Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo cải cách hệ thống rd việt nam (Trang 46 - 51)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG

5. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống nghiên cứu và phát triển

Ngoài các cơ sở của người Pháp để lại, Nhà nước từng bước đầu tư xây dựng nhiều cơ sở mới phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo. Hàng năm Nhà nước dành 1% vốn xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ quan nghiên cứu và phát triển. Tính cho đến nay đã cải tạo và xây dựng cơ sở mới cho khoảng 300 cơ quan nghiên cứu và phát triển trong phạm vi cả nước.

Hầu hết các công trình này được xây dựng theo quy mô vĩnh cửu và được trang bị những tiện nghi và thiết bị nhất định, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của nhà nước giao.

Ngoài ra, nhà nước quyết định xây dựng Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ quốc gia để phục vụ đông đảo các nhà khoa học đã và đang công tác trên các lĩnh vực khoa học khác nhau.

Theo số liệu thống kê trong 10 năm (1990 - 2000) đầu tư vốn xây dựng cơ bản cho khoa học và công nghệ trong khoảng từ 8,5% - 28,6% của ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ (xem bảng 3).

Bảng 3: Vốn đầu tư XDCB cho khoa học và công nghệ 1990 - 2000

(Đơn vị Tỷ đồng) Năm Tổng chi NSNN Đầu tư cho KH&CN % xây dựng cơ bản/

Tổng số Vốn XDCB tổng số

1990 7.630 86,4 16,4 19,4

1991 12.081 107,0 17,0 15,8

1992 23.711 203,0 19,0 9,3

1993 39.063 328,0 28,0 8,5

1994 48.890 497,0 60,0 12,0

1995 61.280 593,0 88,0 17,7

1996 68.000 607,0 77,0 12,7

1997 78.820 724,0 107,0 14,7

1998 - 912,0 118,0 12,9

1999 - 877,0 154,0 17,5

2000 - 1890,0 540,0 28,6

Ghi chú: Nguồn của Vụ Kế hoạch - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường Trên cơ sở vốn xây dựng cơ bản cho khoa học và công nghệ nói trên, tính bình quân hàng năm cho đầu người trong khu vực nghiên cứu và phát triển đạt khoảng 50USD/người. So sánh mức đầu tư này với các nước trong khu vực vào thời điểm cuối thập niên 80 thì ở Việt Nam còn qúa thấp. Chỉ số này ở Singapore là 25701 USD, Nhật Bản là 15839 USD, Hàn Quốc là 12081 USD, Thái Lan là 2047 USD, Ấn Độ là 22285 USD. Với mức đầu tư này Việt Nam chỉ bằng 1/500 của Singapore, bằng 1/200 của Hàn Quốc, bằng 1/300 của Nhật Bản, bằng 1/450 của Ấn Độ, bằng 1/40 của Thái Lan.

Trong nhiều năm qua, mức đầu tư xây dựng cơ bản cho khu vực này đã thấp, nhưng việc lựa chọn đối tượng đầu tư không được tập trung, do đó dẫn đến vốn đầu tư bị dàn trải và kéo dài, nhiều công trình chậm được đưa vào sử dụng, có công trình khi hoàn thành thì phần thiết bị khoa học kèm theo trở nên lạc hậu khi đưa vào hoạt động. Trong quá trình sử dụng, vấn đề khấu hao tài sản cố định không được đề cập, không có chế độ định kỳ sửa chữa nên nhiều công trình bị xuống cấp mà không có kinh phí tu sửa. Trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý Nhà nước đã thống nhất trích khoảng 3% tổng kinh phí sự nghiệp khoa học để dành cho việc khôi phục lại giá trị sử dụng của các cơ sở làm việc, cải thiện điều kiện làm việc và vệ sinh môi trường.

