Phát tri ển kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh bến tre, hiện trạng và giải pháp (Trang 59 - 95)

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

2.2. Th ực trạng phát triển kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 -

2.2.2. Phát tri ển kinh tế theo ngành

2.2.2.1. Ngành nông - lâm - thủy sản:

 Khái quát chung:

Trong giai đoạn 2001 - 2011, ngành nông - lâm - thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong GTSX của toàn nền kinh tế huyện, từ 50,5% năm 2001 xuống còn 40,4% năm 2006 và 25,6% năm 2011. Sự thay đổi trên phù hợp với xu thế chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH. Tuy nhiên, tỉ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản vẫn còn cao so với mặt bằng chung của vùng ĐBSCL và cả nước.

GTSX toàn ngành (theo giá thực tế) giai đoạn 2001 - 2011 liên tục tăng. Trong cơ cấu GTSX có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Ngành lâm nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ít biến động. (bảng 2.8)

Năm 2011, GTSX ngành nông - lâm - thủy sản của huyện Châu Thành chỉ chiếm 8,1% của ngành nông - lâm - thủy sản tỉnh Bến Tre nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của tỉnh. Trong đó, mô hình phát triển nông nghiệp kinh tế vườn của huyện, kết hợp chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản đang được mở rộng trong tỉnh do phù hợp điều kiện sinh thái và mang lại giá trị kinh tế cao.

Bảng 2.7. GTSX, cơ cấu GTSX ngành nông - lâm - thủy sản huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011

Hạng mục Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

2001 Tỷ đồng 699,0 685,9 1,3 11,9

% 100 98,1 0,2 1,7

2003 Tỷ đồng 779,0 754,4 1,5 23,1

% 100 96,8 0,2 3,0

2005 Tỷ đồng 868,0 773,2 2,6 92,2

% 100 89,1 0,3 10,6

2007 Tỷ đồng 968,0 847,5 1,4 119,1

% 100 87,6 0,1 12,3

2009 Tỷ đồng 1.081,0 890,1 0,6 190,3

% 100 82,3 0,06 17,64

2011 Tỷ đồng 1.209,0 904,0 0,5 304,5

% 100 74,8 0,04 25,16

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Châu Thành

Cơ cấu GTSX ngành nông - lâm - thủy sản có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhưng còn cao (74,8% ) và vẫn đang giữ vai trò chủ đạo trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện. Ngành thủy sản tỷ trọng tăng dần và có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp rất thấp (0,04%) và đang có xu hướng giảm. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông - lâm - thủy sản là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, quá trình diễn ra còn chậm nên đang là lực cản lớn đối với mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh và đẩy mạnh CNH ở huyện Châu Thành hiện nay.

Về hình thức tổ chức sản xuất thì kinh tế hộ gia đình đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu ở huyện. Địa phương rất khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất, hỗ trợ công tác khuyến nông và chuyển giao kĩ thuật giúp phát triển sản xuất. Năm 2011, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện là 28.309 hộ chiếm 67,5% trong tổng số hộ ở nông thôn. Về cơ cấu hộ nông - lâm - thủy sản cũng chuyển dịch theo xu hướng giảm hộ nông nghiệp và tăng nhanh hộ thủy sản.

Quy mô sản xuất kinh tế hộ ngày càng mở rộng về diện tích, số lượng lao động và giá trị sản lượng hàng hóa. Hiện nay, kinh tế hộ phát triển đã dần làm hình thành loại hình kinh tế trang trại với quy mô, trình độ khác nhau, tính tập trung và chuyên môn hóa khá cao, kết hợp với kinh doanh tổng hợp, tính chất sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa ngày càng rõ nét, có sử dụng lao động làm thuê và thu nhập cao hơn nhiều so với kinh tế hộ gia đình. Các trang trại được hình thành là lực lượng nòng cốt thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi hàng hoá, qua đó giúp các địa phương quy hoạch, hình thành vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi. Theo thống kê năm 2001, huyện có 169 trang trại đến năm 2010 là 408 trang trại nhưng đến năm 2011, theo tiêu chí trong Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thì toàn huyện chỉ có 2 trang trại đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, mô hình hợp tác xã kiểu mới cũng giữ vai trò nòng cốt và hiện nay phát triển với nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong nhiều ngành, lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Hợp tác xã đã đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân, hộ sản xuất

kinh doanh, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Theo số liệu thống kê năm 2011, toàn huyện có 5 hợp tác xã nông nghiệp, chiếm 3,8% tổng số hợp tác xã của tỉnh Bến Tre.

