CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
2.3 Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2.3.2. Các ngành nông nghiệp
2.3.2.3. Dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp
Dịch vụ này được xem như cầu nối giúp người nông dân tiếp cận với công nghệ, máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ nông nghiệp. Qua đó, góp phần ngăn chặn suy thoái kinh tế và thúc đẩy nhanh sự phát triển nông nghiệp - nông thôn trong thời đại mới.
Dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp cung cấp các thiết bị máy móc , thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp như: máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa; máy xay sát, máy bơm nước, máy, ghe xuồng gắn động cơ; máy nổ, động cơ, máy phát điện; máy gieo hạt, cắt cỏ, băm cỏ, máy nghiền, máy trộn thức ăn, đóng bánh thức ăn, máy vắt sữa, máy ấp nở gia cầm; máy kéo, cày, xới, làm đất, xe tải nhỏ…Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều cơ sở cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp nhưng chưa đa dạng về chủng loại và hạn chế về số lượng.
Dịch vụ cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài giống cây trồng, vật nuôi thì phân bón, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón hợp lý, chất lượng cao và áp dụng dúng cách các biện pháp bảo vệ thực vật sẽ làm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất. Cũng như vậy, trong chăn nuôi, nếu biết chọn lọc và sử dụng các loại thức ăn gia súc, gia cầm có chất lượng, phù hợp với từng giống vật nuôi sẽ đem lại năng suất cao cho người nông dân.
Dịch vụ cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật Sóc Trăng ra đời như một dịch vụ tiện ích hỗ trợ tích cực cho người nông dân trong hoạt động nông nghiệp.
Dịch vụ cung ứng giống cây trồng vật nuôi
Giống cây trồng, vật nuôi đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản.
Hiện nay, nông nghiệp nước ta đang cố gắng vượt qua những thử thách để có lợi thế trong cạnh tranh ở thị trường quốc tế cũng như trong nước. Tính cạnh tranh thể hiện ngày một rõ nét trong nền kinh tế thị trường hội nhập WTO, chủ yếu trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao...
Để duy trì và phát triển bền vững trong một môi trường sản xuất nông nghiệp đầy tính cạnh tranh như vậy, người nông dân luôn muốn tìm kiếm các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao để đưa vào sản xuất. Nắm bắt được nhu cầu đó nông nghiệp Sóc Trăng đã tích cực nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nông dân cũng là góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất của ngành nông nghiệp.
Dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Hiện nay dịch vụ này đóng góp đáng kể cho ngành nông nghiệp giúp nông dân có điều kiện phát triển kinh tế với mức ưu đãi cho vay đến 80% vốn nhu cầu thực tế. Trong đó đáng kể nhất là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hỗ trợ tích cực nhu cầu vay vốn của nông dân trong địa bàn tỉnh.
Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng a. Trang trại
Năm 2010, Sóc Trăng có 6,1 nghìn trang trại ( đứng thứ 4 ĐBSCL sau: An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang) trong đó có 3,1 nghìn trang trại trồng cây hàng năm, 13 trang trại trồng cây lâu năm, 113 trang trại chăn nuôi và 2,7 nghìn trang trại nuôi trồng thủy sản (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cũng như các tỉnh ĐBSCL, mô hình trang trại được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây ở Sóc Trăng. Các chủ trang trại là những người nông dân sản xuất giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có ý chí làm giàu, nhạy bén với các ứng dụng khoa học kĩ thuật nên tỉ lệ thành công trong hoạt động trang trại ngày càng cao.
Đại bộ phận trang trại thuộc dạng kinh doanh tổng hợp do sử dụng nguồn vốn, lao động gia đình là chính nên phần lớn các trang trại đều thâm canh và sản xuất đa canh theo các mô hình kết hợp VAC, VACR, RAC,… Các trang trại hình thành dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, tập quán sản xuất từng địa phương. Tuy nhiên cũng có các trang trại có quy mô sản xuất lớn từ vài chục đến vài trăm ha, thu nhập từ vài tỉ đến vài trăm tỉ đồng và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Phần lớn trang trại đều ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như đầu tư đồng bộ con giống, thức ăn, chuồng trại, hệ thống xử lý nước thải…Tuy nhiên, tỉ lệ thất bại trong kinh tế trang trại không phải ít dẫn đến phá sản là điều khó tránh khỏi. Các trang trại phá sản là do dịch bệnh, chi phí đầu vào cao, nhưng giá bán ra thấp hoặc thị trường bấp bênh, trình độ chuyên môn và quản lý của các chủ trang trại kém nên không hiệu quả.Thêm vào đó, cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với kinh tế trang trại hầu như rất khó đến tay những đối tượng được hưởng. Do đó, để kinh tế
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
trang trại hoạt động hiệu quả thì theo tôi cần xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phù hợp với tình hình sản xuất từng địa phương như vùng sản xuất lúa, cây ăn quả, nuôi cá tra, heo, trâu bò và gia cầm,…mở lớp đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ thuật sản xuất cho các trường hợp đạt các tiêu chí thành lập trang trại. Các chính sách về vốn, thuế, đất đai, xúc tiến thương mại nhanh chóng đến tay các chủ trang trại mới kích thích họ đầu tư sản xuất hiệu quả cao.
