Một số nhận xét về các hiện tượng ngôn ngữ trên mạng xã hội

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội (Trang 43 - 48)

Chương 2. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

2.9. Một số nhận xét về các hiện tượng ngôn ngữ trên mạng xã hội

Như đã phân tích trong phần khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ được khẳng là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Do đó, ngôn ngữ hình thành dựa trên cơ sở xã hội nhất định và hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan này. Ngôn ngữ trên mạng xã hội cũng không là ngoại lệ. Ngôn ngữ thường xuyên biến động theo sự biến động của xã hội. Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội, tiếng Việt đã và đang phản ánh sự đổi thay của xã hội Việt Nam. Và theo đó, tiếng Việt cũng đang có những thay đổi dưới tác động của xã hội Việt Nam.

Từ khi đổi mới năm 1986, rồi Internet vào Việt Nam năm 1998, đất nước đã phát triển một cách rõ rệt, đồng nghĩa với việc giờ đây phần lớn từ trẻ nhỏ tới người già đều có khả năng sở hữu một chiếc điện thoại di động. Không những thế, đại đa số mỗi gia đình, đặc biệt ở thành thị có ít nhất một chiếc máy vi tính kết nối mạng internet. Internet và điện thoại di động đang lan truyền toàn cầu, từ thành thị tới thôn quê, thậm chí cả những nơi vùng sâu,

38

vùng xa nữa. Nơi nào không có internet thì đã có sóng điện thoại di động.

Theo đó tiếng Việt có thêm một môi trường mới để giao tiếp và được sử dụng cũng với nhiều biến đổi. Vì vậy giới trẻ có thể kết nối với nhau mọi lúc mọi nơi. Và họ học hỏi, cập nhật ngôn ngữ cho nhau rất nhanh. Về tiếng Việt của cư dân mạng, khi xã hội tồn tại các nhóm xã hội thì tương ứng với nó sẽ có

“ngôn ngữ của xã hội đó” (ngôn ngữ xã hội học gọi là “phương ngữ xã hội”).

Sự xuất hiện cư dân mạng thì đồng thời xuất hiện ngôn ngữ của cư dân mạng.

Ngoài ra, hiện tượng ngôn ngữ trên mạng xã hội xuất hiện còn là do quy luật tiết kiệm. Do phải dùng tiếng Việt không dấu khi tham gia mạng xã hội nếu điện thoại không hỗ trợ phần mềm tiếng Việt, do cùng một lúc trog chuyện với nhiều người trên mạng nên giới trẻ thường xuyên viết tắt để tiết kiệm thời gian, từ đó tạo ra các từ ngữ mới trong giao tiếp. Còn về sử dụng điện thoại, số kí tự bị giới hạn nên để chuyển đạt nhiều nội dung người dùng tìm cách viết tắt tối đa.

Bên cạnh đó, trong thời kì hội nhập quốc tế, các công ty nước ngoài ồ ạt tràn vào Việt Nam kinh doanh tạo nên ảnh hưởng chèn tiếng nước ngoài khi giao tiếp của các bạn trẻ. Một số ý kiến cho rằng, sự ra đời của ngôn ngữ trên mạng xã hội thể hiện sự đổi mới tiếng Việt bởi xã hội ngày một phát triển hòa vào xu hướng toàn cầu hóa nên xảy ra sự giao thoa văn hóa trong đó có ngôn ngữ kéo theo đó là hàng loạt các sự vật, hiện tượng cần được gọi tên.

Trên đây là các nguyên nhân khách quan, là quy luật tự nhiên nên không ai có thể phá vỡ nổi.

Còn về mặt chủ quan thì giới trẻ muốn tìm sự khác biệt, mới lạ. Họ muốn khẳng định mình trước mọi người. Bên cạnh đó, ngày nay cái tôi trong mỗi bạn trẻ trở nên lớn hơn, họ muốn dùng ngôn ngữ mạng để tạo nên đặc trưng của bản than, trở nên cá tính hơn so với bạn bè. Tư duy cần phải tạo nên sự khác biệt đã ăn sâu vào giới trẻ hiện nay nên họ thả sức ngày càng tạo ra một ngôn ngữ không giống ngôn ngữ nào trên thế giới. Do tùy theo nhu cầu,

39

mục đích tham gia mạng xã hội của mỗi cư dân mạng: xả strees, tâm sự, chia sẻ, trò chuyện, buôn bán, quảng cáo, … Từ đó ngôn ngữ mạng xã hội ra đời cũng đa dạng tùy theo những mục đích đó.

2.9.2. Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ trên mạng xã hội 2.9.2.1 Ưu điểm

Xu hướng toàn cầu hòa dẫn đến nhịp sống nhanh. Nhịp “sống nhanh”

làm phát sinh ra những vấn đề: ăn nhanh, ngủ nhanh… Và một trong những vấn đề đáng lưu ý là viết cũng nhanh. Từ đó ngôn ngữ mạng xã hội ra đời với những ưu điểm nổi bật là giúp con người trao đổi được nhiều thông tin khi thời gian được tiết kiệm tới mức tối đa. Hơn nữa, cũng để tiết kiệm thời gian, khi dùng kiểu chữ này trên điện thoại hay máy tính sẽ hạn chế số lần nhắn vào bàn phím để tiết kiệm kí tự.

