CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
3.2. Các giải pháp chủ yếu
3.2.1 Chính sách phát triển nông nghiệp
Tập trung đổi mới, hoàn chỉnh các nhóm chính sách sau đây:
a. Chính sách về đất đai:
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
- Quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và lâu dài.
- Tăng giá trị đất nông nghiệp khi thu hồi, chuyển mục đích sử dụng hoặc thế chấp vay vốn, góp vốn vào doanh nghiệp.
b. Chính sách đầu tư khuyến khích sản xuất
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cơ sở chọn tạo và nhân giống cho các vùng sản xuất hàng hoá, các vùng khó khăn.
c. Chính sách đối với người sản xuất.
- Hỗ trợ đầu vào (giống, phân bón,...)
- Hỗ trợ đào tạo nghề (cả nghề trồng trọt và chuyển đổi ngành nghề).
- Hỗ trợ giữ đất lúa (theo diện tích).
- Chính sách bảo hiểm nông sản và bảo hiểm xã hội cho nông dân d. Chính sách khoa học công nghệ, khuyến nông.
Thực hiện có hiệu quả việc xã hội hóa công tác khuyến nông theo quy định tại Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Có phương án đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của mạng lưới khuyến nông đến từng xã. Phải điều chỉnh chế độ thù lao đối với công tác khuyến nông để nhằm động viên, khuyến khích cán bộ phát huy hết năng lực.
3.2.2 Củng cố, hoàn thiện CSHT và CSVCKT phục vụ nông nghiệp
Trên cơ sở kế thừa hệ thống công trình đã có, tiếp tục nâng cấp công trình đầu mối, ưu tiên đầu tư chiều sâu để phát huy hiệu quả toàn hệ thống và đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, các công trình chính cần đầu tư là : thủy lợi, giao thông, điện, trạm trại nông nghiệp, mạng lưới chợ nông sản hàng hóa v.v. theo tinh thần Quyết định 1980/QĐHC-CTUBND, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 16131tỷ đồng phân ra giai đoạn 2011-2015 : 7.555 tỷ, 2016-2020 : 5.326 tỷ đồng. Vốn doanh nghiệp 2.210 tỷ đồng, vốn dân 1.040 tỷ đồng còn lại là vốn ngân sách.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Các mục tiêu đầu tư chủ yếu vào hạ tầng phục vụ sản xuất:
+ Thủy lợi : tiếp tục đầu tư các công trình từ đầu mối đến cấp 2 trên 7 vùng dự án thủy lợi lớn của tỉnh theo hướng nâng cấp là chính, như : đê cấp 1, nạo vét các trục kinh cấp 1 và cấp 2, tập trung ưu tiên đầu tư cho công trình nội đồng : kinh mương, bờ bao, cống bọng nhỏ để chủ động hoàn toàn nguồn nước tưới, tiêu, trọng tâm ưu tiên là vùng quy hoạch lúa và vùng nuôi tôm nước lợ chủ lực, vùng cây ăn trái, vùng màu chuyên canh và màu kết hợp trên ruộng lúa, tổng vốn đầu tư dự kiến : 2011-2015 3.983 tỷ, 2016-2020 : 2.618 tỷ đồng . Vốn dân 240 tỷ đồng
+ Giao thông : tiếp tục nâng cấp, xây mới các tuyến đường tỉnh, đường huyện, hệ thống bến bãi đậu xe, cầu phà vượt sông, tập trung ưu tiên mạng lưới giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư vùng sản phẩm chủ lực lúa gạo và nuôi tôm nước lợ, tổng vốn đầu tư dự kiến : 7.733 tỷ, trong đó NS 6.963 tỷ (TW 5.763 tỷ, ĐP 1.200 tỷ), phân ra giai đoạn 2010-2010 : 1.233 tỷ, 2011-2015 : 3.255 tỷ, 2016-2020 : 2.475 tỷ đồng . Vốn dân 770 tỷ đồng ;
+ Điện : tiếp tục đầu tư nâng cấp đường dây trung hạ thế, cải tạo các trạm biến thế, trong đó tập trung ưu tiên đường dây hạ thế 0,4 KV để phục vụ sản xuất nông nghiệp, tổng vốn đầu tư dự kiến : 2.634 tỷ, trong đó vốn doanh nghiệp 80 %, Chương trình của Nhà nước và dân 20 %, phân ra giai đoạn 2010 - 2010 : 711 tỷ (NS 141 tỷ, DN 570 tỷ), 2011 - 2015 : 1.161 tỷ (NS 231 tỷ, DN 930 tỷ), 2016-2020 : 762 tỷ đồng (NS 152 tỷ, DN 610 tỷ);
