CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu Tính toán hệ thống điện thân xe kia sorento (Trang 81 - 85)

Có rất nhiều nguyên nhân gây hư hỏng trong hệ thống điện thân xe, chẳng hạn như hở hay chập mạch trong dây điện và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, các hư hỏng có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau. Để tìm nguyên nhân của các hư hỏng này một cách nhanh chóng, cần phải tiến hành các phương pháp và quy trình phát hiện và khác phục hư hỏng một cách hợp lý.

4.1. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP

Trên xe có trang bị đèn báo nạp thì người lái sẽ phát hiện được những hư hỏng của hệ thống nạp thông qua đèn báo nạp, hoặc có thể không khởi động được động cơ do ăcquy yếu.

4.1.1. Đèn báo nạp hoạt động không bình thường Đèn báo nạp không sáng khi khóa điện bật ON:

+ Kiểm tra xem cầu chì có bị cháy hay tiếp xúc kém trong mạch đèn báo nạp  nếu có thì thay thế và sửa chữa.

+ Kiểm tra xem các giắc của tiết chế có lỏng hay hỏng không  nếu có thì sửa chữa.

+ Kiểm tra xem có ngắn mạch trong các diod (+) của máy phát  nếu có thì sửa chữa.

+ Kiểm tra xem bóng đèn báo nạp có bị cháy không  nếu có thì thay thế.

Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ khởi động: Hiện tượng này chỉ ra rằng hoặc máy phát không nạp hoặc nạp quá nhiều.

+ Kiểm tra xem đai dẫn động có bị hỏng hay trượt không  nếu có thì điều chỉnh hoặc thay thế.

+ Kiểm tra cầu chì chính có bị cháy hay tiếp xúc kém không  nếu có thì sửa chữa hoặc thay thế.

+ Đo điện áp kích từ tại cực F của giắc IC  nếu không có điện áp tức là cuộn rô to bị đứt hay chổi than tiếp xúc kém.

Đèn nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ hoạt động: Hiện tượng này chứng tỏ rằng máy phát hoạt động không bình thường.

+ Kiểm tra giắc của máy phát và tiết chế xem có lỏng hay nối kém không  nếu co thì sữa chữa.

+ Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của mỗi tiếp điểm của tiết chế và điện trở giữa mỗi chân  nếu không tốt thì sửa chữa.

+ Kiểm tra tình trạng tiếp xúc của các chổi than.

4.1.2. Ăcquy yếu, hết điện

Hiện tượng này xảy ra khi máy phát không phát đủ điện để nạp cho ăcquy, kết quả là không khởi động được động cơ bằng mô tơ khởi động điện và đèn pha sáng mờ.

Điều này là do hai nguyên nhân cơ bản, hoặc là do các thiết bị (ăcquy hay máy phát) có vấn đề, hoặc là do cách vận hành xe không đúng nguyên tắc làm cho ăcquy hết điện. Khắc phục bằng cách

+ Kiểm tra các cực của ăcquy có bẩn hay bị ăn mòn không: Các ăcquy bị bẩn, bị ăn mòn hay bị sunphát hóa không thuận nghịch sẽ làm giảm điện dung và tăng điện trở của ăcquy. Kết quả là làm cho ăcquy nạp chóng sôi và phóng nhanh hết. Trường hợp những ăcquy đã quá cũ nên thay ăcquy mới.

+ Kiểm tra độ căng đai của đai dẫn động máy phát.

+ Kiểm tra điện áp chuẩn của máy phát.

4.1.3. Ắcquy bị nạp quá mức

Hiện tượng này được phát hiện thông qua việc phải thường xuyên đổ nước vào ăcquy và độ sáng đèn pha thay đổi theo tốc độ động cơ.

Để khắc phục hiện tượng này cần phải đo điện áp ra của máy phát, kiểm tra bộ điều chỉnh điện.

4.1.4. Tiếng ồn khác thường

Có hai kiểu tiếng ồn khác thường phát ra trong hệ thống nạp cần phải phân biệt để khắc phục.

