B. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG NÔNG NGHIỆP
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CẢI CÁCH HỆ THỐNG
Trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia, bên cạnh những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển nền khoa học và công nghệ, đối với sự tăng trưởng của kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội, hệ thống còn tồn tại một số vấn đề trong tổ chức và hoạt động. Vì vậy, trong thời gian vừa qua Chính phủ đã tiến hành sắp xếp và kiện toàn hệ thống, đồng thời đổi mới từng bước cơ chế quản lý. Ngày nay, đất nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự cần thiết phải xúc tiến cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia để phù hợp với điều kiện mới và nâng cao được hiệu quả trong hoạt động của hệ thống.
1. Bối cảnh của cải cách hệ thống 1.1. Bối cảnh của thế giới
- Trên các lĩnh vực khoa học, trình độ khoa học và trình độ công nghệ của thế giới đã vượt quá xa Việt Nam từ tri thức khoa học đến các thiết bị để tiến hành nghiên cứu và phát triển.
- Trình độ công nghiệp hoá của thế giới đang ở vào thời điểm thừa công suất của máy móc, đã và đang tạo ra một khối lượng hàng hoá rất lớn với giá thành thấp.
từ thực tế của sản xuất công nghiệp hiện nay càng thúc đẩy tốc độ phát triển công nghệ cao càng nhanh để đủ sức cạnh tranh trên thương trường.
- Mức tăng trưởng GDP của các nước ngày càng phụ thuộc vào tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, khả năng sáng tạo của khoa học và công nghệ trở thành yếu tố quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi khu vực, mỗi nước hay mỗi doanh nghiệp, và xu thế hàm lượng trí tuệ sẽ chiếm tới 90% giá trị của mỗi sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra trên thị trường. Với tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ ngày nay sẽ hình thành nhiều ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cũng như chủ động tạo ra thị trường mới, nhiều việc làm mới, hiện đại hoá các ngành nghề cũ và ra đời nhiều ngành nghề mới.
- Với sự phát triển mạnh mẽ và xu thế toàn cầu hoá của khoa học và công nghệ đã và đang làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế thế giới và cấu trúc quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, ngày nay vấn đề đầu tư cho nghiên cứu và phát triển trở thành tiêu
các nước đang phát triển dành trung bình 2,3% GDP của nước mình đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Quan hệ giữa các nước với nhau đều theo điều kiện hai bên cùng có lợi. Việc hội nhập với khu vực và thế giới đều phải thông qua hàng rào thuế quan.
1.2. Bối cảnh của Việt Nam
- Việt Nam đang trên đường chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi vừa phải đảm bảo sự ổn định, vừa phải đảm bảo sự phát triển, do đó đòi hỏi phải có một thời gian thích hợp để tiếp cận dần dần với cơ chế thị trường, đồng thời phải nỗ lực rất lớn để đưa nền kinh tế của đất nước hội nhập với khu vực và thế giới.
- Năng lực của hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển còn ở trình độ thấp và không phát huy được lợi thế của nước đi sau để tận dụng các thành quả khoa học và công nghệ của thế giới.
- Trong nhiều năm xây dựng, cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống nghiên cứu và phát triển tuy đã giải quyết được phần diện tích làm việc, nhưng phần thiết bị khoa học còn quá lạc hậu, không đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và đào tạo đội ngũ phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
- Trong thời gian vừa qua cũng như trong thời gian sắp tới, khả năng đầu tư của Nhà nước cho hệ thống nghiên cứu và phát triển vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, hoạt động trong điều kiện thị trường đòi hỏi hệ thống phải thay đổi phương thức hoạt động để chứng minh sự tồn tại của các tổ chức nghiên cứu trong hệ thống.
- Hoạt động của hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển được dàn trải trên một bình diện quá rộng. Trong lúc đó mức đầu tư quá thấp do đó hiệu quả mang lại trên các lĩnh vực khoa học còn rất hạn chế. Trong một thời gian dài quan hệ giữa hệ thống với sản xuất và đào tạo thiếu sự gắn kết cho nên không thức đẩy nhau cùng phát triển.
