Hiện tượng thay thế chữ cái

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội (Trang 27 - 32)

Chương 2. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

2.4. Hiện tượng thay thế chữ cái

Đây là cách sử dụng từ ngữ bằng cách thay thế các nguyên âm, phụ âm và các vần bằng các nguyên âm, phụ âm hay các vần khác. Qua thống kê, phân tích người viết thấy có các dạng thức thay thế chữ cái chủ yếu sau:

- Dạng 1: Thay thế “gi” hay “i” bằng “j”, có thể thấy rõ trong các thí dụ sau:

+ “Con j la sjnh nhat nua chu” (Còn gì là sinh nhật nữa chứ)

22

+ “j vậy ta? Hôm nay mẹ đj chợ k mua quà cho à” (gì vậy ta? Hôm nay mẹ đi chợ không mua quà cho à)

+ “hjhj. A gja ruj mà” (hihi. Anh già rồi mà)

+ “dag chan aj tan ju lun” (đang chán ai tán yêu luôn)

+ “way laj lm chj. ckag khac nao la ho dj doj dep do ckan ruj vat dj mj tha ve lm caj j” (Quay lại làm chi. chẳng khác nào là họ đi đôi dép đó chán rồi vất đi mày tha về làm cái gì)

+ “Oj zoj oj bjo moj dc ngj gjaj lao” (ối trời ơi bây giờ mới được nghỉ giải lao)

+ “Maj laj bat dau lm sag roj” (Mai lại bắt đầu làm sáng rồi) + “jay mjen jam” (giấy miễn giảm)

+ “Thoj gjan troj that nhah” (Thời gian trôi thật nhanh) + “co e tham ja” (có em tham gia)

- Dạng 2: Thay thế “yê” bằng “i”.Thí dụ như:

+ “em iu anh” (em yêu anh)

+ “iu an wa trời lun” (yêu anh quá trời luôn)

+ “iu moj ng nhiu nhiu” (yêu mọi người nhiều nhiều) - Dạng 3: Thay thế “ă” bằng “e”

+ “hay lem nhe” (hay lắm nhé)

+ “k nho lém, hi” (không nhớ lắm, hi)

+ “mun ze we lem rui” (muốn về quê lắm rồi) - Dạng 4: Thay thế “ph” bằng “f”. Ví dụ như:

+ “Chuan ko fai chih” (Chuẩn không phải chỉnh)

+ “Điêm danh fat xem nao?” (Điểm danh phát xem nào?) + “fong tro tui” (Phòng trọ tôi)

+ “Con traj lớp minh ế hết ruj thj faj” (Con trai lớp mình ế hết rồi thì phải) + “xem fim thuj cả nha” (xem phim thôi cả nhà)

23

+ ko ljke thj hoj fj” (không like thì hơi phí)

- Dạng 5: Thay thế “ph” hay “b” bằng “p”. Thí dụ như:

+ “pa kon oj” (bà con ơi)

+ “ko pao h có” (không bao giờ có)

+ “po? wa cho tre kon” (bỏ qua cho trẻ con)

+ “Chuk cak pan of mh ngu ngon” (Chúc các bạn của mình ngủ ngon) + “pùn wa aj nc voi mih ko” (buồn quá ai nói chuyện với mình không) + “Cac pạn dung vơ dua cả nhắm chứ” (Các bạn đừng vơ đũa cả nắm chứ) + “Chưa pjo toj mo uoc co mot cho dua va mot po vaj chja se nhu luc nay”

(Chưa bao giờ tôi mơ ước có một chỗ dựa và một bờ vai chia sẻ như lúc này) - Dạng 6: Thay thế “ch” hay “h” bằng “k”. Thí dụ như:

+ “Hay cko tkang khac jui, tkj nkat laj lzj nữa” (Hay cho thằng khác rồi thì nhặt lại làm gì nữa)

+ “nkung con ngươi ick ki may aj lam dk j” (những con người ích kỉ mấy ai làm được gì)

+ “Aj dag tkat tink” (Ai đang thất tình) + “thick lax ruj ckan” (thích lát rồi chán)

+ “lam tke lik kik lem” (Làm thế lích kích lắm) + “tro do cu rik roj” (Trò đó cũ rích rồi)

+ “may dua tre tjnk ngkjck ghe” (mấy đứa trẻ tinh nghịch ghê)

+ “Pkaj kong nkan khoag lag co nkung kau ns bat hu. hi. jog doj tkat 100% lun. Tui dok mk jat mink lun” (Phải công nhận khoảng lặng có những câu nói thật bất hủ. hi. giống đời thật 100% luôn. Tôi đọc mà giật mình luôn)

+ “nkjn ho tink ngkich nhu nkug dua tre tho” (nhìn họ tinh nghịch như những đứa trẻ thơ)

+ “tke phaj goj cku oy “(thế phải gọi chú rồi) - Dạng 7: Thay thế “qu” bằng “w”. ví dụ như:

24 + “nhoc wa” (nhọc quá)

+ “hum wa dj lam vê den the, dag dj hog xe!” (hôm qua đi làm đến thế, đang đi hỏng xe!)

