Hiện tượng sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội (Trang 21 - 24)

Chương 2. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

2.2. Hiện tượng sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài

Sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài là hiện tượng sử dụng xen kẽ các thứ tiếng trong những phát ngôn thể hiện trong hoạt động giao tiếp.

Trong quá trình trò chuyện, trao đổi thông tin trên mạng xã hội, các cư dân mạng đã sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài. Các thứ tiếng được mọi người

16

sử dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… Nhưng ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất là tiếng Anh. Vì so với các ngôn ngữ khác tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến nhất của giới trẻ hiện nay. Thậm chí nó còn là một môn học được đưa vào giảng dạy chính thức trong các cấp bậc học.

Chỉ cần đăng nhập vào mạng cộng đồng Facebook là có thể dễ dàng tìm thấy hàng loạt kiểu viết tắt, chèn thêm các từ tiếng Anh của các cư dân mạng khi tham gia cộng đồng mạng xã hội. Có thể thấy rõ những điều trên qua các ví dụ sau đây:

• “Giống tình trạng of mình quá” (Giống tình trạng của mình quá )

• “Zậy ma cung co nguoi like” (Vậy mà cũng có người thích)

• “Bye nhé” (tạm biệt nhé)

• “2 nite” = “to night” (tối nay)

• “2 day” = “to day” (hôm nay)

• “ok thầy” hay “ô - kê thôi” (đồng ý)

• “sory chi” (xin lỗi chị)

• “thanks m.ng” (cảm ơn mọi người)

• “If di thi ru nha” (Nếu đi thì rủ nha)

• “G9” = “Good night” (Chúc ngủ ngon)

• “I nho. Thanks U da nhac” (tôi nhớ .Cảm ơn bạn đã nhắc)

• “2 day U co ranh k?” (hôm nay bạn có rảnh không?)

• “Wen lun di never co that ah co chi trog fim hàn ak” (Quên luôn đi không bao giờ có thật à có chỉ trong phim hàn à)

• “Nobody!!!” (không ai, không người nào)

• “Very good” (tốt)

• “Nhìn e cute tke ni” (nhìn em dễ thương thế nhỉ)

• “Toj da hok dk tu fb caj j hay. y ngia thj phaj like or share” (tôi đã học được từ facebook cái gì hay. ý nghĩa thì phải thích hay tìm kiếm)

17

• “Sunday buon” (chủ nhật buồn)

• “Have a nice day” (một ngày tốt lành)

• “Music cua e hag xom nge bun wa” (Nhạc của em hàng xóm nghe buồn quá)

• “Một đôi yêu nhau bị papa and mama phản đối…” (Một đôi yêu nhau bị bố và mẹ phản đối…”

• “beautiful” (đẹp)

• “Hello every body! Rat vui dc lam wen all member (xin chào mọi người! rất vui được làm quen với mọi người)

• “cau lam essays chua?” (cậu làm bài tập chưa?)

• “may baj do very difficult” (mấy bài đó rất khó)

• “mih da try a gain nhug van chua ok!” (mình đã cố gắng nhưng vẫn chưa xong!)

• “neu cau da com plete thj send vao email cho mjh na” (nếu cậu đã hoàn thành thì gửi vào hòm thư điện tử cho mình nha)

Sử dụng tiếng nước ngoài trong khi tham gia diễn đàn mạng xã hội cũng có những đặc điểm tích cực. Một số ngoại ngữ như tiếng Anh có ưu điểm là có thể chuyển tải nghĩa một cách ngắn gọn và hiệu quả. Chúng ta đều biết, cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất là thực hành càng nhiều càng tốt, vì vậy ở một giới hạn nào đó nó giúp mọi người học ngoại ngữ hiệu quả hơn. Việc sử dụng nhiều ngôn ngữ một lúc đã giúp không ít người trở nên năng động, hiện đại hơn trong giao tiếp, thể hiện được cái tôi của mình. Mặt khác nó cũng góp phần làm cho cuộc giao tiếp trở nên sinh động và không đơn điệu. Hơn nữa vẫn có một số từ trong tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt như “ buzz”, hay những thuật ngữ kinh tế như “Marketing” ...

Nhưng nếu không sử dụng một cách hợp lí, phù hợp với mục đích giao tiếp thì việc sử dụng xen kẽ tiếng nước ngoài cụ thể là trên mạng xã hội cũng

18

sẽ để lại những hậu quả không tích cực. Việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong quá trình sử dụng ngôn ngữ đã vô tình làm tối nghĩa tiếng Việt, ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu được mọi người sử dụng nhiều một cách không ý thức lâu dần tình trạng này còn khiến nhiều từ tiếng Việt bị lãng quên. Mặt khác nếu dùng xen kẽ quá nhiều sẽ gây ức chế cho người nghe và có thể người nghe sẽ không hiểu hết ý người nói, ảnh hưởng tới mục đích giao tiếp. Do đó, nếu ngoại hóa tiếng Việt để thể hiện mình biết ngoại ngữ chứ không phải vì một cách học ngoại ngữ hiệu quả thì tới một lúc nào đó sẽ đánh mất văn phong của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)