Chương 1: Phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ của công
1.3 Thực trạng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát
1.3.2 Thực trạng công tác phát triển thị trường tiêu thụ của công ty TNHH sản xuất và
1.3.2.1 Tình hình phát triển thị trường theo sản phẩm
Thị trường vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh xuất hiện từ rất sớm, đến nay là một thị trường sôi động và tính cạnh tranh rất cao. Các sản phẩm kinh doanh về vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh hết sức đa dạng và ngày càng đa dạng hơn nữa khi mà nhu cầu, thị hiếu ngày càng thay đổi, các doanh
Khi mới bước vào kinh doanh, sản phẩm của công ty vẫn là 2 nhóm hàng chính là gạch ốp lát và các thiết bị vệ sinh. Thế nhưng danh mục sản phẩm của mỗi loại khi đó rất ít, chỉ có vài loại chủ yếu. Chẳng hạn như thiết bị vệ sinh chỉ có bình, bệ, bệt, phụ kiện hầu như không có. Rồi các sản phẩm bình, bệ, bệt ấy lại rất hạn chế về quy cách, chủng loại hay nhãn hiệu sản phẩm.
Nhận thức được nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu của khách hàng, để mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty đã ngày càng đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của mình. Môi trường cạnh tranh trong ngành vật liệu xây dựng cũng rất phức tạp. Để có thể đưa thêm những sản phẩm mới vào kinh doanh là vấn đề không hề đơn giản. Chọn lựa sản phẩm có tính năng ưu việt, chất lượng cải thiện tốt hơn, nhiều giá trị sử dụng hơn. Phải nắm rõ thị trường cần gì, yêu cầu của thị trường là gì và lợi ích nó mang lại cho doanh nghiệp... Sản phẩm mới của công ty khi được đưa ra kinh doanh trên thị trường đều được phân phối trên hệ thống phân phối đã có, khách hàng hiện tại đã quen biết với công ty, như thế sản phẩm mới sẽ dễ được tiêu thụ hơn. Điều này công ty đã làm được.
Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty cho thấy tuy kinh doanh rất nhiều chủng loại sản phẩm nhưng sản lượng và tốc độ tiêu thụ của các mặt hàng khác nhau có sự khác nhau do nhu cầu, mục đích tiêu dùng khác nhau.
Bảng 10: Doanh thu của công ty theo 2 nhóm mặt hàng chính (2006-2009)
Đơn vị tính: VNĐ Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Gạch Kis 1142847686 1287373498 4093875822 6382742821
Tỉ lệ 34% 42,8% 30,1% 31,9%
Thiết bị vệ sinh
2217444690 1717796697 9526740968 13603336535
Tỉ lệ 66% 57,2% 69,9% 68,1%
Nguồn: Phòng kinh doanh Nhận xét:
Gạch Kis là sản phẩm kinh doanh chiếm tỉ lệ doanh thu lớn. Chỉ riêng sản phẩm gạch Kis với 2 loại gạch ốp tường và gạch lát nền đã chiếm hơn 30%
doanh thu bán hàng của công ty.
Cơ cấu doanh thu của 2 nhóm sản phẩm này cũng biến động không đều qua các năm. Năm 2007, tỉ lệ doanh thu gạch Kis tăng 8,8% so với năm 2006 nhưng sang năm 2008 lại giảm 12,7%, năm 2009 lại tăng nhẹ 1,8%. Tuy nhiên vẫn là sản phẩm mang doanh thu lớn. Thiết bị vệ sinh gồm nhiều loại như bình, bệ, bệt…nên chiếm hơn một nửa doanh thu bán hàng của công ty.
1.3.2.2 Tình hình phát triển thị trường theo khách hàng
Doanh nghiệp nào cũng phải xác định cho mình đối tượng là khách hàng của doanh nghiệp. Khách hàng rất quan trọng, họ là người nuôi sống doanh nghiệp. Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát trong quá trình kinh doanh cũng đã xác định cho mình đối tượng khách hàng để từ đó có biện pháp mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ thông qua việc tăng số lượng và chất lượng khách hàng.
