Hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo cải cách hệ thống rd việt nam (Trang 52 - 55)

A. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG CÔNG NGHIỆP

2. Hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển

2.1. Quá trình hình thành và phát trin ca h thng

- Cùng với sự ra đời của các cơ sở sản xuất và phát triển của các ngành kinh tế - kỹ thuật công nghiệp, hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển cũng được hình thành và phát triển từ những năm của thập kỷ 60 và 70 về cơ bản được hình thành theo những mẫu hình của các nước XHCN, với cách đặt vấn đề tương đối đơn giản là phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật nào thì thành lập viện nghiên cứu tương ứng mà ít tính đến nhu cầu của thực tiễn cũng như khả năng đảm bảo đầu tư tài chính cho việc xây dựng và phát triển của viện nghiên cứu đó.

- Qua 40 năm xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp ở nước ta đã trải qua nhiều lần sắp xếp và kiện toàn, đến nay trong mỗi ngành sản xuất công nghiệp của Bộ công nghiệp đều có một tổ chức hoạt động nghiên cứu và phát triển do ý muốn chủ quan của sự tự vận động và chuyển biến của lực lượng khoa học và công nghệ hoạt động trong hệ thống nghiên cứu và phát triển mang lại trong điều kiện bao cấp. Trong mười năm đổi mới, công tác quản lý Nhà nước về công nghiệp đã tập trung thành một đầu mối và hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai cũng được sắp xếp theo các hướng sau:

* Các Viện nghiên cứu và phát triển của Nhà nước đặt trực thuộc Bộ Công nghiệp gồm có 6 viện: Viện nghiên cứu Chiến lược và chính sách công nghiệp, Viện nghiên cứu cơ khí, Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, Viện nghiên cứu mỏ và luyện kim, Viện nghiên cứu Điện tử - tin học - tự động hoá, Viện Công nghiệp thực phẩm.

* Các Viện nghiên cứu và phát triển gắn với sản phẩm sản xuất công nghiệp được chuyển trực thuộc Tổng công ty Nhà nước (8 Tổng công ty 91 và 8 Tổng công ty 90) với 15 viện và 11 trung tâm.

* Các Viện nghiên cứu và thiết kế chuyển thành công ty thiết kế và hoạt động theo Luật doanh nghiệp như:

- Viện Thiết kế công nghiệp hoá chất chuyển thành Công ty Thiết kế công nghiệp hoá chất,

- Viện nghiên cứu thiết kế mỏ hoá chất chuyển thành Công ty Thiết kế mỏ hoá chất,

- Một bộ phận nghiên cứu phụ gia và dầu mỏ của Viện Hoá học Công nghiệp tách khỏi Viện để thành lập Công ty phát triển phụ gia và các sản phẩm dầu mỏ (Công ty APP).

* Một số viện và trung tâm nghiên cứu và phát triển trực thuộc Bộ Công nghiệp thuộc diện xem xét và sắp xếp trong giai đoạn cải cách hành chính hiện nay.

2.2. V hot động ca h thng nghiên cu và phát trin

- Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế và đổi mới tư duy, hoạt động của hệ thống nghiên cứu và phát triển trong nền công nghiệp đã và đang thay đổi tích cực theo hướng phục vụ thiết thực cho sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm và mặt hàng hướng vào thị trường và làm những gì mà thị trường yêu cầu hơn là làm những gì muốn làm. Sự năng động và tính hiệu quả đã trở thành chuẩn mực trong hoạt động của mọi thành viên trong hệ thống.

- Chức năng tham mưu và tư vấn của hệ thống nghiên cứu và phát triển trước đây chỉ phục vụ cho Nhà nước, nay đã mở rộng và đa dạng hoá hướng về thị trường, trực tiếp phục vụ cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ, kinh doanh.

- Hoạt động của nhiều viện trong hệ thống đã được mở rộng trên cả 3 mặt:

* Đáp ứng với yêu cầu của ngành và Nhà nước

* Trực tiếp với nhu cầu của sản xuất và kinh doanh

* Thích nghi với cơ chế thị trường cả trong và ngoài nước.

- Bên cạnh những mặt tích cực trong hoạt động của hệ thống, mặt trái của sự bung ra mang tính tuỳ tiện, thiếu quản lý và khó kiểm soát cũng đã tạo ra những hậu quả tiêu cực. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước có hạn, khả năng đầu tư cho xây dựng và nâng cấp thiết bị khoa học giảm sút càng làm cho hoạt động của hệ thống trở nên khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu đổi mới của các ngành công nghiệp.

2.3. Nhn xét chung v hot động ca h thng nghiên cu và phát trin

- Trong quá trình hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao, hệ thống nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp đã góp phần quan trọng định hướng các lĩnh vực công nghệ cao, xác định hướng công nghệ ưu tiên để làm cơ sở cho việc hoạch định quy hoạch phát triển kinh tế ngành và xây dựng chiến lược phát triển ngành, cung cấp luận cứ khoa học cho các quyết định về công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật của toàn lĩnh vực công nghiệp ở nước ta.

- Hoạt động của hệ thống càng ngày càng gắn bó với sản xuất, giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, giải quyết những khó khăn về kỹ thuật, về công nghệ trong vận hành sản xuất của các doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, thay thế nguyên liệu nhập ngoại. Bằng sự phối hợp giữa hệ thống nghiên cứu và phát triển với hệ thống sản xuất, trong thời gian vừa qua nền công nghiệp nước ta đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, mặt hàng mới đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Cùng với các Tổng công ty, hệ thống nghiên cứu và phát triển đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền sản xuất công nghiệp ngày càng chiếm vị trí quyết định trong nền kinh tế quốc dân.

- Tỷ trọng hoạt động đáp ứng cho sản xuất công nghiệp của hệ thống nghiên cứu và phát triển đối với từng ngành kinh tế - kỹ thuật có khác nhau, trong đó đáng kể nhất là ngành năng lượng đạt tới 70%, còn các ngành khác chỉ đạt khoảng 10%.

- Các viện nghiên cứu và phát triển chuyển trực thuộc Tổng công ty dang gặp khó khăn trong phương thức hoạt động, do đó các viện này chỉ để một bộ phận phục vụ theo yêu cầu của Tổng công ty, còn các bộ phận khác mở rộng hoạt động từ nghiên cứu đến tư vấn, dịch vụ và sản xuất theo năng lực vốn có để phục vụ theo yêu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo cải cách hệ thống rd việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)