b. Vùng chuyên canh Vùng chuyên canh lúa:
Hiện nay, diện tích sản xuất giống lúa thơm ST của Sóc Trăng đã lên đến hàng chục ngàn ha, nhưng chủ yếu tập trung vùng nhiễm phèn, mặn và vùng sản xuất 2 vụ/năm do đạt chất lượng cao nhất. Đây là nét đặc thù và cũng là lợi thế lớn nhất của nghề trồng lúa Sóc Trăng. Việc sản xuất lúa thơm ở Sóc Trăng hiện đã được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc áp dụng qui trình sản xuất Golbal GAP và được quy hoạch thành những vùng chuyên canh hàng ngàn, đến hàng chục ngàn ha như: vùng tôm - lúa Mỹ Xuyên, vùng chuyên canh lúa đặc sản xuất khẩu Ngã Năm, Long Phú, Mỹ Tú... Tại những vùng chuyên canh này, các chế phẩm sinh học trong cải tạo đất, phòng trừ dịch hại, phân hữu cơ vi sinh… đã được người dân áp dụng rộng rãi. Đặc biệt, lúa thơm ST trồng trên vùng đất nuôi tôm có chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao do ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu, rầy.
Đây cũng chính là lý do để lúa thơm ST giữ vững ngôi đầu về giá tiêu thụ, kể cả trong thời điểm khó khăn nhất về thị trường.
Không thua kém các giống lúa thơm ST, lúa Tài Nguyên Mùa ở Thạnh Trị cũng đang chiếm lĩnh thị trường trong nước do có chất lượng cao và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Một vùng chuyên canh lúa Tài Nguyên đã hình thành tại huyện Thạnh Trị trên diện tích hơn 10 ngàn ha sau khi công tác phục tráng, bảo tồn giống được tiến hành. Nhận thấy tiềm năng và cơ hội kinh doanh từ giống lúa này, DNTN Châu Hưng đã tiến hành đăng ký và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Vùng chuyên canh hành tím
Vĩnh Châu là vùng chuyên canh nông sản đặc sản hành tím. Cây hành tím đã có mặt trên đồng đất giồng cát này hơn 100 năm nay, nhưng vẫn giữ được hương vị cay nồng đặc trưng của nó. Hiện nay, qui trình sản xuất, bảo quản hành tím được cải thiện rất nhiều để sản phẩm vừa đạt năng suất, chất lượng cao, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính điều này đã thu hút nhiều doanh nghiệp đến Vĩnh Châu thu mua, xuất khẩu hành tím như: Công ty Thái Bình Dương, DNTN Đức Vinh, Công ty rau quả Lâm Đồng…
Mỗi năm, Vĩnh Châu sản xuất khoảng 4 ngàn ha hành tím với sản lượng hành thương phẩm bình quân 70-80 ngàn tấn, chủ yếu được xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Inđônexia, Mã Lai, Philippin… Đã có nhận định về hành tím Vĩnh Châu như sau: “Chỉ có hành tím Vĩnh Châu mới đủ sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả với các nước trong khu vực. Bởi hành tím Vĩnh Châu có màu sắc đẹp, hương vị cay nồng đặc trưng, bảo quản tự nhiên được lâu và giá thành hợp lý”.
Bên cạnh cây hành tím vốn đã thành danh trên thị trường, một số cây màu khác cũng đã và đang dần hình thành nên những vùng sản xuất tập trung và đã được xuất khẩu đi các nước như: khoai lang Nhật, ớt, cà tím, nấm rơm…
Vùng chuyên canh cây ăn trái
Cây ăn trái đặc sản chỉ tập trung nơi vùng ngọt ven bờ sông Hậu. Nổi tiếng và được thị trường ưa chuộng nhiều nhất phải kể đến đặc sản bưởi Năm roi Kế Thành.