+ Trạm trại nông nghiệp: Tiếp tục nâng cấp các trại giống hiện có với đủ trang thiết bị cần thiết như phòng kiểm định hạt giống, máy chế biến hạt giống, kho chứa, mặt bằng sản xuất v.v. Tổng vốn đầu tư dự kiến : 160 tỷ, trong đó NS 60 tỷ (TW 30 tỷ, ĐP 30 tỷ), doanh nghiệp 100 tỷ, 2011 - 2015 : 83 tỷ (NS 30 tỷ, DN 53 tỷ), 2016- 2020 : 67 tỷ đồng (NS 25 tỷ, DN 42 tỷ)
+ Chợ nông thôn, chợ đầu mối nông sản : tập trung nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới 156 chợ nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có các chợ đầu mối nông sản như : Chợ nông sản thị trấn Ngã Năm, Chợ Trái cây thị trấn Kế Sách, tổng
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
vốn đầu tư dự kiến : 150 tỷ, trong đó NS 120 tỷ (TW 60 tỷ, ĐP 60 tỷ), 2011 - 2015 : 56 tỷ, 2016 - 2020 : 56 tỷ đồng . Vốn dân 30 tỷ đồng
Giải pháp huy động vốn đầu tư cho hạ tầng : chủ yếu là từ ngân sách thông qua việc làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng dự án, cơ chế thông thoáng v.v. để thu hút vốn, như: vốn Trái phiếu Chính phủ, vay vốn nước ngoài : vốn JBIC, Phát triển thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2, vốn doanh nghiệp đầu tư vào điện lực, trại giống nông nghiệp và vốn người dân thông qua đất đai, đầu tư của các trang trại v.v..
Riêng giao thông có thể huy động thêm từ các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư theo hình thức BOT v.v.., vốn đầu tư phát triển lưới điện ngoài vốn doanh nghiệp ngành điện là chính thì cần lồng ghép vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia v.v. .
Đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất :
Bao gồm vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện chuyển giao kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường,…và vốn trực tiếp cho phát triển sản xuất của doanh nghiệp và nông dân, phân ra:
+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm) khoảng 11.576 tỷ đồng/năm, chủ yếu vốn tự có của dân và nguồn vay tín dụng và đầu tư của các doanh nghiệp
+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn (1 - 5 năm) khoảng 3.889 tỷ đồng, trong đó NS 752 tỷ đồng, để hỗ trợ thực hiện chuyển giao kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường v.v.(trồng trọt 144 tỷ, chăn nuôi 92 tỷ, xúc tiến thương mại 12 tỷ, đào tạo nguồn nhân lực 400 tỷ, bảo vệ môi trường 6 tỷ đồng), còn lại vốn dân và doanh nghiệp khoảng 3.137 tỷ đồng
Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển sản xuất: thông qua đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng phục vụ sản xuất, các chính sách ưu đãi như đất đai, thuế v.v., đảm bảo ổn định về pháp luật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, người dân tập trung vốn đầu tư phát triển sản xuất.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Khai toán tổng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2020:
Dự kiến nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước:
- Vốn đầu tư phát triển hạ tầng chủ chốt: dự kiến 18.298 tỷ đồng, trong đó ngân sách TW chiếm 65%, tương đương 11.894 tỷ đồng, bình quân: 991 tỷ đồng/năm (riêng thủy lợi, giao thông ngân sách TW chiếm 75-80%), ngân sách ĐP:
chiếm 15%, tương đương 2.745 tỷ đồng, bình quân 228 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp và người dân chiếm 20%
- Vốn sự nghiệp kinh tế : ngân sách TW chiếm 50%, tương đương 376 tỷ đồng, bình quân : 31,3 tỷ đồng/năm, ngân sách ĐP: 50%, tương đương 376 tỷ đồng, bình quân 31,3 tỷ đồng/năm
3.2.3 Đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ:
Để nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, độ đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần giảm chi phí sản xuất, giá thành, tăng giá trị sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và thu nhập cho nông dân