Công ty sử dụng kênh phân phối hỗn hợp, khách hàng bán buôn (siêu thị, đại lí) và kênh bán lẻ.
Bảng 11: Tình hình tiêu thụ của công ty theo số lượng khách hàng (2006-2009)
Khách hàng
Đơn vị tính
2006 2007 2008 2009
Số lượng
Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
lí Bán lẻ Khách
hàng
420 80,3% 422 76,7% 439 74,9% 418 68,3%
Tổng số
Khách hàng
523 100% 550 100% 586 100% 612 100%
Nguồn: Phòng Kinh doanh Nhận xét:
- Số lượng khách hàng của công ty tăng dần. Năm 2006 là 523 khách hàng, năm 2009 tăng lên 612 khách hàng ( tăng 89 khách hàng), trong đó khách bán buôn tăng 91 khách hàng, khách bán lẻ giảm 2 khách hàng.
- Số lượng khách hàng bán buôn chiếm tỉ lệ không lớn trong cơ cấu khách hàng của doanh nghiệp nhưng có chiều hướng tăng dần qua các năm, từ 19,7% năm 2006 lên 31,7% năm 2009 trong khi đó khách hàng bán lẻ chiếm phần lớn số khách hàng của công ty nhưng có chiều hướng giảm dần từ 80,3% năm 2006 xuống còn 68,3% năm 2009.
1.3.2.3 Tình hỡnh phát triển thị trường theo phạm vi địa lí
Thị trường của công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VLXD Hùng Phát theo phạm vi địa lí là thị trường Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, trong đó Hà Nội là thị trường truyền thống của công ty.
Bảng 12: Cơ cấu thị trường phân chia theo doanh thu thuần
Đơn vị tính: VNĐ Năm thị trường
Tổng doanh thu thuần
Hà nội Các tỉnh lân cận Số tuyệt đối Tỉ lệ
%
Số tuyệt đối Tỉ lệ
%
2006 3.360.292.376 2.486.616.358 74 873.676.018 26
2007 3.005.170.195 2.043.515.733 68 961.654.462 32
2008 13.620.616.795 8.308.576.242 61 5.312.040.548 39 2009 19.986.079.366 10.792.482.850 54 9.193.596.506 46 Nguồn: Phòng Kinh doanh Biểu đồ 1: Biều đồ doanh thu theo thị trường địa lí
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy, thị trường Hà nội là thị trường mang lại doanh thu lớn nhất, chiếm tới hơn một nửa trong tổng số doanh thu của công ty. Đặc biệt, trong năm đầu tiên sau khi thành lập, thị trường Hà nội chiếm hầu như toàn bộ doanh thu của công ty, những năm về sau, khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty đã mở rộng thị trường của mình sang các tỉnh lân cận hơn nữa và thu được thành công, doanh thu thị trường Hà nội giảm tỉ lệ từ 74% xuống còn 46%.
Như vậy trong 4 năm hoạt động, công ty đang dần mở rộng được thị trường của mình sâu hơn nữa vào các tỉnh miền Bắc, tuy Hà Nội vẫn là thị trường trọng điểm, là nơi mà công ty tập trung hoạt động kinh doanh của mình nhưng khi điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường Hà Nội đang dần bão hòa thì việc mở rộng kinh doanh sang các thị trường khác là
Nhu cầu thị trường, của khách hàng thay đổi từng ngày, để phát triển doanh nghiệp cần đáp ứng được những nhu cầu đó. Và một trong những cách giữ vững thị trường là đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, tạo ra nhiều cơ hội thu lợi nhuận và chia nhỏ rủi ro trên thị trường. Hiện tại công ty đang tiến hành đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh theo cả hai hướng là đa dạng hóa ngang, tức là cùng một lúc kinh doanh nhiều mặt hàng và đa dạng hóa dọc, tức là trong một mặt hàng kinh doanh thêm nhiều chủng loại hơn nữa