Tại đây đã xây dựng được HTX chuyên canh bưởi Năm roi với diện tích trên 17 ha và qui trình Global GAP đang được triển khai để HTX có thể ký kết hợp đồng tiêu thụ với Công ty Hoàng Gia - một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu bưởi và các sản phẩm từ bưởi. Còn tính chung toàn huyện, diện tích bưởi Năm roi hiện đã vượt trên 4 ngàn ha. Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm bưởi Năm roi, trên địa bàn huyện Kế Sách còn có những loại cây ăn trái nổi tiếng vì có chất lượng thơm ngon như: sầu riêng hạt lép, vú sữa Lò rèn, măng cụt… Trong số 13,5 nghìn ha cây ăn trái của
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
huyện hiện có đến 8,6 nghìn ha loại cây đặc sản như: bưởi Năm roi (4,2 nghìn ha), sầu riêng hạt lép (1 nghìn ha), măng cụt (2,1 nghìn ha), vú sữa Lò rèn (1,3 nghìn ha).
c. Các vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng
Trên cơ sở về đặc điểm địa hình, đất, nước và khí hậu là các yếu tố quyết định khả năng phát triển cây trồng, vật nuôi, Sóc Trăng hình thành 3 vùng sinh thái nông nghiệp chính là vùng ngọt - vùng lợ - vùng mặn và tiểu vùng đất giồng cát
- Vùng ngọt: bao gồm khu vực đất thuộc các huyện Kế Sách, Châu Thành, TP.
Sóc Trăng và một phần của các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Thạnh Trị, Long Phú, Cù Lao Dung, trong đó:
. Tiểu vùng đất phù sa ngọt: tập trung hầu hết ở huyện Kế Sách, TP.Sóc Trăng, một phần của Long Phú, Mỹ Tú, Ngã Năm và phía Bắc Cù Lao Dung. Tổng diện tích tự nhiên: 64,4 nghìn ha
. Tiểu vùng trũng, đất phèn, mặn ít và trung bình: thuộc phạm vi của huyện Thạnh Trị, một phần của Ngã Năm, Mỹ Tú. Tổng diện tích tự nhiên: 94,0 nghìn ha, vùng này có lợi thế về bình quân ruộng đất cao, có nước ngọt quanh năm, nhưng có hạn chế về đất phèn, có nguy cơ bị xâm nhập mặn, một số khu vực vùng trũng bị ngập úng tương đối sâu
- Vùng lợ: gồm khu vực từ ven sông Hậu đến sông Mỹ Thanh thuộc phạm vi của huyện Long Phú và Mỹ Xuyên, hiện có nước ngọt từ 6-9 tháng. Tổng diện tích tự nhiên: 88,2 nghìn ha. Vùng này có lợi thế về không ngập lũ, về lâu dài có thể kéo dài thời gian có nước ngọt từ 9-11 tháng ở khu vực phía Bắc và 6-9 tháng ở khu vực phía Nam và 6 tháng ở khu vực ven sông Mỹ Thanh
- Vùng mặn: bao gồm 2 khu vực:
. Tiểu vùng đất phù sa nhiễm mặn của huyện Vĩnh Châu (phía Nam sông Mỹ Thanh), mức ngập nông, có nước ngọt 6 tháng. Tổng diện tích tự nhiên 46,3 nghìn ha. Vùng này có hạn chế về nước ngọt cho phát triển nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
. Tiểu vùng đất phù sa nhiễm mặn: bao gồm phần đất của huyện Cù Lao Dung và một phần huyện Long Phú. Tổng diện tích tự nhiên: 29,5 nghìn ha. Chủ yếu là đất phù sa nhiễm mặn, có nước ngọt quanh năm ở khu vực phía Bắc, 9 tháng ở khu vực giữa và 6-9 tháng ở khu vực phía Nam.
Tóm lại, nông nghiệp Sóc Trăng được phân bố rộng khắp ở các tiểu vùng trong tỉnh. Việc bố trí sản xuất hợp lí giữa các tiểu vùng và việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên KT - XH của từng tiểu vùng là điều kiện quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả của ngành nông nghiệp.