Và đây cũng là một loại hình ngôn ngữ trẻ trung lôi cuốn, sinh động, không khô khan, cứng nhắc, thể hiện cảm xúc khi giao tiếp qua các kí tự, biểu tượng ngộ nghĩnh.

Ngôn ngữ mạng xã hội góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, làm cho nó sáng tạo hơn. Nó góp phần phản ánh sự phát triển của xã hội.

2.9.2.2 Nhược điểm

Nếu việc lạm dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội như tiếng lóng, chèn tiếng nước ngoài sẽ gây ra nhiều phản cảm, khó chịu bởi những đối tượng tham gia trên mạng xã hội rất đa dạng, đủ mọi lứa tuổi tầng lớp: học sinh, sinh viên, người già, người làm văn phòng, …

Cũng do sự đa dạng về thành phần tham gia cộng đồng mạng xã hội nên ngôn ngữ nhiều khi bị “khoanh vùng”, gây trở ngại trong quá trình giao tiếp với những người không cùng thế hệ.

Hiện nay, ngôn ngữ trên mạng xã hội không còn chỉ được sử dụng trên phạm vi mạng xã hội nữa mà điều đáng báo động là thứ ngôn ngữ này đã thâm nhập cả vào đời sống học đường. Học sinh đã sử dụng nó để chép bài

40

học, làm bài kiểm tra và cả trong thi cử. Điều này gây ra lo ngại là cùng với tốc độ phát triển của xã hội sẽ tạo ra hệ quả tiêu cực khiến học sinh quên đi cách sử dụng từ ngữ theo đúng chuẩn mực.

Xa hơn nữa, khi thường xuyên sử dụng ngôn ngữ này một cách bừa bãi có thể ít nhiều ảnh hưởng tới tính cách tùy tiện, hời hợt, cẩu thả; thói quen lười biếng; tư duy thiếu kiên trì, nhẫn nại rồi ảnh hưởng đến nhận thức, nhân cách của các em sau này xuất phát từ những câu nói chuyện cộc lốc, vô cảm, không đồng tình, sẻ chia, cảm thông.

Việc sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội thường xuyên sẽ làm cho các em không ý thức được trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, quên đi bài giảng về sự trong sáng của tiếng Việt. Nó còn tạo ra lối giao tiếp tối nghĩa, khó hiểu, các em dần mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ.

Và rõ ràng thì cách viết như thế này sẽ làm cho tiếng Việt bị “lệch chuẩn”, xa rời với ngôn ngữ bình thường vì tính khẩu ngữ quá cao, viết như nói, các viết thì “dị thường” trái với tiếng Việt mà các em đã được học trong nhà trường.

Ngôn ngữ mạng xã hội có thể tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn vì nó có khả năng lan truyền rất nhanh, tạo sự cộng hưởng mạnh trên cộng đồng mạng.

2.9.3. Giải pháp

Hiện nay trong dư luận dấy lên đề án cần xóa bỏ ngôn ngữ trên mạng xã hội nhưng điều đó là không thể bởi ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, hiện tượng khách quan mà con người không thể chi phối được. Hơn nữa cũng do nhu cầu của con người mà ngôn ngữ sinh ra. Mặt khác, phải thấy rằng các biến thể ngôn ngữ trên mạng xã hội không phải hoàn toàn là tiêu cực mà nó vẫn có những đặc điểm tích cực.Tuy nhiên vẫn cần thiết phải có những biện pháp hạn chế và dung hòa nó. Người viết xin đặt ra một số giải pháp sau:

41

TS. Tùng Lâm nhận xét: Trong ba yếu tố tác động đến ngôn ngữ của tuổi teen, yếu tố gia đình vẫn là quan trọng nhất. Bản than gia đình cũng phải có ý thức rèn con cái từ lời nói tới hành vi. Bố mẹ cũng phải nêu gương cho con cái. Bên cạnh đó, nhà trường cũng phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt, trong đó có viết đúng chính tả.

Như vậy, có thể thấy giải pháp đưa ra ở đây trước hết xuất phát từ yếu tố gia đình. Bên mẹ cần phải nêu gương cho con cái. Các bậc phụ huynh nên trò chuyện cùng con em mình như những người bạn để hiểu tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiệh nay và đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất.

Tiếp đó là yếu tố nhà trường. Cần xây dựng phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để học sinh hiểu và thực hiện theo. Việc giáo dục cần được bắt nguồn từ thực tế, những câu chuyện tình huống thật xảy ra trong cuộc sống, làm thế nào để các em hiểu thế nào là con người văn minh, lịch sự. Nhà trường và đoàn thanh niên cần định hướng cho học sinh, sinh viên hiểu những giá trị tốt đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn sự trong sang của tiếng Việt. Bên cạnh đó, nhà trường phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn tiếng Việt.

Nếu nhà trường là nhân tố cơ bản giúp các bạn trẻ định hướng, rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực thì xã hội lại là nhân tố ảnh hưởng đến sở thích sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ. “Trên các phương tiện truyền thông, ngành văn hóa thông tin cần xây dựng và cập nhật các quy định cần thiết về sử dụng ngôn ngữ, cả tiếng Việt và ngoại ngữ ngữ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Ông Nguyễn Mạnh Cường (giáo viên Trường ĐH ngoại ngữ - tin học TP. HCM) nói. Các tờ báo, đặc biệt là báo mạng, cần đi đầu trong việc đưa ra những từ, ngữ, câu… đúng chuẩn và trong sáng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)