+ Đẩy mạnh chuyển giao về giống : với mục tiêu đến năm 2020 có thể cung cấp giống xác nhận, giá rẻ, sạch bệnh cho hầu hết nông dân trong tỉnh, để làm được điều này thì trước hết là tăng cường hợp tác Viện, hình thành hệ thống kết nối giữa nghiên cứu, khảo nghiệm sản xuất và cung ứng các loại giống chủ lực, giống mới trên địa bàn tỉnh, nâng cấp, duy trì và mở rộng mạng lưới sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, mạng lưới gieo tinh nhân tạo… tập huấn quy trình sản xuất giống tại nông hộ… triển khai thực hiện một số chính sách trong một số lĩnh vực cần thiết như hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ lãi suất, không đánh thuế kinh doanh giống, đào tạo nhân lực… từng bước nâng cao vai trò Nhà nước trong công tác quản lý giống
+ Đẩy mạnh và cải tiến nội dung, phương pháp công tác khuyến nông, khuyến ngư : Tiếp tục củng cố đội ngũ làm công tác khuyến nông, khuyến ngư để thực sự là
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
bạn của nhà nông trong thời kỳ hội nhập, quan tâm hơn mạng lưới khuyến nông cấp xã và đội ngũ cộng tác viên ổn định thông qua một số chính sách hợp lý để khuyến khích họ làm việc tốt, ổn dịnh lâu dài . Mở rộng quy mô, nội dung trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng mô hình sản xuất, tham quan học tập, xúc tiến thị trường… Khuyến khích các hoạt động dịch vụ tư vấn cho đối tượng có nhu cầu cao.
+ Đẩy mạnh công tác Bảo vệ cây trồng, vật nuôi: tiếp tục củng cố đội ngũ làm công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi, xây dựng mạng lưới đến tận cơ sở và hoạt động thường xuyên để làm tốt công tác dự tính, dự báo, phát hiện dịch bệnh và đưa ra biện pháp phòng trị kịp thời . Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh các chương trình lớn chuyên ngành như: Chương trình IPM trên cây trồng, Chương trình “3 giảm, 3 tăng” trên lúa, Chương trình VietGAP, HACCP, Chương trình tiêm phòng, điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng, xây dựng vùng an toàn dịch.
3.2.4 Quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Bao gồm đào tạo lao động nông nghiệp và lao động nông thôn cho công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động v.v.. Ở cấp xã, phường, tổ chức quy hoạch đào tạo các lĩnh vực chuyên ngành để làm tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn như : Quản lý kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ lợi, giao thông, điện lực, cơ khí nông nghiệp... Ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại, hộ nông dân, nhu cầu đào tạo rất đa dạng, cả về tập huấn chuyên môn kỹ thuật, tay nghề theo từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là sử dụng máy móc cơ giới hóa trên đồng ruộng . Phương thức đào tạo, điểm trường, thời gian, nội dung…cần hết sức linh hoạt để giảm chi phí, từ đó khuyến khích được nhiều người đi học . Cần tính toán nhu cầu phát triển cụ thể của từng địa phương trên từng lĩnh vực và nội dung đào tạo để quy hoạch nguồn nhân lực cho phù hợp . Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ trong đào tạo sử dụng nguồn nhân lực . Tranh thủ hỗ trợ của các dự án hợp tác Quốc tế.
3.2.5 Tổ chức sản xuất gắn với thị trường:
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
- Trong ngành trồng trọt,giải pháp cần tập trung là hình thành các vùng sản xuất lúa, màu, cây ăn trái tập trung để gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chuyển giao kỹ thuật, bảo quản, chế biến và thị trường.