 Các ngành nông - lâm - thủy sản:

- Nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp huyện Châu Thành đang chịu tác động rõ nét của nền kinh tế thị trường và quá trình CNH, với biểu hiện chính là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Sự thay đổi này là tiền đề tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp. Trong giai đoạn 2001 - 2011, tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 88,6% (2001) xuống còn 74,6% (2011) và vẫn chiếm tỉ trọng rất cao so với ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Ngành chăn nuôi có tỉ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng nhanh từ 7,8% (2001) lên 18,2% (2011), còn dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp (7,2%). Sự chuyển dịch này là phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền nông nghiệp hàng hóa với giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu GTSX nông nghiệp huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Châu Thành)

Trong giai đoạn 2001 - 2011, tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp còn chậm, bình quân khoảng 6,5%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt 7,4%/năm, ngành chăn nuôi 10,7%/năm và ngành dịch vụ nông nghiệp13,2%/năm.

+ Ngành trồng trọt:

Ngành trồng trọt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của huyện Châu Thành nói chung. Tỉ trọng ngành trồng trọt tuy đang giảm nhưng vẫn chiếm tới 74,6% (2011) trong cơ cấu GTSX nông nghiệp. Năm 2011, tổng diện tích

canh tác của huyện là 19.645 ha, trong đó cây lâu năm là 14.984 ha, chiếm 76,3% tổng diện tích trồng trọt.

 Cây lương thực có hạt:

Trước đây, cây lương thực có hạt được trồng với diện tích khá lớn nhưng gần

đây do điều kiện tự nhiên và KT – XH của huyện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế vườn.

Việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất này làm cho diện tích cây lương thực không ngừng giảm và đang có nhiều thay đổi theo hướng đa dạng hơn, nâng cao năng suất cây trồng, tăng sức chống chịu và thích nghi với sự thay đổi của điều kiện sinh thái ở địa phương. Hiện nay, nhóm cây lương thực có hạt chỉ chiếm tỉ trọng thấp về diện tích và GTSX của toàn ngành trồng trọt (năm 2011 chiếm 21,7% diện tích và 21,6% GTSX). So với năm 2001, diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2011 đã giảm 2.740 ha. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống kênh mương, cống đập ngăn mặn để chủ động trong tưới tiêu, thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, sử dụng thiết bị máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất và sử dụng các giống mới năng suất cao, kháng sâu, dịch bệnh,… vào sản xuất nên sản lượng lương thực có hạt năm 2011 vẫn đạt 20.799 tấn, giảm 10.957 tấn so với năm 2001.

Sản lượng lương thực có hạt giảm trong khi số dân tăng nên bình quân đầu người cũng giảm, từ 191 kg/người năm 2001 xuống còn 132,2 kg/người năm 2011, thấp hơn mức bình quân của tỉnh (291 kg/người). Tuy nhiên, hiện nay về cơ bản vẫn đáp ứng được nhu cầu lương thực của người dân địa phương và góp phần đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó đã tạo điều kiện để chuyển dịch cơ cấu cây trồng và khai thác thế mạnh của huyện về cây công nghiệp, cây ăn trái, phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ.

Cây lúa:

Do chuyển đổi sang mô hình kinh tế vườn nên cây lúa chiếm vị trí khiêm tốn trong ngành trồng trọt của huyện, với 11% quỹ đất canh tác, nhưng trong cơ cấu diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt thì cây lúa vẫn giữ vai trò quan trọng. Năm 2011 diện tích cây lúa chiếm 95,1% và sản lượng lúa chiếm 96,4% so với diện tích và sản lượng cây lương thực. Diện tích gieo trồng lúa đã giảm, từ 6.988 ha năm 2001 xuống còn 4.058 ha năm 2011.

Diện tích canh tác lúa chủ yếu tại khu vực xa sông phía Đông, phần lớn trên nền đất phèn, địa hình thấp, bị xâm nhập mặn và điều kiện tiêu nước còn khó khăn

chưa thích nghi với kinh tế vườn.

