ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Báo cáo cải cách hệ thống rd việt nam (Trang 29 - 33)

Phần lớn các nước trên thế giới khi xây dựng nền khoa học và công nghệ của nước mình đều rất chú ý đến xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển. Hệ thống này được xem như thành phần chủ đạo của nền khoa học và công nghệ của mỗi nước, vì vậy các nước có sự đầu tư thích đáng tạo điều kiện cho hệ thống hoạt động phục vụ đắc lực phát triển kinh tế và xã hội, tạo sức mạnh cho địa vị của mỗi nước trên trường quốc tế. Tuy vậy, mỗi nước có xuất phát điểm khác nhau, do đó tập trung đầu tư cho hệ thống cũng khác nhau. Qua tài liệu của một số

nước, chúng tôi thấy xu hướng phát triển của hệ thống có một số đặc điểm dưới đây xét trên góc độ nền kinh tế thị trường:

1. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường ổn định, hệ thống nghiên cứu và phát triển có những đặc điểm chung

1.1. Loại hình tổ chức của hệ thống khá đa dạng về sở hữu: thuộc Nhà nước, thuộc địa phương, thuộc doanh nghiệp, thuộc trường đại học, thuộc tư nhân.

1.2. Hoạt động của hệ thống mang tính độc lập và tự chủ tuân thủ sự điều chỉnh của pháp luật. Với đặc điểm này đề cao trách nhiệm của hệ thống trước kết quả tạo ra và luôn luôn gắn kết với nhu cầu của thị trường, làm cho quan hệ giữa cung và cầu gặp nhau cùng phát triển.

1.3. Tài chính đảm bảo cho hoạt động của hệ thống từ nhiều nguồn: ngân sách Nhà nước, đặt hàng của các doanh nghiệp, tài trợ của các quỹ, tài trợ của địa phương, hợp tác với nước ngoài, vay ngân hàng. Trong đó có 2 nguồn chủ yếu:

- Từ ngân sách Nhà nước cung cấp khoảng 20 - 30%

- Từ các doanh nghiệp cung cấp khoảng 70 - 80%

1.4. Quan hệ giữa viện - doanh nghiệp- trường đại học được xác lập chặt chẽ thông qua hợp đồng kinh tế. Các doanh nghiệp một mặt tự thân vận động, mặt khác tìm cách khai thác nguồn trí tuệ của các viện, các trường trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ tạo sản phẩm mới phục vụ thị trường. Ngược lại các viện, các trường trong hoạt động của mình luôn luôn nắm bắt nhu cầu của thị trường, của doanh nghiệp để đưa nhiệm vụ nghiên cứu sát với thực tế giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.

2. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường chưa ổn định, hệ thống nghiên cứu và phát triển có những đặc điểm chung

2.1. Các loại hình tổ chức của hệ thống phần lớn thuộc sở hữu Nhà nước. Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong đầu tư xây dựng và giao nhiệm vụ theo kế hoạch.

2.2. Hoạt động của hệ thống theo kế hoạch hoá tập trung và chịu sự điều chỉnh của các cơ quan quản lý. Với cơ chế quản lý tập trung làm cho hoạt động của hệ thống trở nên bị động và trông chờ quyết định của Nhà nước.

2.3. Tài chính đảm bảo hoạt động của hệ thống chủ yếu từ hai nguồn - Ngân sách Nhà nước cấp khoảng 70 - 80%

- Các doanh nghiệp cung cấp khoảng 20 - 30%

2.4. Quan hệ giữa viện - doanh nghiệp - trường đại học

Trong quá trình hoạt động mỗi loại hình nói trên mang tính khép kín, không thừa hưởng kết quả của nhau. Mối quan hệ giữa khoa học - sản xuất - đào tạo không xuất phát từ cung cầu của thị trường để hoạt động do đó nó trở nên rời rạc.

3. Hệ thống nghiên cứu và phát triển chịu sự chỉ đạo của hệ thống chính trị và kinh tế quốc gia

Thực tiễn của nhiều năm xây dựng và phát triển hệ thống nghiên cứu và phát triển mỗi quốc gia có định hướng khác nhau theo chiến lược phát triển của đất nước và vị thế trên trường quốc tế. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai hình thành hai nhóm nước phát triển theo hai hướng khác nhau và hệ thống nghiên cứu và phát triển ở đó phục vụ đắc lực và có hiệu quả rõ rệt.

3.1. Đối với nhóm nước có ý đồ trở thành cường quốc trên thế giới, cho dù thay đổi thể chế chính trị hoặc nền kinh tế còn thấp, họ đều thống nhất hành động:

- Tập trung cao độ các nguồn lực để xây dựng và phát toàn diện các lĩnh vực khoa học, đặc biệt các tổ chức nghiên cứu và phát triển về năng lượng hạt nhân, chinh phục vũ trụ, trang thiết bị cho quốc phòng.

- Tập trung và khép kín tổ chức nghiên cứu và phát triển phục vụ quốc phòng và an ninh quốc gia.

3.2. Đối với nhóm nước phấn đầu trở thành nước có nền kinh tế mạnh

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, do đó hệ thống nghiên cứu và phát triển được phân chia ranh giới hoạt động rành mạch vừa bảo đảm khả năng đầu tư vừa gắn trách nhiệm với sản phẩm được tạo ra theo nhu cầu của thị rường. Từ đó, họ tập trung giải quyết 2 loại hình sở hữu sau đây:

Tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc Nhà nước chịu trách nhiệm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu những vấn đề phục vụ lợi ích cộng đồng.

Tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường trong nước và nước ngoài.

- Đầu tư tài chính cho hệ thống nghiên cứu và phát triển có chuyển hướng rất cơ bản:

Nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước chỉ chiếm khoảng 20 - 30%

Nguồn tài chính từ doanh nghiệp tăng dần và chiếm phần chủ đạo của đầu tư, chiếm khoảng 70 - 80%.

4. Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển cải cách theo hướng

4.1. Cải cách và phục hồi các viện hàn lâm khoa học được xem như tổ chức nòng cốt để làm chỗ dựa cho cải cách toàn bộ hệ thống.

4.2. Chuyển từ trạng thái khép kín sang hoà nhập và phát triển cùng với tăng trưởng kinh tế nhằm nhất thể hoá giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh và đào tạo.

4.3. Cổ phần hoá và tư nhân hoá các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhằm nâng cao chế độ tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động.

4.4. Giữ nguyên vị trí quan trọng của các trường đại học trong hệ thống nghiên cứu và phát triển quốc gia, tạo lập và hoàn thiện các quan hệ hợp tác, hợp đồng trong hoạt động giữa viện - doanh nghiệp - trường đại học.

PHẦN THỨ II

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu Báo cáo cải cách hệ thống rd việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)