+ Cây lúa : khuyến khích kinh tế trang trại, đồng thời đẩy mạnh phát triển mô hình tổ hợp tác sản xuất để hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất lúa, tiếp tục đầu tư thủy lợi, giao thông, điện theo chiều sâu để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, giảm chi phí, khuyến khích đầu tư thêm nhà máy xay xát lúa gạo, đặc biệt là đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, đầu tư kho trữ lúa gạo theo hướng từng bước nâng cấp công nghệ bảo quản hiện đại, mở rộng xuất khẩu, quản lý nhà nước đầu vào và đầu ra sản phẩm
+ Cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày: tập trung hình thành vùng chuyên canh màu, quan tâm áp dụng giống mới, an toàn vệ sinh thực phẩm, khuyến khích mô hình luân canh, xen canh, quan tâm đầu tư thủy lợi nội đồng thật hoàn chỉnh đồng bộ, nhằm chủ động hoàn toàn nguồn nước, hạn chế tối đa ngập úng, từng bước cơ giới hóa trong chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt là đối với cây mía
+ Cây ăn trái : quan tâm xây dựng vùng cây ăn trái tập trung chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý và hướng dẫn nông dân trong việc chọn giống chất lượng cao, bố trí vùng cây ăn trái phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước, quan tâm hợp tác liên kết trong sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm, chế biến, tiêu thụ
- Trong ngành chăn nuôi, giải pháp chính cần tập trung là tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi và giết mổ, chế biến, tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn chăn nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường
+ Chăn nuôi trâu bò: tập trung phát triển theo quy mô hộ gia đình là chính, kết hợp với phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại gắn với phát triển đồng cỏ có giống tốt để cho năng suất, chất lượng cao và thức ăn chăn nuôi công nghiệp, hướng dẫn nông dân chăn nuôi an toàn từ khâu chuồng trại đến chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vỗ béo trâu bò, vận chuyển tiêu thụ.
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
+ Chăn nuôi heo : tổ chức lại chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, tăng cường công tác cải tiến giống, xây dựng mạng lưới sản xuất con giống tại chỗ thông qua việc hỗ trợ giống đực và cái, ưu tiên giống đực để phục vụ nhu cầu sản xuất giống thương mại, kết hợp chăn nuôi heo với trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là có chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ Biogas để tận dụng và xử lý nguồn chất thải nhằm làm tăng hiệu quả chăn nuôi, bảo vệ môi trường, kết hợp tốt thức ăn công nghiệp với nguồn thức ăn sẵn có để giảm chi phí.
+ Chăn nuôi gia cầm : tổ chức lại chăn nuôi gà theo hướng chăn nuôi công nghiệp, an toàn sinh học thông qua việc xây dựng chuồng trại, chọn lọc con giống, chọn lựa thức ăn, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng tường rào ngăn cách, hệ thống xử lý chất thải, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi. Tiếp tục quan tâm đẩy mạnh chăn nuôi vịt quy mô lớn, kiểm soát chặt, phát triển chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học, tăng cường kiểm soát vận chuyển, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ và tiêu thụ; tăng cường năng lực cho cán bộ thú y cấp xã để làm tốt công tác thông tin dự báo, tiêm phòng, điều trị bệnh, bao vây khống chế dịch bệnh ngay tại cơ sở
Tóm lại, để ngành nông nghiệp Sóc Trăng phát triển ngày càng hiệu quả, ổn định, bền vững theo con đường CNH thì cần các giải pháp đồng bộ, song quan trọng nhất là tổ chức sản xuất để hình thành được các vùng sản xuất cây con tập trung, có nhiều lợi thế trên các vùng sinh thái của tỉnh, mà muốn hình thành được các vùng sản xuất tập trung thì sắp tới phải tập trung mạnh hơn cho đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất đồng thời phải đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại và tổ kinh tế hợp tác làm sao phủ khắp trên địa bàn sản xuất toàn tỉnh, có như vậy mới tạo điều kiện để chuyển giao khoa học công nghệ, từ đó mới tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, giá thành thấp, lợi nhuận cao
3.2.6 Bảo vệ môi trường bền vững:
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
- Quan tâm bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách hợp lý nhất về giống, thời vụ, đặc biệt là sử dụng giống, phân bón, thức ăn hợp lý, khuyến khích mô hình sản xuất luân canh, xen canh, đa canh, hạn chế trồng lúa 3 vụ và nuôi tôm sú 2 vụ/năm
- Quan tâm quản lý tài nguyên nước như : sử dụng tiết kiệm nước, quản lý đầu vào và đầu ra của nguồn nước cho các mục tiêu phục vụ, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện tốt pháp lệnh về bảo vệ và khai thác tài nguyên nước mặt, nước ngầm.
- Khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học, tổ chức đánh giá môi trường đất và nước…để có biện pháp bảo vệ môi trường trong vùng
- Đẩy mạnh truyền thông dưới mọi hình thức và sự tham gia tích cực của các cấp các ngành, đoàn thể chính trị, xã hội là giải pháp tốt nhất để bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp hành chính đủ mạnh để răn đe, giáo dục tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh luật Bảo vệ môi trường.