Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh bến tre, hiện trạng và giải pháp (Trang 43 - 54)

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

2.1. Các ngu ồn lực phát triển kinh tế

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư:

Châu Thành là huyện có quy mô dân số lớn so với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Bến Tre. Năm 2011 dân số toàn huyện là 159.588 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh, đứng thứ 3 trong tổng số 9 huyện, thành phố của tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, do huyện thực hiện tốt các chính sách về dân số nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên đang giảm dần từ 0,76% (2001) xuống còn 0,62% (2011), thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh và của cả nước, dẫn đến dân số có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Bảng 2.2. Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011

Năm Dân số trung bình (người) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)

2001 165.606 0,76

2002 166.687 0,70

2003 167.904 0,79

2004 169.387 0,61

2005 170.622 0,66

2006 171.458 0,70

2007 172.528 0,65

2008 175.203 0,76

2009 176.134 0,56

2010 176.960 0,43

2011 159.588 0,62

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Châu Thành

Cùng với giảm gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng dân số cơ học ở huyện cũng giảm nhưng không giảm mạnh so với trước đây. Nguyên nhân do quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp đã giải phóng một phần lực lượng lao động trong nông nghiệp. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, hình thức canh tác và cây trồng ở địa phương có nhu cầu sử dụng ít lao động nên làm tăng thời gian nhàn rỗi. Vì vậy mà hàng năm có nhiều người dân đi sinh sống và làm ăn ở nơi khác (năm 2011 huyện có 1.861 người đi nơi khác). Phần lớn dân số lên các thành phố lớn (Hồ Chí Minh, Cần Thơ) tìm việc làm, học tập, lí do gia đình, kết hôn,… Ngoài ra, hàng năm huyện có khoảng 20 - 50 người đi lao động ở nước ngoài. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã góp phần thu hút lao động từ các địa phương khác đến (năm 2011 huyện có 2.294 người từ nơi khác đến) làm cho tỉ lệ gia tăng cơ học giảm chậm so với trước đây.

Dân số thành thị có xu hướng tăng nhưng không nhiều do quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm. Năm 2001, dân số thành thị thị chiếm 1,67% đến năm 2011 tỉ lệ này là 2,24%.

Đây là tỉ lệ thấp nhất trong các huyện của tỉnh Bến Tre.

Cơ cấu giới tỉnh của huyện, có tỉ lệ nam thấp hơn nữ tỉ lệ nữ. Năm 2011, tỉ lệ nam chiếm 48,4% còn tỉ lệ nữ là 51,6%. Cơ cấu giới tính đang có những biến đổi tích cực với xu hướng cân bằng tỉ lệ nam nữ trong cơ cấu dân số.

Bảng 2.3. Cơ cấu dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn huyện Châu Thành giai đoạn 2001 – 2011

Đơn vị tính: % Năm Tổng số

(%)

Phân theo giới tính Phân theo thành thị nông thôn Nam (%) Nữ (%) Thành thị (%) Nông thôn (%)

2001 100 48,59 51,41 1,67 98,33

2002 100 48,60 51,40 1,69 98,31

2003 100 48,58 51,42 1,73 98,27

2004 100 48,83 51,17 1,74 98,26

2005 100 51,11 48,89 1,77 98,23

2006 100 48,93 51,07 1,79 98,21

2007 100 48,92 51,08 1,83 98,17

2008 100 48,85 51,15 1,85 98,15

2009 100 48,85 51,15 1,91 98,09

2010 100 48,85 51,15 2,16 97,84

2011 100 48,40 51,60 2,24 97,76

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Châu Thành

Năm 2011, mật độ dân số trung bình của huyện là 698 người/km2, đứng 3 trong tỉnh và cao hơn mật độ dân số trung bình của tỉnh 533 người/km2. Dân số phân bố phân không đồng đều giữa các đơn vị hành chính trong huyện. Xã có mật độ dân số cao nhất là xã Tân Thạch với 1.270 người/km2và xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Phú Đức 504 người/km2.

