B. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG NÔNG NGHIỆP
1. Đặc điểm chi phối đến hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp
2.2. Về hoạt động của hệ thống nghiên cứu và phát triển
- Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, điều kiện thiếu thốn, giao thông liên lạc vô cùng khó khăn, đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp nhỏ bé (chỉ 60 người) đã đi sâu vào nông thôn để vận động nông dân hăng hái sản xuất, phổ biến các kỹ thuật nông nghiệp đơn giản như xử lý giống lúa bằng biện pháp “ba sôi hai lạnh”, khuyến khích nông dân ủ phân bắc, phân chuồng để bón ruộng, làm các thí nghiệm bón phân cho lúa, ngô.
- Hoà bình lập lại năm 1954 tiến hành công tác điều tra khảo sát đất, xây dựng sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam; công trình điều tra cơ bản được tiến hành tập trung như: thu thập 2000 giống lúa địa phương, 1800 giống ngô, các nguồn gia súc và gia cầm, các bệnh của cây trồng và vật nuôi v.v...
- Bắt đầu của thập niên 60 trên đồng ruộng miền Bắc được thay thế vụ lúa chiêm vốn sử dụng giống lúa thời gian sinh trưởng dài ngày, năng suất thấp bằng giống lúa thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, năng suất cao. Hình thành hệ thống canh tác 3 vụ một năm: 2 vụ lúa và một vụ đông ở đồng bằng sông Hồng. Ở đồng bằng sông Cửu Long nhờ công tác thuỷ lợi phát triển đã cho phép chuyển sang cấy hai vụ (đông xuân và hè thu) hoặc hai vụ lúa cộng một vụ màu, thu hẹp diện tích lúa nổi.
- Công tác chọn và tạo giống tập trung theo hướng: năng suất cao phẩm chất tốt, chống chịu được sâu bệnh và điều kiện ngập úng, phèn mặn, khô hạn. Những kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo hướng tổng hợp bảo vệ cây trồng và làm giảm thiệt hại mùa màng. Bên cạnh lai tạo giống, việc sử dụng thuốc trừ sâu một cách hợp lý, cùng các biện pháp kỹ thuật canh tác, làm đất, gieo trồng đúng thời vụ, phân bón cân đối.
- Các kỹ thuật tiến bộ về cơ khí nông nghiệp cũng góp phần tăng năng suất lao động, giải phóng sức lao động. Hiện nay diện tích làm đất bằng cơ giới đạt 35 - 40%
tổng diện tích canh tác, các loại máy thu hoạch đã dần dần đáp ứng nhu cầu của nông dân nhiều vùng.
- Năm 1980 hoạt động của hệ thống nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp được bắt đầu tổ chức theo chương trình ở các cấp. Với hình thức tổ chức này, một mặt đưa công tác nghiên cứu khoa học tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu của toàn ngành, mặt khác gắn được trách nhiệm của người thực hiện đến kết quả nghiên cứu cuối cùng. Trong mười năm gần đây, các thành viên của hệ thống được phép mở rộng hoạt động từ nghiên cứu đến dịch vụ, sản xuất thử và sản xuất giống đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.
2.3. Nhận xét chung về hoạt động của hệ thống
- Sau 55 năm xây dựng và phát triển, hệ thống nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam được hình thành tương đối hoàn chỉnh trên hầu hết các chuyên ngành chủ yếu của nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong quá trình hoạt động, hệ thống đã góp phần quan trọng giúp cho Nhà nước hoạch định quy hoạch phát triển kinh tế ngành, cung cấp luận cứ khoa học cho các quyết định về công tác quản lý và sản xuất của nền nông nghiệp nước ta.
- Các thành tựu khoa học và công nghệ được tạo ra từ hệ thống đã đóng góp phần quan trọng chuyển đổi từ một nền sản xuất dựa vào thiên nhiên và kinh nghiệm sản xuất cổ truyền của người nông dân sang một nền sản xuất dựa trên các tiến bộ khoa học và công nghệ. Và trên cơ sở những thành tựu thâm canh trồng trọt đã tiến tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ độc canh lúa gạo sang sản xuất chăn nuôi và ngành nghề khác. Sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của nông dân tăng lên đã và đang làm cho nông thôn Việt Nam ngày càng khởi sắc. Phong trào ngói hoá nhà ở, gạch hoa đường làng, bê tông hoá kênh mương, v.v... đang làm cho bộ mặt nông thôn nước ta khang trang và sung túc hơn nhiều so với những năm 80 về trước.