Hiện nay lúa được trồng tập trung ở các xã: An Phước, Quới Sơn, Hữu Định,

An Hiệp, Tường Đa và Sơn Hòa. Trong đó xã Hữu Định có diện tích và sản lượng lúa cao nhất, chiếm 10,6% diện tích và 11,8% sản lượng. Những xã có năng suất lúa cao như Quới Sơn, Hữu Định, Sơn Hòa đạt khoảng 60 tạ/ha. Cơ cấu diện tích trồng lúa giữa các vụ mùa

không có sự chênh lệch lớn. Hầu hết diện tích đất canh tác lúa đều được khai thác 3 vụ mùa, trong đó diện tích trồng lúa vụ Đông - Xuân và vụ Mùa có xu hướng tăng nhẹ, nhưng không đáng kể.

Bảng 2.8.Diện tích, sản lượng, năng suất lúa huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011

Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Diện tích

Cả năm (ha) 6.988 6.234 5.552 5.010 4.510 4.058

cấu (%)

Vụ Đông - Xuân 33,6 33,9 34,4 34,2 34,3 33,5 Vụ Hè – Thu 33,2 33,2 31,2 30,7 31,1 30,8 Vụ Mùa 33,2 32,9 34,4 35,1 34,6 35,7 Sản

lượng

Cả năm (tấn) 31.537 28.235 26.890 22.253 22.012 20.051

cấu (%)

Vụ Đông - Xuân 34,7 38,3 39,3 46,6 41,4 39,3 Vụ Hè – Thu 32,2 30,1 25,5 28,9 26,2 26,7 Vụ Mùa 33,1 31,6 35,2 28,5 32,4 34,0 Năng

suất

Cả năm (tạ/ha) 45,13 45,29 48,44 44,42 48,80 49,41 Trong

đó

Vụ Đông - Xuân 46,61 51,08 55,26 55,46 58.87 58,01 Vụ Hè – Thu 43,70 41,04 39,53 41,69 41.06 42,91 Vụ Mùa 45,03 43,60 49,68 36,06 45,77 46,95 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

Sản lượng lúa của huyện Châu Thành ngày càng giảm, năm 2001 là 31.537 tấn nhưng đến năm 2011 chỉ còn 20.051 tấn, giảm 11.486 tấn. Nguyên nhân do diện tích trồng lúa giảm.

Năng suất lúa ngày càng cao, năm 2001 đạt 45,13 tạ/ha đến năm 2011 tăng lên 49,41 tạ/ha, trong đó vụ Đông - Xuân có năng suất cao nhất 58,01 tạ/ha, vụ Mùa 46,95 tạ/ha và thấp nhất là vụ Hè - Thu 42,91 tạ/ha (2011).

Về cơ cấu giống, có sự chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích gieo trồng các giống lúa mới, giống lúa lai có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, thời gian sinh trưởng ngắn và có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt để đưa vào trồng trên địa bàn huyện. Năm 2011, diện tích trồng các loại giống lúa mới và giống lúa lai vụ Đông - Xuân là 1.094 ha , vụ Hè - Thu 952,5 ha và vụ Mùa 1.154 ha. Các giống lúa được sử dụng phổ biến hiện nay là OM 6162, OM 4900, OM 6932, OM 8108, MTL 547, OM 5464, OM 5472, AS 996 (đối với vùng sản xuất 3 vụ lúa) và OMCS 8108, OM 8232, OM 8923, MTL 547, OM 9921 (đối với

vùng sản xuất khó khăn), OM 1348, OM 2496, OM 1352 (vùng lúa 2 vụ hoặc bị ngập trong vụ Đông - Xuân).

Hiện nay, các khâu làm đất, tưới tiêu và suốt hạt đã sử dụng máy móc hầu như 100%;

khâu chăm sóc cũng dần áp dụng các hình thức tiến bộ. Ngoài ra, hiện nay huyện cũng đang bước đầu thử nghiệm xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng giống lúa đồng nhất cũng như quá trình cơ giới hóa trong sản xuất.