Cho đến nay các công trình của các cơ quan nghiên cứu và phát triển được xây dựng và giải quyết một cách cơ bản nơi làm việc và xưởng thực nghiệm. Theo thống kê của Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ khoa học công nghệ và môi trường) năm 1990 bình quân đầu người về diện tích hoạt động nghiên cứu và phát triển của các viện

2

Bảng 4: Bình quân diện tích hoạt động NC - PT (1990) Lĩnh vực khoa học Tổng số

cơ quan Diện tích làm việc

(m2) Diện tích xưởng (m2)

Khoa học tự nhiên 60 10,0 5,8

Khoa học kỹ thuật 87 8,3 8,75

Khọc nông nghiệp 59 - -

Khoa học y dược 40 15,7 7,4

Khoa học xã hội 88 11,0 1,21

Ghi chú:

- KHNN chưa có số liệu

. Nguồn của Vụ KHTC - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Trong 10 năm của thập niên 90 các công trình xây dựng phục vụ nghiên cứu và phát triển được tập trung và dứt điểm, do đó hàng năm đều có công trình được đưa vào sử dụng và nâng cao mức bình quân đầu người về diện tích hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong 5 lĩnh vực khoa học nói trên thì lĩnh vực khoa học Y dược được thừa hưởng các công trình cũ để lại khá lớn, cộng thêm xây dựng mới, nên bình quân diện tích cao hơn các lĩnh vực khoa học khác. Đối với 4 lĩnh vực khoa học khác hầu hết được xây dựng mới của các năm sau hoà bình lập lại.

5.2. V vt tư và thiết b khoa hc a. Ngun đầu tư

Từ trước đến nay, nguồn vật tư và thiết bị khoa học cho các cơ quan nghiên cứu và phát triển được đầu tư trang bị từ các nguồn:

- Nhà nước dành khoảng 10% vốn xây dựng cơ bản của mỗi công trình để mua sắm các thiết bị, song mức đầu tư này cũng chỉ đủ trang bị các thiết bị phụ trợ như: điện, nước, còn thiết bị cho phòng thí nghiệm chỉ đủ trang bị máy móc đơn giản hoặc sử dụng những thiết bị có sẵn quá lạc hậu. Ngoài ra, hàng năm Nhà nước dành 1% tổng kim ngạch nhập khẩu để nhập các vật tư và thiết bị khoa học phục vụ các nhiệm vụ trọng điểm của Nhà nước.

- Nguồn tài trợ của Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế dưới hình thức viện trợ không hoàn lại đã góp phần quan trọng tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ quan nghiên cứu và triển khai. Trong các tổ chức quốc tế thì “chương trình phát triển của Liên hiệp quốc “ (UNDP) là nguồn tài trợ lớn nhất. Đến nay UNDP đã tài trợ cho Việt Nam 4 tài khoá (1977 - 1982; 1983 - 1986; 1987 - 1991; 1992 - 1996) với tổng số tiền trên 300 triệu USD cho hơn 100 dự án.

- Các cơ quan nghiên cứu và triển khai tự bổ sung thông qua các dự án song phương với các tổ chức quốc tế và nguồn thông qua các hợp đồng kinh tế với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Với hình thức này, các Viện đã dành một phần kinh phí để trang bị và đổi mới được một phần thiết bị cho các phòng nghiên cứu và thí nghiệm.

- Thông qua uy tín cá nhân của các nhà khoa học Việt Nam các tổ chức quốc tế và các Viện nghiên cứu của các nước dưới hình thức quà tặng cho cá nhân hoặc tập thể một số thiết bị khoa học. Phần thiết bị này cũng góp phần tăng cường trang bị cho các phòng nghiên cứu của một số viện.

b. Hin trng v trang thiết b khoa hc

- Giai đoạn trước năm 1990: là giai đoạn thực hiện cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung và bao cấp, vì vậy các cơ quan nghiên cứu và phát triển đều dựa chủ yếu vào nguồn kinh phí của nhà nước cấp theo chế độ bình quân. Theo số liệu thống kê của 2 đợt tổng kiểm kê và đánh giá tài sản cố định trong phạm vi cả nước năm 1985 và năm 1990, về phần thiết bị khoa học của các cơ quan nghiên cứu và phát triển cho thấy:

. Nguồn thiết bị khoa học chủ yếu nhập từ thị trường các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 72%.

. Quá trình hình thành thiết bị khoa học ở Việt Nam thì có 91,2% thuộc thế hệ các thập niên 50 - 60 và 70, trong đó có 37,8% thuộc thế hệ thập niên 50.