Dân số huyện có cơ cấu trẻ, năm 2001 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi chiếm 31,7%, đến năm 2011 chiếm 29,3%, đặc biệt là số trẻ em dưới 14 tuổi giảm rất nhanh từ 24,5% năm 2001 xuống 14,9% năm 2011. Trong khi đó dân số nữ từ 56 tuổi và nam từ 61 tuổi trở lên tăng từ 11,4% năm 2001 lên 14,1% năm 2011. Hiện tượng trên cho thấy dân số huyện Châu Thành đang có xu hướng già đi.

Tuổi thọ trung bình của người dân Châu Thành đã tăng nhanh từ 62,4 tuổi năm 2001 lên 74,4 tuổi năm 2011.

Nguồn lao động:

Tính đến cuối năm 2011, tổng số lao động trong độ tuổi của huyện là 108.790 người chiếm 68,99% dân số. Trong đó lao động trong khu vực 1 chiếm 55,7%, khu vực 2 chiếm 20,4% và khu vực 3 chiếm 23,9%. Tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn cao nhưng trên thực tế có một bộ phận đi làm lao động giản đơn ở nơi khác. Nhờ vậy, tình trạng thất nghiệp trên địa bàn huyện giảm đáng kể trong các năm qua, từ 5,45% năm 2001 xuống còn 1,9% năm 2011.

Lao động của huyện có truyền thống cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong một số ngành nghề truyền thống như: kinh tế vườn, TTCN từ sản phẩm dừa, nuôi trồng thủy sản nước ngọt,… Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ kĩ thuật cao vẫn còn ít. Tỉ lệ lao động được đào tạo chiếm 39,02% (2011) tổng số lao động của huyện.Trong đó lao động dưới 3 tháng chiếm 5,47%,

lao động có bằng nghề dài hạn 6,25%, sơ cấp nghề 6,96%, trung cấp nghề 16,26%, trung cấp chuyên nghiệp 22,99%, cao đẳng nghề 8,10%, cao đẳng chuyên nghiệp 20,82%, đại học 13,08%, thạc sĩ và tiến sĩ 0,07%. Phần lớn số lao động chưa qua đào tạo là lao động nông nghiệp, năng suất lao động không cao. Do đó trong những năm gần đây, huyện luôn chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo. Trong giai đoạn 2001 - 2011, trên toàn huyện đã mở được 5.821 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 24.065 lượt người, nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 29,47%, giải quyết việc làm thêm cho hơn 30.540 lao động, nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 91,1%. Trình độ lao động ngày càng được nâng cao để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng:

- Giao thông:

Đến nay hệ thống giao thông huyện đã cơ bản hoàn thành, phân bố khá dày đặc và nối liền huyện lỵ tới tất cả các xã. Chất lượng các công trình giao thông được nâng cao, góp phần cải thiện bộ mặt giao thông nông thôn của huyện, đồng thời phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương.

+ Hệ thống đường bộ:

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Châu Thành bao gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã và thôn ấp. Toàn huyện có 658,87 km đường các loại, đạt mật độ khá cao - 2,89 km/km2. Phần lớn mặt đường đều hẹp nên không thuận lợi cho hoạt động vận tải. Một số tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 60 (12,7 km), ĐT 883 và ĐT 884 (29,6 km) cùng 4 tuyến ĐH 187, ĐH 188, ĐH 173, ĐH 175 (dài tổng cộng 64,8 km).

Ngoài ra bến xe trung tâm đặt tại xã Tân Thạch. Giao thông công cộng với hệ thống xe buýt đi qua huyện Châu Thành với các khu vực lân cận gồm các tuyến: bến phà Hàm Luông – bến xe khách Tiền Giang, Bến xe Bến Tre – Bình Đại.

