạo ra các khu du lịch, các điểm du lịch mang nét đặc trưng riêng của Đồng Nai.

Nước ngầm

- Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793 379 m3/ngày. Trong đó trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789 689m3/ngày và trữ lượng đàn hồi là 3691 m3 /ngày.

- Trữ lượng động khoảng 4 714 847 m3 /ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất.

- Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng 5 505 226 m3 /ngày.

- Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian:

+ Không gian: Nước ngầm phân bố chủ yếu ở Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch trên thung lũng các sông Đồng Nai, La Ngà.

+ Thời gian: các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.

Nước khoáng, nước nóng:

+ Nước khoáng - nước nóng: ở Phú Lộc và Kay + Nước khoáng Magie – bicarbonat: ở suối Nho

+ Nước khoáng siêu nhạt: ở Tam Phước và Nhơn Trạch + Nước khoáng sắt: ở phía Nam Thành Tuy Hạ

+ Nước mặn loại Clorua - Natri: ở Nam Tuy Hạ

Nguồn nước khoáng có vai trò quan trọng đối với sức khẻo con người. Do đó, nó là tiền đề để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

2.2.2.4. Sinh vật

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5%. Đến 30 tháng 6 năm 2004, độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) tăng lên đạt trên 40% năm 2010.

Bảng 2.1: Diện tích các loại rừng của Đồng Nai năm 2010

Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai Thực tế phát triển du lịch ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã chứng minh, tâm lý chung của du khách là thích lên rừng, xuống biển tham quan, nghỉ mát, giải trí và hòa mình vào thiên nhiên. Như vậy, với sự đa dạng hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học cao đặc biệt ở VQG Nam Cát Tiên sẽ là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái.

Loại rừng Diện tích rừng (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha)

Rừng đặc dụng 82.795,5 80.520,4 2.275,1

Rừng phòng hộ 44.144,2 21.366,8 22.777,4

Rừng sản xuất 26.646,3 8.406,4 18.239,9

Tổng cộng 153.586,0 11.293,6 43.292,4

Tuy nhiên trong thời gian tới việc quy hoạch xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh cảnh rừng Nam Cát Tiên. Riêng Đồng Nai, dự án này đe dọa khu vực Bàu Sấu - khu vực đất ngập nước được công nhận rất quan trọng nằm trong mạng lưới khu Ramsar của thế giới. Đặc biệt hiện nay, du lịch ở Bàu Sấu đang phát triển tương đối mạnh.

Do đó, nếu dự án xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 sớm thực hiện sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho du lịch tỉnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phát triển du lịch tỉnh đồng nai, hiện trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)