Chương 2. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
2.3. Hiện tượng thêm bớt chữ cái
Là hiện tượng thêm chữ cái vào những từ đã có để tạo ra các âm mới và hình thức của từ có sự biến đổi.
Theo sự khảo sát của chúng tôi, có hai dạng thức thêm chữ cái chủ yếu sau:
- Dạng 1: Thêm “a” vào trong vần “ôi”. Khi đó, từ “Thôi” được viết là
“thoai”, từ “rồi” được viết là “roai”, “zoai”. Thí dụ như:
+ “Met roai ve thoai” (Mệt rồi về thôi)
+ “Sap het năm roai pà kon oj” (Sắp hết năm rồi bà con ơi) + “Bit roai” (biết rồi)
+ “xong roai” (xong rồi)
+ “lên di t6 em di thực tế zoai đay” (lên đi thứ 6 em đi thực tế rồi đấy) + “đã mắt nổ mắt xịt roài còn cư đăng hih lên thế” (đã mắt nổ mắt xịt rồi còn cứ đăng hình lên thế)
- Dạng 2: Từ “à” hay từ “ạ” được thêm vào đằng sau nó các chữ cái như
“h” hoặc “k” và được viết thành “ah” hoặc “ak”. Thí dụ như:
+ “ban ve rui ak” (bạn về rồi à)
19 + “Cảm on a ah” (Cảm ơn anh ạ)
- Dạng 3: Từ “Ừ” khi viết cũng được kèm thêm một số từ khác và viết thành “uk”, “uhm”, “Ưa”, “uh”, “Um” …
+ “uk ban noi dung, cs nay dau de dang j chu?” (ừ bạn nói đúng, cuộc sống này đâu dễ dàng gì chứ?)
2.3.2. Bớt chữ cái
Là hiện tượng bớt chữ cái ở những từ có sẵn để tạo ra các âm mới và hình thức của từ có sự biến đổi.
Theo sự khảo sát của chúng tôi, hiện tượng bớt chữ cái có nhũng dạng thức cơ bản sau:
- Dạng 1: Bỏ nguyên âm “ê”, phổ biến ở các từ như “biết” được viết thành “bit”, “hiểu” được viết thành “hiủ” hay “nhiều” viết thành “nhìu”. Thí dụ như:
+ “Em hong bit j dau” (Em không biết gì đâu) + “hỉu hong” (hiểu không)
+ “Em cảm ơn a nhiu nhiu” (Em cảm ơn anh nhiều nhiều)
+ “hok bit phải làm gì bây giờ nũa?” (không biết phải làm gì bây giờ nữa?) + “ko hỉu được nữa” (không hiểu được nữa)
+ “tủi than wa di mat bit the ở we cho xong” (tủi thân quá biết thế ở quê cho xong)
- Dạng 2: Bỏ nguyên âm “ô”, phổ biến ở các từ như “luôn” viết thành
“lun”; “muốn” viết thành “mun”; “buồn” viết thành “bun”; “muốt” viết thành mút”; “suốt” được viết thành “sút”… Thí dụ như:
+ “Quá chuẩn lun” (Quá chuẩn luôn)
+ “Bjo m mun ra biển. mun thog dog để gio tap vào mặt” (Bây giờ mình muốn ra biển. muốn thong dong để gió táp vào mặt)
+ “haha. Bun cuoj wa dj” (haha. buồn cười quá đi)
20
+ “sut ngay than tho the ba” (suốt ngày than thở thế bà) + “Cúi tuan nay hoi ngo thui” (cuối tuần này hội ngộ thôi)
+ “hihi. Sag tih giac thay bun bun 1 chut, lo 1chut. Chot nho toi loi noi cua me va mot so ng thay ban khoan 1 chut. fai thay doi roai?” (hihi. Sáng tỉnh giấc thấy buồn buồn một chút, lo một chút. Chợt nhớ tới lời nói của mẹ và một số người thấy băn khoăn một chút. Phải thay đổi rồi?)
+ “thay doi sngi va hdog lun mot so viec” (thay đổi suy nghĩ và hành động luôn một số việc)
- Dạng 3: Bỏ nguyên âm “o”, có thể thấy rõ nhất một số từ như “bọn”
được viết thành “bn”; từ “còn” thì viết thành “cn”; “học” viết thành “hc”. Thí dụ như trong các trường hợp sau:
+ “may cn onl k vay” (mày còn onl không vậy)
+ “dao ni bn may lan di au het the. h moi thay mat?” (dạo này bọn mày lặn đi đâu hết thế. giờ mới thấy mặt?)
+ “hc hanh the nao rui, sap xong c?” (học hành thế nào rùi, sắp xong chưa?) - Dạng 4: Bỏ phụ âm “n”, phổ biến ở những từ có nhiều phụ âm như:
Từ “nhưng” được viết là “nhug”; “xong” viết là “xog”; “Vâng” viết là “vag”;
“xuống” viết thành “xuog”; “gánh” viết là “gáh”; hay từ “trong” thì viết thành
“trog”; “chúng” viết thành “chug”; “xinh” viết là “xih”… Cụ thể chúng được sử dụng trong khi giao tiếp trên mạng như sau:
+ “hãy tham ja đê trở thah thah viên của hội nhé” (hãy tham gia để trở thành thành viên của hội nhé)
+ “Phog mih ve we het rui. chan” (Phòng mình về quê hết rồi. chán) + “Vih biet dog chi… 1 tâm guog cho cac the he noi theo!” (Vĩnh biệt đồng chí… một tấm gương cho các thế hệ noi theo!”
21
+ “Đog doi toi lai hi sih. c.a la the day. buon… xin chia buon cug gd”
(Đồng đội tôi lại hi sinh. công an là thế đấy. buồn… xin chia buồn cùng gia đình)
+ “om tuog tu rui ha” (ốm tương tư rồi hả)
+ “xih the nhin tuog co nao co” (Xinh thế nhìn tưởng cô nào cơ”
+ “faj chem gjo mah vao chu dag nog ne” (Phải chém gió mạnh vào chứ đang nóng đây này)
- Dạng 5: Bỏ phụ âm “h”. Thí dụ như:
+ “min vua di hok ve met wa” (mình vừa đi học về mệt quá)
+ “hih j ma xau kin khug vay m” (hình gì mà xấu kinh khủng vậy mày) + “haha. Co pim rui” (haha. Có phim rồi)
+ “cuoi tuan dj ha noj choj né” (Cuối tuần đi hà nội chơi nhé)
Việc thêm bớt chữ cái xuất phát từ đặc điểm cấu âm của từ tiếng Việt đó là các âm gần nhau. Hiện nay, hiện tượng thêm bớt chữ cái đã trở nên phổ biến trong cách sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội. Nhưng, đáng quan tâm hơn nữa là hiện tượng ngôn ngữ này không chỉ xuất hiện trên các mạng xã hội nữa mà nó đã thâm nhập cả vào cả trong môi trường học đường. Học sinh đã sử dụng nó để chép bài học, làm bài kiểm tra và cả trong thi cử. Điều này gây ra lo ngại là cùng với tốc độ phát triển của xã hội sẽ tạo ra hệ quả tiêu cực khiến học sinh quên đi cách sử dụng ngôn ngữ theo đúng chuẩn mực.