Toàn huyện có tổng cộng 455 chiếc cầu với tổng chiều dài 3.522 m (trong đó cầu trên đường thôn ấp chiếm hơn 71,5% tổng số). Ngoại trừ các cầu trên quốc lộ 60 và 2 tuyến đường tỉnh ĐT 883 và ĐT 884, còn lại các cầu đều có tải trọng thấp, chỉ đảm bảo nhu cầu đi lại trước mắt của nhân dân, về lâu dài cần phải được cải tạo nâng cấp hoặc xây mới để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện.

Về chất lượng giao thông, hiện có trên 90% chiều dài đường được trải nhựa hoặc bê tông, còn lại được trải sỏi đỏ hoặc đắp đất. Quốc lộ 60, hệ thống đường tỉnh và đường huyện đã trải nhựa 100% đáp ứng tốt nhu cầu giao thông. Hệ thống đường nội thị tại thị trấn về cơ bản đã hình thành chủ yếu dựa trên quốc lộ 60 đi ngang qua thị trấn và một số tuyến ngang nối liền quốc lộ 60 cũ và mới.

Về phân bố các trục giao thông quan trọng:

Các trục Bắc – Nam: quốc lộ 60 được xem là trục trung tâm theo hướng Bắc - Nam của huyện. Trục Phú Túc - Thành Triệu - An Hiệp mật độ giao thông vận tải chưa cao do mặt đường hẹp và chưa thông tuyến hết với các tuyến đường trục Đông - Tây. Trục Giao Hòa - An Hóa đã định tuyến và thông tuyến hoàn toàn với TP.

Bến Tre.

Các trục Đông – Tây: đáng lưu ý là 2 trục Đông - Tây quan trọng lại phân bố so le ở hai cực của huyện và không xuyên suốt chiều ngang huyện. Đường tỉnh ĐT 883 chủ yếu phát triển giao thông về phía Đông, trục nối tiếp tại Ngã Tư Huyện về phía Tây (ĐH 175) thông tuyến về phía Tân Phú. Trục giao thông quan trọng về phía Tây là ĐT 884 lại phân bố ở phía Nam huyện, trong khi đó trục trung tâm (ĐH 173) hiện giao thông đã phát triển mạnh.

Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ của huyện khá đa dạng về loại hình, phân bổ tương đối rộng khắp cả huyện. Quốc lộ 60 chạy qua trung tâm của huyện và 2 tuyến đường ĐT 883, ĐT 884 được nối từ quốc lộ 60 và phân theo hai hướng Đông – Tây liên kết với các đường nhánh, tạo nên mạng lưới giao thông kết nối từ bên ngoài vào huyện và giữa huyện với các xã trong huyện khá dễ dàng. Trong những năm qua bằng nhiều nguồn vốn, huyện đã tập trung nâng cấp sửa chữa nên hệ thống giao thông đường bộ đã đảm bảo được phần nào nhiệm vụ vận chuyển, đi lại và phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông huyện còn nhiều hạn chế như: mặt đường hẹp, trọng tải cầu đường còn thấp, đầu tư nâng cấp xây dựng chưa đồng bộ,… do đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải và phát triển đồng bộ kinh tế giữa các vùng trong huyện.

- Giao thông đường thủy:

Giao thông đường thủy ở huyện Châu Thành rất phát triển do có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Người dân thường sử dụng phương tiện vận tải thủy nhỏ để vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Ngoài ra, hàng hóa từ huyện

được vận chuyển sang các huyện, thành phố trong tỉnh hoặc đi tỉnh, thành phố khác trong vùng và ngược lại bằng phương tiện vận tải thủy rất thuận tiện.

Mạng lưới giao thông đường thủy của huyện có tổng chiều dài 181,12 km, bao gồm:

2 tuyến do Trung ương quản lý (dài 50,22 km); 2 tuyến do tỉnh quản lý (dài 34,95 km) và khoảng 96 km do huyện quản lý. Trong đó:

+ Sông Tiền dài 37,12 km, sông Hàm Luông dài 12,60 km do Trung ương quản lý với khả năng lưu thông tàu 3.000 tấn.