Cây ngô:

Trước đây, cây ngô giữ vai trò quan trọng đảm bảo nhu cầu lương thực cho người dân, thì hiện nay chủ yếu được chế biến thành thức ăn gia súc. Diện tích trồng ngô chỉ đứng sau diện tích lúa và được trồng trên các vùng ven sông, vùng đất cát, trồng xen canh trên đất lúa và trở thành cây trồng chính sau cây lúa. Diện tích trồng ngô năm 2011 là 210 ha, tăng 190,1 ha so với năm 2001 (19,9 ha). Sản lượng ngô đạt 748 tấn, tăng 529,1 tấn so với năm 2001 (218,9 tấn). Hiện nay, các giống ngô lai cho năng suất cao đang được đưa vào trồng ở nhiều xã, năng suất bình quân tăng từ 31,5 tạ/ha (2001) lên 35,62 tạ/ha (2011). Cây ngô được tập trung trồng ở các xã: Giao Hòa, An Hóa,…

Bảng 2.9. Diện tích, sản lượng và năng suất ngô huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011

Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Diện tích (ha) 19,9 9,8 15,0 66,0 89,0 210,0 Sản lượng (tấn) 62,7 31,5 49,0 209,0 292,0 748,0 Năng suất (tạ/ha) 31,50 32,14 32,67 31,67 32,81 35,62 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

Các loại cây chất bột:

Các loại cây chất bột (khoai lang, khoai mỳ, khoai mỡ) chủ yếu được trồng xen canh với cây ngô và trong các vườn cây. Tuy năng suất cao - 98,7 tạ/ha (2011) nhưng được xếp vào nhóm cây lương thực phụ và chủ yếu làm thức ăn cho gia súc. Hiện nay, an ninh lương thực đã được đảm bảo nên diện tích các loại cây này ngày càng giảm, đến năm 2011 chỉ còn khoảng 23 ha với sản lượng 227 tấn. Trong những năm gần đây, diện tích các cây chất bột đang được thay thế bằng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn (rau đậu).

Cây rau đậu các loại:

Cây rau đậu các loại của huyện tương đối đa dạng và phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng. Hiện nay, phân bố chủ yếu tại khu vực thổ canh và luân canh với lúa và chiếm 9,2% trong tổng GTSX ngành trồng trọt. Sản xuất mang tính chất hàng hóa rõ rệt và ngày càng chú trọng vào nhu cầu của thị trường. Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cây rau đậu các loại là 390,0 ha (tăng 217,68 ha so với năm 2001) sản lượng đạt 4.737 tấn (tăng 2.292 tấn so với năm 2001). Trong đó, rau các loại chiếm tới 99,1% về diện tích và 99,2% về sản lượng. Hiện nay các loại cây rau đậu được trồng nhiều ở các xã: An Phước, Quới Sơn, Hữu Định, An Hiệp, Tường Đa và Sơn Hòa.

Bảng 2.10. Diện tích, sản lượng và năng suất cây rau đậu các loại giai đoạn 2001 - 2011

Hạng mục 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Tổng DT gieo trồng (ha) 172 189 197 457 421 390 Tổng sản lượng (tấn) 2.445 3.026 2.848 5.251 6.141 4.737

Rau các loại

Diện tích (ha) 160 175 179 443 412 386

Sản lượng (tấn) 2.336 2.870 2.724 5.193 6.018 4.698 Năng suất (tạ/ha) 146 164 152,18 117,22 146,07 121,71 Đậu

các loại

Diện tích (ha) 12 14 18 14 9 4

Sản lượng 109 156 124 58 123 39

Năng suất 90,83 111,43 68,89 41,43 136,67 97,5 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

Cây công nghiệp hàng năm:

Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu được trồng ở huyện là cây mía. Trước đây mía được xem như cây trồng trung gian trong quá trình chuyển đổi từ đất ruộng lên đất liếp.

Hiện nay, phần lớn diện tích đất ruộng đã chuyển sang đất vườn và sự biến động về giá cả mà cây mía có sự thay đổi theo hướng giảm nhanh về diện tích. Năm 2011, diện tích chỉ còn 4,0 ha, giảm 87,0 ha so với năm 2001 (91,0 ha). Các giống mía cũ có năng suất thấp được thay thế bằng các giống mía mới cho năng suất cao như: K88-92, K93-219, K88-200, K95- 84, Suphanburi 7, LK92-11, KU00-1-58,… Cây mía được trồng tập trung ở các xã: An Hiệp, Tường Đa, Quới Sơn, Tân Phú,… Hiện nay, sự thay đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng ngành trồng trọt thì cây mía sẽ tiếp tục giảm diện tích.

Bảng 2.11. Diện tích, sản lượng và năng suất cây mía huyện Châu Thành giai đoạn 2001 – 2011

Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Diện tích (ha) 91,0 13,4 14,9 14,1 13,0 4,0

Sản lượng (tấn) 6767,4 839,8 830,0 782,6 836,0 200,0 Năng suất (tạ/ha) 743,6 626,7 557,0 555,0 643,1 500,0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

Ngoài ra, huyện Châu Thành còn trồng lạc nhưng với diện tích rất nhỏ - 1,0 ha (2009), chủ yếu trồng ở các giồng cát.