. Đối với thiết bị khoa học thuộc loại quý hiếm và đắt tiền thì chỉ có 30% thiết bị sử dụng tương đối tốt với mức bình quân 4 giờ/ ngày, và 52% thiết bị chưa đưa vào sử dụng được vì thiếu cơ sở vật chất đảm bảo cho nó đủ điều kiện vận hành.

. Trong giai đoạn này chỉ có một số ít viện được trang bị theo đường thiết bị toàn bộ (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu hạt nhân, Viện kiểm nghiệm và các dự án của UNDP, còn tuyệt đại bộ phận các viện đều theo đường thiết bị lẻ, không đồng bộ. Trên tổng thể cho thấy trang thiết bị khoa học của các viện ở giai đoạn này quá lạc hậu so với trình độ kỹ thuật của thế giới, do đó không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cũng như đào tạo sau đại học.

- Giai đoạn sau năm 1990: là giai đoạn đất nước chuyển dần sang cơ chế thị trường và mở cửa quan hệ với nhiều nước, nhưng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho khu vực nghiên cứu và phát triển rất có hạn, nguồn đầu tư từ các nước cũng không còn nữa. Với nguồn vốn hạn hẹp, nhà nước chủ trương tập trung đầu tư có trọng điểm và đồng bộ. Trong thời gian vừa qua đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 20 công trình, tiêu biểu là Viện công nghệ sinh học, Viện điện tử, tin học, Lò

phản ứng hạt nhân Đà Lạt, Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội, Viện Dân tộc học, Viện Thú y v.v...

. Tập trung đầu tư cho một số cụm thiết bị thí nghiệm về công nghệ sinh học (công nghệ gien, công nghệ vi sinh) công nghệ vật liệu, thiết kế AUTO CAD, công nghệ tin học trong vẽ bản đồ địa chất và xử lý ảnh viễn thám v.v.. Với hình thức tập trung đầu tư này đã xây dựng được các phòng thí nghiệm của các Viện đạt trình độ trong khu vực.

. Bắt đầu giai đoạn phổ cập sử dụng máy tính trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đạo tạo sau đại học của các viện. Theo số liệu điều tra của Dự án Rapoge năm 1999 như sau:

+ Đối với viện nghiên cứu và triển khai nói chung:

* Nhu cầu sử dụng máy tính với mức 50% trở lên cần đến 98%

* Hiện nay còn thiếu đến 75%

* Chất lượng máy tính đạt yêu cầu chỉ 68,5%

* Máy được nối mạng INTERNET chỉ được 20,3%

+ Đối với các viện tham gia đào tạo sau đại học

* Nhu cầu sử dụng máy tính với mức 50% trở lên cần đến 100%

* Hiện nay còn thiếu đến 62,5%

* Chất lượng máy tính đạt yêu cầu chỉ 75%

* Máy tính nối mạng INTERNET chỉ được 29,4%

Xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia - theo kế hoạch đến năm 2000, nhà nước tập trung đầu tư và hoàn thiện từ 16 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên với trị giá thiết bị khoảng 3 triệu USD/ phòng. Mục tiêu xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia:

* Gắn các công trình nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ phát triển kinh tế và nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia.

* Đặt phòng thí nghiệm ở những viện có đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia.

* Trang bị những thiết bị khoa học đạt tiêu chuẩn ngang với trình độ các nước trong khu vực.

Kế hoạch này đã triển khai thực hiện từ năm 1998 - 1999 và hiện nay đang tiếp tục thực hiện để từng bước đổi mới và hiện đại hoá các thiết bị của các cơ quan

nghiên cứu và triển khai, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập và bắt kịp với trình độ khoa học trong khu vực và trên thế giới.

Với mức đầu tư từ ngân sách hàng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển chỉ đạt mức 1% chi ngân sách do đó bình quân đầu người trong khu vực này trong khoảng 1000USD. Cùng chỉ số này thì bình quân của thế giới là 55324 USD.

So với các nước đang phát triển là 31315USD và so với các nước trong khu vực:

Thái Lan 18000USD, Singapore 53000USD, Hàn Quốc 56000USD, Nhật Bản 134000USD. Mức đầu tư của Việt Nam hiện nay còn quá thấp so với các nước, do đó trang thiết bị khoa học cũng phải ảnh hưởng kéo dài lạc hậu so với trình độ chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Báo cáo cải cách hệ thống rd việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)