+ Kênh Giao Hòa - Chẹt Sậy dài 5,13 km do địa phương quản lý với khả năng lưu thông tàu 600 tấn.

+ Sông Ba Lai dài 29,05 km, rạch Vàm Hồ dài 5,7 km và một số kênh rạch khác với khả năng lưu thông tàu dưới 100 tấn.

Trên địa bàn huyện cũng đã hình thành các bến đò khách tại Tân Thạch, Tiên Thủy, Tân Phú, An Hóa, Quới Thành, Phú Đức, Phú Túc, Quới Sơn, Giao Long. Ngoài ra, dọc sông Tiền và sông Hàm Luông còn có nhiều điểm đổ ghe tàu du lịch, đồng thời cảng Giao Long đã được hoàn thành. Tuy nhiên, ở huyện vẫn chưa có bến hàng hóa chuyên dụng.

Nhìn chung so với các huyện khác, giao thông thủy huyện Châu Thành có tiềm năng rất lớn và khá phát triển cả về vận tải hàng hóa lẫn hành khách, đặc biệt các tuyến giao thông trên sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai, kênh Giao Hòa - Chẹt Sậy và hệ thống các kênh rạch cấp 2. Tuy nhiên, các tuyến giao thông thủy của huyện chỉ được khai thác sử dụng dưới dạng tự nhiên, chưa được quy hoạch, khai thông luồng lạch nhằm khai thác một cách tốt nhất khả năng của giao thông vận tải thủy. Ngoài ra, còn xem nhẹ việc lĩnh vực quản lý luồng lạch trong phạm vi làng xã, chưa có quy định về phạm vi chủ quản khai thác, trách nhiệm quyền lợi khi sử dụng sông ngòi kênh rạch cho mục đích KT - XH nói chung, đặc biệt cho vận tải vùng nông thôn. Chủ phương tiện tự chọn luồng chạy tàu, nơi neo đậu tàu ghe, nơi lên xuống hang hóa và hành khách. Tất cả các hoạt động này mang tính tự phát, thiếu sự quản lý tập trung.

- Mạng lưới điện:

Châu Thành nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, đảm bảo cung cấp thuận lợi và đủ cho nhu cầu phát triển của các cơ sở, điểm, khu cụm công nghiệp. Đến nay, toàn bộ 22 xã và 1 thị trấn đều có mạng lưới điện trung thế. Số hộ sử dụng điện chiếm 99,71%.

Huyện được cấp điện từ hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia qua đường dây 110/22 KV Mỹ Tho 2 - Bến Tre - Châu Thành và trạm biến điện Bến Tre 110/22 KV Châu Thành trên quốc lộ 60, gần ranh giới giữa TP. Bến Tre và huyện

Châu Thành.

Trạm biến áp 110 KV Châu Thành hiện nay cung cấp điện khá thuận lợi cho huyện Châu Thành. Về đường dây trung thế, toàn huyện có 159,9 km với cấp điện áp 15 KV và 22 KV và toàn bộ là đường dây nổi. Huyện đang quản lý 293 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 16.813 KVA.

Đường dây hạ thế có tổng chiều dài 529,6 km, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt trong phạm vi nội thị và ở các khu, cụm và cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN. Trong những năm qua hệ thống lưới điện hạ thế đã được chú trọng đầu tư, cải tạo, nâng cấp góp phần giảm tổn thất điện năng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng kĩ thuật của các đường dây hạ thế vẫn rất kém nên trong những năm tới cần được nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương.

- Thông tin liên lạc:

Hệ thống bưu chính viễn thông của Châu Thành đã được trang bị hiện đại và chất lượng đồng bộ, đảm bảo liên lạc được với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

Nhìn chung, mạng lưới bưu chính hiện nay phát triển rộng khắp trong toàn huyện đã đáp ứng được các dịch vụ bưu chính cơ bản.