+ “we hương ơi ta vê day” (quê hương ơi ta về đây) + “Tạm biệt we huog toi đi” (tạm biệt quê hương tôi đi) + “way laj lam cki” (quay lại làm chi)

+ “nhiều xiền wa” (nhiều tiền quá)

+ “wan moi mua ne đẹp hok m.ng” (quần mới mua này đẹp không mọi người)

+ “wan nay moj mo day” (quán này mới mở đấy) + “mih ko wen” (mình không quen)

- Dạng 8: Thay thế “c” bằng “k” hoặc “x”. Thí dụ như:

+ “Kah nay co trog phjm roi” (cảnh này có trong phim rồi) + “haha.kươj vơ bung mat” (haha. cười vỡ bụng mất) + “kực đỉnh nha” (cực đỉnh nha)

+ “Đoj luk minh mun bay” (Đôi lúc mình muốn bay)

+ “tư dau nam moj den h 4 kaj dam kươj ruj” (từ đầu năm mới đến giờ bốn cái đám cưới rồi)

+ “ngu thoi ka nha” (ngủ thôi cả nhà)

+ “Chuk ka nha ngu ngon” (Chúc cả nhà ngủ ngon)

+ “hnay dj hok ma toan ngu gat thui” (hôm nay đi học mà toàn ngủ gật thôi) + “kũng hoi đúng thoy” (cũng hơi đúng thôi)

+ “Hiền koi” (Hiền còi)

+ “lux nào kũng kêu” (lúc nào cũng kêu)

+ “Zay la hok baj ôn zuj” (Vậy là học bài ổn rồi) + “kh kần” (không cần)

+ “kon iu me” (con yêu mẹ)

25

+ “kái này phải xem dã” (Cái này phải xem đã)

+ “Sao laj ko aj cho len? co aj kam ko cho dj dau” (Sao lại không ai cho lên? Có ai cấm không cho đi đâu)

+ “uok j mih hok con nko j ka” (ước gì mình không còn nhớ gì cả) + “tke phaj goj cku oy” (thế phải gọi chú rồi)

- Dạng 9: Thay thế “ay” hoặc “ây” bằng “i” hoặc “e”. Ví dụ như:

+ “Bj h” (Bây giờ) + “tuj nè” (tôi này) + “day ne” (đây này)

- Dạng 10: Thay thế “ô” bằng “u”, phổ biến ở một số từ như “một”

thành “mut”; “tôi” thành “tui”; “thôi” thành “thui” hay “rồi “thành “rui”…

Thí dụ trong các trường hợp sau:

+ “Doc dk rui nhe” (Đọc được rồi nhé)

+ “mut buoi toi tu ky. bun wa” (một buổi tối tự kỷ. buồn quá)

+ “danh zay thui a, chu bit lm j bgio” (đành vậy thôi anh, chứ biết làm gì bây giờ)

- Dạng 11: Thay thế “r” hoăc “v” bằng “z”. Thí dụ như:

+ “Kho wa zay troi” (Khổ quá vậy trời)

+ “dug zui ma, ko phai kiem tra lai dau” (đúng rồi mà không phải kiểm tra lại đâu)

+ “zay la ko on zùi” (vậy là không ổn rồi)

+ “Chuk ka nha buoi toi zui ze nha” (Chúc cả nhà buổi tối vui vẻ nha) - Dạng 12: Thay thế “ê” bằng “i”. Thí dụ như:

+ “tềnh hềnh là cứ đi thêm 2 kai đám cưới nữa là mình lăn lun ko can di”

(tình hình là cứ đi thêm hai cái đám cưới là mình lăn luôn không cần đi nữa) + “Toi ngiep mênh wa dj” (Tội nghiệp mình quá đi)

+ “co aj kug kah voj mênh ko nhi?” (có ai cùng cảnh với mình không nhỉ?)

26

+ “Cac tênh ju cua toj oj nho m.ng wa thoj” (Các tình yêu của tôi ơi nhớ mọi người quá thôi)

Hiện tượng thay thế chữ cái ngoài các đặc điểm tích cực là tạo ra một văn phong giao tiếp thân thiện, cởi mở, trẻ trung, năng động của giới trẻ. Một số dạng thức thay thế đã đáp ứng quy luật tiết kiệm, truyền tải thông tin nhanh trong thời gian ngắn. Nhưng với thực tế hiện nay khi đối tượng tham gia mạng xã hội rất đa dạng thì hiện tượng thay thế chữ cái một cách tùy tiện sẽ gây nên hiện tượng ngôn ngữ bị “ khoanh vùng” gây trở ngại trong giao tiếp với những người không cùng thế hệ.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)