Cây công nghiệp lâu năm:

Châu Thành là huyện có thế mạnh về phát triển cây công nghiệp lâu năm. Phần lớn diện tích đất canh tác được sử dụng trồng các loại cây này. Cây công nghiệp lâu năm chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt, với diện tích 14.984 ha, chiếm 76,3% diện tích và chiếm 68,7% GTSX ngành trồng trọt. Hiện nay, các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu được trồng là dừa, cây ăn trái,… phát triển gắn với mô hình kinh tế vườn.

Cây dừa:

Cây dừa giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của

huyện và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế vườn (65,0%), bao gồm dừa trồng chuyên canh tại xã Tiên Thủy, các xã phía Đông Nam của huyện và dừa trồng xen canh với vai trò là loại cây trồng tán trên trong hệ thống canh tác tổng hợp kinh tế vườn.

Bảng 2.12. Diện tích cây công nghiệp lâu năm huyện Châu Thành giai đoạn 2001 - 2011

Đơn vị: ha

Năm 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Tổng diện tích hiện có 13.833 14.148 14.173 14.613 14.785 14.984 Tổng diện tích trồng mới 2.333 843 792 590 584 290 Tổng diện tích cho sản phẩm 11.092 11.850 11.880 12.127 12.359 12.330 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

Trong giai đoạn 2001 – 2011, diện tích vườn dừa tăng liên tục do việc chuyển đổi đất ruộng trồng cây lương thực, hoa màu sang đất vườn trồng dừa. Năm 2011 diện tích dừa toàn huyện là 6.352 ha, trong đó diện tích cho trái là 5.050 ha, đạt sản lượng đạt 49.220 tấn và năng suất khá cao - 97,47 tạ/ha.

Bảng 2.13. Diện tích, sản lượng và năng suất dừa huyện Châu Thành giai đoạn 2001 – 2011

Năm Đơn vị 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Diện tích hiện có Ha 4.764 4.608 4.960 5.155 5.453 6.352 Diện tích trồng mới Ha 462 24 176 104 174 200 Diện tích cho sản phẩm Ha 4.198 4.162 4.678 4.756 4.870 5.050 Sản lượng thu hoạch Tấn 29.256 28.654 35.279 38.913 49.429 49.220 Năng suất Tạ/ha 69,69 68,85 75,41 81,82 101,50 97,47 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

Trong những năm gần đây (2005 - 2011) diện tích dừa có xu hướng tăng mạnh trở lại do sản phẩm dừa đang có nhu cầu cao trên thị trường, cây dừa thích nghi với tình hình xâm nhập lợ nhẹ, ít hao tốn công lao động và vật tư chăm sóc. Ngoài ra, các loại hình trồng xen canh dừa đang có nhiều triển vọng phát triển, đặc biệt là cây ca cao (hiện đang có 2.264 ha dưới tán dừa), cây có múi, măng cụt,…

Cây ăn trái:

Huyện Châu Thành có nhiều tiềm năng về tự nhiên để phát triển các loại cây ăn trái với các loại chính như: cam, quýt, chuối, xoài, nhãn, chôm chôm, bưởi, sầu riêng, măng cụt,… Cây ăn trái được xem là một trong các loại cây canh tác chủ lực trên địa bàn, phân bố chủ yếu thành các khu vực tập trung.

Khu vực ven sông Tiền và sông Hàm Luông từ xã Phú Đức đến xã Tân Phú, Tiên Thủy. Ở đây hình thành các vườn cây đặc sản hỗn hợp với nhiều loại cây trái khác nhau, được trồng chủ yếu trên nền đất liếp phù sa bồi và nước ngọt. Các loại cây ăn trái chủ yếu là nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt và các loại cây có múi.

Khu vực ven sông Tiền từ xã Phú Túc đến xã Giao Hòa chủ yếu là nhãn được trồng trên diện tích rộng lớn và các loại cây có múi được trồng dưới hình thức xen canh dưới tán cây dừa.

Khu vực xa sông nằm sâu ở phía trong thì chủ yếu là nhãn và các loại cây có múi hoặc vườn tạp với nhiều loại cây trái khác nhau dưới tán cây dừa.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện châu thành, tỉnh bến tre, hiện trạng và giải pháp (Trang 59 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)