Về bưu chính - phát hành báo chí, đến cuối năm 2011 trên địa bàn huyện có 1 bưu cục cấp 1 tại thị trấn Châu Thành, 6 bưu cục cấp 2 tại các xã: An Hòa, Tân Thạch, Phú Túc, An Hiệp, Tiên Thủy, Tân Phú và 17 bưu điện văn hóa xã cùng một số đại lý bưu điện, các điểm kinh doanh điện thoại công cộng và kinh doanh internet. Các dịch vụ bưu chính và phát hành báo chí rất đa dạng, đáp ứng được hầu hết yêu cầu của khách hàng như bưu phẩm, bưu kiện, phát hành báo chí các loại, chuyển phát nhanh, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện,…

Về viễn thông, phát triển nhanh với các công nghệ hiện đại đáp ứng việc thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt kịp thời chính xác, chất lượng cao và góp phần tích cực trong điều hành sản xuất, kinh doanh cũng như nhu cầu trao đổi thông tin của người dân.

Trong huyện có đầy đủ các mạng điện thoại trong nước. Đến cuối năm 2011, toàn huyện có 11 trạm thu phát sóng, đảm bảo thông tin thông suốt trên địa bàn. Tổng số máy hiện có là 72.406 máy, mật độ sử dụng điện thoại đạt 46,09 máy/100 dân, có 3.257 thuê bao internet

và 6 đại lý internet. Truyền hình cáp cũng được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ triển khai đầu tư lắp đặt thiết bị.

Nhìn chung mạng lưới bưu chính viễn thông, thông tin trong huyện đã đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân. Mạng thông tin phục vụ công tác quản lý ngày càng hiện đại đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời công tác thông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành quản lý của các cấp lãnh đạo.

Cơ sở vật chất kĩ thuật:

- Hệ thống thủy lợi:

Một số công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đã được đầu tư để giải quyết tưới tiêu cho các tiểu vùng, từng bước mở rộng và cải tạo hệ thống nội đồng, bước đầu đã hình thành hệ thống ngăn mặn trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích thâm canh tăng vụ, cải tạo vườn tạp, tăng năng suất cây trồng, cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, kết hợp giao thông nông thôn, cải tạo cảnh quan và làm sạch môi trường. Do đặc điểm là huyện vùng thấp, sông rạch nhiều, do vậy hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là công trình cống, đê bao đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa nông thôn.

Hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đã xây dựng hoàn chỉnh, khép kín bao gồm:

+ Cống ngăn ngập mặn theo kênh An Hóa kết hợp hệ thống trữ ngọt và nội đồng phục vụ cho 700 ha đất nông nghiệp.

+ Cống ngăn mặn và điều tiết nước cặp theo ĐT 883, kết hợp nạo vét hệ thống thủy lợi nội đồng Quới Sơn phục vụ cho 400 ha đất nông nghiệp.

+ Hệ thống thủy lợi nội đồng Thành Triệu kết hợp nạo vét 6 kênh cặp ĐT 884 phục vụ cho 450 ha đất lúa và cây ăn trái.

+ Đê bao cồn Bổn Thôn (Phú Túc), cồn Lát, cồn Dơi Lớn, cồn Dơi Nhỏ (Phú Đức), cồn Tiên Lợi (Tiên Long) và cồn Khánh Hội (Tiên Thủy).

Nhìn chung, các công trình thủy lợi được xây dựng đã phát huy hiệu quả, đảm bảo 100% diện tích cây trồng có nước tưới đẩy đủ và không bị ảnh hưởng bởi nhiễm mặn, góp phần nâng cao năng suất lúa, ổn định lương thực. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (triều cường cao, mặn xâm nhập sâu) trong tương lai cần phải cần phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng thêm các công trình thủy lợi.

2.1.3.3. Vốn đầu tư

Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn huyện có tốc độ tăng cao về quy mô, từ 104 tỷ đồng năm 2001 lên 1108 tỉ đồng năm 2011, đạt tốc độ tăng bình quân 38,7%/năm và đang có xu

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh bến tre, hiện trạng và giải pháp (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)