CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vài nét về phát triển nông nghiệp (nghĩa hẹp) ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2010
1.2.1.1. Những kết quả đạt được
GTSX nông nghiệp tăng nhanh, từ 129.087,9 tỉ đồng năm 2000 lên 528.738,9 tỉ đồng năm 2010, tăng gấp 4,1 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm giai đoạn 2000 – 2010 là 4,2%/năm, trong đo trồng trọt: 3,6%, chăn nuôi: 6,8% và dịch vụ nông nghiệp là 2,8% (Nguồn Số liệu thống kê vị thế kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố Việt Nam, NXB Thống Kê năm 2011)
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch song chậm và không ổn định theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt ( từ 78,3% năm 2000, xuống 73,6% năm 2005 và nhích lên 73,9% năm 2010, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi ( tương ứng là 19,3%, 24,6% và 24,5%), dịch vụ nông nghiệp vừa không đáng kể lại giảm đi (2,4%, 1,8% và 1,6%).
Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng có sự biến động
Bảng 1.1 Diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng
Năm 2000 Năm 2010
Tổng diện tích gieo trồng (nghìn ha)
Trong đó:
Cây lương thực có hạt Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác
12644,3
8399,1 2229,4 565,0 1450,8
100%
68,8 17,6 2,1 11,5
13925,4
8641,4 2787,6 776,3 1720,1
100%
62,1 20,0 5,6 12,3 - Sản lượng lương thực có hạt tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường nhờ thực hiện chính sách đẩy mạnh CNH, HĐH song song với chú trọng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm. Đến hết năm 2000, sản lượng lương thực có hạt của cả nước đạt 34,5 triệu tấn, đến năm 2010 lên tới 44,6 triệu tấn nâng mức lương thực có hạt bình quân đầu người từ 444,9 kg/người năm 2000 lên 480,9 kg/người năm 2005 và 513 kg/người năm 2010.
Đây là nền tảng rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ công nghiệp và xuất khẩu. Xuất khẩu lúa gạo tăng từ 3,48 triệu tấn năm 2000, lên 5,3 triệu tấn năm 2005 và 6,9 triệu tấn năm 2010
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển cây công nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và môi trường
Diện tích cây công nghiệp hàng năm có tăng nhưng chậm (từ 778,1 nghìn ha năm 2000 lên 861,5 nghìn ha năm 2005 và giảm còn 800,2 nghìn ha năm 2010) với các cây chủ lực là mía và đậu tương.
Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng khá và liên tục ( từ 1451,3 nghìn ha năm 2000 lên 1633,6 nghìn ha năm 2005 và 1987,4 nghìn ha năm 2010). Việt Nam ở trong top đầu các nước trồng và xuất khẩu một số cây công nghiệp lâu năm như:
cao su, cà phê, điều, hồ tiêu,… Năm 2000, giá trị xuất khẩu chỉ 6 mặt hàng cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, tiêu, lạc nhân và chè) đạt gần 6 tỉ USD, chiếm 8,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Chăn nuôi phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá
Ngành chăn nuôi trong nhiều năm qua luôn đạt tốc độ tăng trưởng dương về giá trị sản xuất, trung bình giai đoạn 2000 – 2010 đạt 6,8%.
Chăn nuôi lợn đạt mức tăng trưởng cao. Tổng đàn lợn đạt 20,2 triệu con năm 2000 lên 27,4 triệu con năm 2010. Hướng cơ bản đã được khẳng định trong việc giải quyết giống cho chăn nuôi lợn là lợn lai kinh tế. Chăn nuôi bò phát triển tương đối ổn định qua các năm. Số lượng đàn bò tăng từ 4,1 triệu con năm 2000 lên 5,9 triệu con năm 2010. Hướng mới trong chăn nuôi bò là lấy sữa. Tổng đàn trâu đạt 2,9 triệu con (năm 2010).
- Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo lãnh thổ
Đó là sự hình thành các vùng chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp.
Cho đến nay, ngành nông nghiệp nước ta đã hình thành những vùng chuyên môn hoá rõ rệt, phù hợp với hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
* Trong sản xuất lương thực, thực phẩm: hình thành hai vùng chuyên canh lớn là ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
ĐBSCL là trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số một của cả nước, chiếm tới 46,4% diện tích cây lương thực có hạt của cả nước (năm 2010), 48,8%
sản lượng lương thực có hạt, 90% giá trị gạo xuất khẩu của cả nước. Riêng về cây lúa, vùng chiếm tới 52,8% diện tích và trên 54,3% sản lượng lúa toàn quốc. Đồng bằng sông Hồng là trọng điểm thứ hai về sản xuất lương thực, thực phẩm với 14,2%
diện tích và 18,0% sản lượng lúa cả nước với thế mạnh chính là cây lúa, rau màu, chăn nuôi lợn và gia cầm.
* Về cây công nghiệp: Hình thành ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du Miền núi Bắc Bộ. Trong đó, Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất với những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và KT - XH, các sản phẩm cây công nghiệp chính như: cao su, cà phê, điều,… Vùng chuyên canh Tây Nguyên với sản phẩm đặc trưng: cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, dâu tằm. Ở Trung du miền núi phía Bắc, trên địa hình núi và cao nguyên, hình thành những đồi chè, những nông trường trồng lạc và thuốc lá, ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây dược liệu.
Một hướng chuyên môn hoá mới trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây là sự hình thành các vành đai thực phẩm xung quanh đô thị với nhiệm vụ cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, được thực hiện một cách có quy hoạch.
1.2.1.2. Những tồn tại, hạn chế
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH.
- Nông nghiệp vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng ứng phó trước những biến động của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn yếu.
- Chất lượng nông sản hàng hoá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến và khâu bảo quản sau thu hoạch còn yếu và thiếu. Chưa có mối quan hệ hữu cơ đáng kể nào giữa các cơ quan nghiên
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
cứu, chế tạo với doanh nghiệp và nông dân, do vậy, Quyết định 80 về “liên kết bốn nhà” đang có chiều hướng chìm lắng do không có ai chịu trách nhiệm trên thực tế.