- Nhiều kỹ thuật tiến bộ được ứng dụng đưa năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi phát triển, giải quyết vấn đề an ninh lương thực cho đất nước, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và tạo nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
Đặc biệt trong hơn 10 năm liên tục, Việt Nam trở thành một trong các cường quốc
- Từ năm 1991 về sau, trước đòi hỏi của đổi mới nền kinh tế, các hoạt động của hệ thống đã bắt nhịp với nhu cầu của thị trường. Thông qua các kỹ thuật tiến bộ được chuyển giao từ hệ thống nghiên cứu và phát triển đến người sản xuất đã gắn kết được giữa hệ thống với thực tế nhu cầu sản xuất và đời sống. Các giống lúa mới và quy trình canh tác mới được thâm canh và mở rộng ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê phát triển mạnh trên núi rừng Tây Nguyên, các cây công nghiệp dài ngày, cây rừng ở miền Đông Nam Bộ, ngô trên vùng Tây bắc và đồng bằng sông Hồng, tôm cá ở vùng duyên hải và ven biển miền trung đều được phát triển mở rộng từ các mô hình trình diễn kỹ thuật có hiệu quả, được xây dựng từ kết quả nghiên cứu của hệ thống nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp.
- Tồn tại của hệ thống nghiên cứu và phát triển
* Tổ chức nghiên cứu của hệ thống thiếu tập trung dứt điểm, chồng chéo về nhiệm vụ nghiên cứu.
* Phân bố của hệ thống chưa hợp lý, cả vùng Trung bộ của đất nước còn bỏ trống, chưa có cơ sở nghiên cứu tại chỗ để giải quyết kịp thời nhu cầu của sản xuất.
* Chuyển giao kết quả nghiên cứu còn khó khăn do cơ chế nhập nội theo thị trường làm mất ổn định khi chuyển giao giống mới tới người sản xuất.
3. Cải cách hệ thống nghiên cứu và phát triển 3.1. Mục đích và yêu cầu của cải cách hệ thống
- Từ trước đến nay cũng như từ nay về sau đất nước luôn luôn có nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia để tạo ổn định của xã hội và tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền kinh tế của đất nước.
- Trong điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngày càng cần có nhiều mặt hàng xuất khẩu từ sản phẩm nông nghiệp có giá trị và đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Giải quyết công ăn việc làm cho 70% lực lượng lao động của đất nước hiện đang sinh sống ở nông thôn, đồng thời từng bước giải phóng sức lao động nặng nhọc cho nông dân.
- Phục hồi các rừng đã mất bằng cách trồng mới nhiều ha rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
3.2. Tổ chức và hoạt động của hệ thống
- Tập trung mọi nguồn lực để nghiên cứu nhằm tạo ra nhiều sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị thuộc thế mạnh của Việt Nam phục vụ theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
- Hoạt động nghiên cứu và phát triển của hệ thống đều xuất phát từ nhiệm vụ đặt hàng của Nhà nước, của các doanh nghiệp và của thực tiễn sản xuất và đời sống đặt ra. Lợi ích của hệ thống gắn liền với sản phẩm tạo ra thông qua các hợp đồng kinh tế dưới mọi hình thức.
- Gắn kết giữa nghiên cứu - sản xuất - đào tạo nhằm góp phần quan trọng phát triển kinh tế và nâng cao trình độ văn minh ở nông thôn nước ta.
3.3. Định hướng cải cách hệ thống trong bối cảnh thị trường
- Cải cách hệ thống nghiên cứu và phát triển phải gắn liền với phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững với tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hoá sản phẩm và kết hợp ngay từ đầu nông nghiệp với công nghiệp chế biến và hướng mạnh vào xuất khẩu.
- Xác lập và định hướng nghiên cứu và phát triển trong nông nghiệp là tập trung giải quyết những nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, đối với bản thân hệ thống phải coi trọng nghiên cứu có định hướng những vấn đề cơ bản lâu dài, đồng thời lấy nghiên cứu ứng dụng và triển khai làm hướng hoạt động chủ yếu nhằm nhanh chóng tạo ra những kỹ thuật tiến bộ.
* Định hướng nghiên cứu giống và công nghệ sản xuất giống cây trồng và vật nuôi có hàm lượng khoa học cao. Sử dụng ưu thế lai của giống là hướng đột phá để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
* Cùng với việc giải quyết nguồn giống, một vấn đề đặt ra là xử lý đồng bộ vấn đề bảo vệ cây trồng và vật nuôi, sử dụng có hiệu qủa tài nguyên liên quan đến nông nghiệp, trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến bảo quản nông sản, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn thích hợp.
- Quá trình tiến hành cải cách hệ thống nghiên cứu và phát triển của lĩnh vực nông nghiệp cần gắn giữa nghiên cứu - sản xuất - đào tạo theo địa bàn lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, đặc điểm xã hội và tổ chức sản xuất khác nhau.