Thứ nhất là tiếng ồn cơ khí sinh ra do đai dẫn động bị trượt ở Puly máy phát hay do mòn hỏng ổ bi máy phát.

Thứ hai là tiếng ồn cộng hưởng từ gây ra hoặc bởi sự chập mạch trong cuộn stator hoặc diod bị hỏng, nếu bị cộng hưởng từ thì khi mở radio sẽ thường xuyên bị nhiễu sóng.

Khi phát hiện thấy một trong hai kiểu tiếng ồn trên cần phải dừng động cơ và khắc phục sửa chữa.

4.2. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý

Có một đèn không sáng

- Bóng đèn hỏng

- Dây dẫn đứt hoặc tiếp mass không tốt

- Thay bóng đèn - Kiểm tra dây dẫn

Các đèn trước không sáng

- Đứt cầu chì

- Rơ le điều khiển đèn hư - Công tắc đèn hư

- Công tắc đảo pha hư

- Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass không tốt

- Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch

- Thay rơ le

- Kiểm tra công tắc - Kiểm tra công tắc - Kiểm tra dây dẫn

Đèn báo pha, đèn FLASH không sáng

- Công tắc đèn hư - Công tắc đảo pha hư

- Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass không tốt

- Kiểm tra công tắc - Kiểm tra công tắc - Kiểm tra lại dây dẫn

Đèn kích thước, đèn bảng số, đèn trong không sáng

- Đứt cầu chì

- Rơ le đèn hư - Công tắc đèn hư

- Dây dẫn đứt hoặc tiếp xúc mass không tốt

- Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch

- Kiểm tra rơ le - Kiểm tra công tắc - Kiểm tra dây dẫn

4.3. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở HỆ THỐNG TÍN HIỆU

Hư hỏng Nguyên nhân Xử lý

Đèn báo rẽ chỉ hoạt động một bên

- Công tắc Signal hư

- Dây dẫn sút, đứt hoặc tiếp mass không tốt

- Kiểm tra công tắc - Kiểm tra dây dẫn

Đèn báo rẽ không hoạt động

- Cầu chì đứt - Bộ tạo nháy hư - Công tắc Signal hư - Công tắc Hazard hư

- Dây dẫn sút, đứt hoặc đuôi đèn tiếp xúc mass không tốt

- Thay cầu chì và kiểm tra ngắn mạch

- Kiểm tra bộ tạo nháy - Kiểm tra công tắc - Kiểm tra công tắc Ha- zard

- Kiểm tra lại dây dẫn

Đèn báo Hazard không hoạt động

- Cầu chì Haz-Horn đứt - Bộ nháy hư hoặc yếu - Công tắc Hazard hư

- Dây dẫn bị sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mass không tốt

- Thay cầu chì, kiểm tra ngắn mạch

- Kiểm tra bộ nháy - Kiểm tra công tắc - Kiểm tra lại dây dẫn Đèn báo rẽ không nháy,

luôn sáng mờ hoặc tần số nháy thấp

- Ắc quy yếu

- Công suất bóng không đúng hoặc quá thấp

- Kiểm tra ắc quy

- Thay bóng đúng công suất quy định

Đèn báo rẽ nháy quá nhanh

- Tổng công suất các bóng đèn (R hoặc L) không phù hợp

- Tính toán lại công suất các bóng đèn

Đèn Stop luôn sáng - Công tắc đèn Stop hư, chạm mass

- Điều chỉnh hoặc thay công tắc

Đèn Stop không sáng

- Cầu chì Stop đứt - Công tắc đèn Stop đứt - Dây dẫn bị sút, đứt hoặc đèn tiếp xúc mass không tốt

- Thay cầu chì, kiểm tra ngắn mạch

- Kiểm tra công tắc - Kiểm tra lại dây dẫn

Một phần của tài liệu Tính toán hệ thống điện thân xe kia sorento (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)