2. Mục đích cải cách hệ thống
2.1. Cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia trong bối cảnh đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu để phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia.
2.2. Trong điều kiện đầu tư của Nhà nước cho hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển có hạn, do đó việc tiến hành cải cách hệ thống phải phù hợp với khả năng
đảm bảo của kinh tế và phát huy được tính năng động của nội lực, tạo được sức cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh tế thị trường.
2.3. Quá trình tiến hành cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia phải tiến hành song song các giải pháp về tổ chức và tạo cơ chế phù hợp nhằm gắn kết được mối quan hệ tay ba tạo thành thế đứng vững chắc giữa nghiên cứu - sản xuất - đạo tạo.
3. Quan điểm của cải cách hệ thống
3.1. Việt Nam là một nước đang phát triển, có dân số thuộc loại trung bình của thế giới, vì vậy việc xây dựng và phát triển nền khoa học và công nghệ nhằm thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước vững bước trên con đường “ấm no - tự do - hạnh phúc”. Vấn đề cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia cần được tổ chức và đầu tư tập trung để giải quyết nhanh chóng những nhiệm vụ chủ đạo của nền kinh tế và xã hội.
3.2. Nhà nước tạo ra chính sách để đa dạng hoá hình thức sở hữu các tổ chức của hệ thống nghiên cứu và phát triển và mở rộng các điều kiện hoạt động nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.
3.3. Tiến hành cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển là một quá trình, Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức trong hệ thống tự vận động và sắp xếp, Nhà nước chỉ sử dụng biện pháp hành chính trong giới hạn nhất định.
3.4. Đầu tư tài chính cho hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển bằng nhiều nguồn, trong đó sẽ nâng dần nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp và trở thành nguồn chủ đạo.
4. Nguyên tắc cải cách hệ thống
4.1. Cải cách hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển phải phù hợp với khả năng đảm bảo của nền kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường.
4.2. Nhà nước chỉ thành lập những viện nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ chung cho toàn xã hội mà thị trường không có khả năng đảm nhận.
4.3. Cơ quan thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về đầu tư và hiệu quả hoạt động của tổ chức đó.
4.4. Ngân sách Nhà nước dành cho khoa học và công nghệ tập trung đầu tư chủ yếu cho việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia.
5. Xu hướng cải cách hệ thống.
Cho đến nay hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia đã được hình thành và phát triển trên cả 5 lĩnh vực khoa học với thời gian 55 năm. Trong phần lớn thời gian tồn tại hệ thống được Nhà nước bao cấp với mức đầu tư tài chính hết sức hạn chế, do đó điều kiện cần và đủ cho hệ thống hoạt động còn xa với yêu cầu thực tế. Ngày nay, đất nước đang bước vào giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi mọi hoạt động của xã hội đều phải chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện mới.
Đối với hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc gia tuy đã qua một số lần sắp xếp và kiện toàn, song kết quả mang lại vẫn còn rất hạn chế. Trước đòi hỏi của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nhưng khả năng đầu tư cho khoa học và công nghệ trong giai đoạn trước mắt đang còn hạn chế. Xuất phát từ các điều kiện của đất nước, chúng tôi đề xuất các xu hướng cải cách hệ thống dưới đây.
5.1. Tiến hành cải cách hệ thống cần có một thời gian và bước đi thích hợp để các tổ chức của hệ thống tự vận động đảm bảo hoạt động nghiên cứu và phát triển theo cơ chế điều tiết của thị trường.
5.2. Đa dạng hoá hình thức sở hữu các loại hình tổ chức của hệ thống:
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc Chính phủ - Tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc doanh nghiệp
- Tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc trường đại học và cao đẳng - Tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc tư nhân
5.3. Đa dạng hoá nguồn cung cấp tài chính cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của hệ thống nhằm tạo ra không gian thoáng đãng trong hoạt động năng động tiếp cận với các nhu cầu của thị trường.
5.4. Tạo được cơ chế cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển của hệ thống được quyền độc lập, tự chủ và chịu trach snhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.
5.5. Không phân biệt hình thức sở hữu của tổ chức nghiên cứu và phát triển trong việc tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước cũng như trong hoạt động khoa học và công nghệ.