2. GIỚI THIỆU VỀ XE KIA SORENTO
2.2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE KIA SORENTO
2.2.7. Hệ thống điều hòa
2.2.7.2. Sơ đồ bố trí và các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento
Các thông tin đầu vào như nhiệt độ môi trường, cường độ ánh sáng, nhiệt độ trong xe, nhiệt độ nước làm mát, tốc độ xe, nhiệt độ đặt trước …được ghi nhận bởi các cảm biến của hệ thống sẽ được đưa về bộ sử lý trung tâm của hệ thống điều hòa là DATC module được tích hợp trong HVAC, tại đây các tín hiệu này được sử lý và từ
Hình 2.38. Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento
1.Cảm biến nhiệt độ môi trường xung quanh xe, 2.Cảm biến cường độ ánh sáng mặt trời, 3.Cảm biến nhiệt độ trong xe, 4.Bộ điều khiển điều hòa phía sau, 5.Bộ làm lạnh phía sau, 6.Bộ điều khiển điều hòa bằng tay, 7. Màn hình hiển thị và các nút cài đặt,
8. Bộ phận xử lý điều khiển chính phía trước HVAC, 9. Cuộn dây sưởi
đó gửi đi tín hiệu điều khiển tới máy nén, quạt, động cơ …để điều khiển quá trình làm lạnh.
Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento như hình 2.38.
Trong hệ thống điều hòa máy nén là bộ phân tiêu thụ năng lượng chính. Máy nén là nguồn động lực tạo ra sự lưu thông của môi chất làm lạnh trong chu trình. Môi chất từ bộ hóa hơi đi ra có áp suất và nhiệt độ thấp, sau khi qua máy nén hơi được nén tới áp suất và nhiệt độ cao và đưa tới bộ ngưng tụ. Trên xe Kia Sorento được bố trí máy nén kiểu đĩa chéo với với kết cấu như hình 2.39 bên dưới.
Nguyên lý hoạt động của máy nén: Píttông chuyển động sang trái, sang phải đồng bộ với chiều quay của đĩa chéo, kết hợp với trục thành một cơ cấu thống nhất và nén môi chất (ga điều hòa). Khi píttông chuyển động vào trong van hút mở do sự
Hình 2.39. Cấu tạo máy nén đĩa chéo
chênh lệch áp suất và hút môi chất vào trong xylanh. Ngược lại, khi píttông chuyển động ra ngoài van hút đóng lại để nén môi chất. Áp suất của môi chất làm mở van xả và đẩy môi chất ra. Van hút và van mở cũng ngăn không cho môi chất chảy ngược lại.
Giàn nóng và giàn lạnh cũng là hai bộ phận quan trong của hệ thống đây là nơi diễn ra sự sự trao đổi nhiệt của môi chất làm lạnh với môi trường. Giàn nóng là nơi làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao từ máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng tại đây môi chất sẽ thải nhiệt ra cho môi trường nên được gọi là giàn nóng. Giàn lạnh là nơi làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ và áp suất thấp và làm lạnh không khí xung quanh giàn lạnh.
Quá trình làm lạnh được thực hiện theo các bước sau: Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén dưới áp suất cao và nhiệt độ cao, giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến giàn nóng ở thể hơi. Tại bộ ngưng tụ nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp. Sau đó môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc, tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.
Van giãn nở điều tiết lưu lượng của môi chất lỏng chảy vào bộ bốc hơi (giàn lạnh), làm hạ thấp áp suất của môi chất lạnh. Do giảm áp nên môi chất từ thể lỏng biến thành thể hơi trong bộ bốc hơi. Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thụ nhiệt trong cabin ôtô, có nghĩa là làm mát khối không khí trong cabin. Không khí lấy từ bên ngoài vào đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi). Tại đây không khí bị giàn lạnh lấy đi nhiều năng lượng thông qua các cánh tản nhiệt, do đó nhiệt độ của không khí sẽ bị giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp suất cao sẽ trở thành môi chất ở thể hơi có
nhiệt độ, áp suất thấp. Sau đó môi chất được dẫn đến máy nén quá trình cứ như thế được lặp lại.