Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch marketing cho mặt hàng bóng đèn huỳnh quang compact yankon tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ đại phát (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO MẶT HÀNG BÓNG ĐÈN HUỲNH QUANG COMPACT YANKON TẠI CÔNG TY

3.3 Phân tích môi trường bên ngoài

3.3.2 Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô có mối quan hệ rất lớn đối với hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty. Nhận diện và đánh giá các cơ hội về môi trường cùng với các mối đe dọa của nó cho phép tổ chức phát triển được nhiệm vụ rõ ràng và thiết kế chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn của mình.

3.2.2.1 Môi trường kinh tế

Năm 2013 được đánh giá là thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn vốn hạn chế khiến cho môi trường kinh doanh không mấy khả quan so với năm 2012.

Xu hướng doanh nghiệp (DN) phá sản hoặc giải thế vẫn tiếp tục với 6.000 DN biến mất trong năm 2013. Và hơn 100.000 DN đã phá sản hơn hai năm liền trước đó với những con số phản ánh rõ nét nhất khó khăn của doanh nghiệp trong giai đoạn này.

Theo một kết quả điều tra của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), so với năm 2012 tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN năm 2013 đã có nhiều dấu hiệu được cải thiện. Tuy nhiên những khó khăn của nền kinh tế đã khiến tình trạng DN đình đốn sản xuất, thu hẹp quy mô, tính gọn nhân sự.

Năm 2014, Mục tiêu chính vẫn là ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và giữ lãi suất ở mức hợp lý. Nhà nước, Chính phủ và các cấp, các ngành tiếp tục kiên định những nhiệm vụ, định hướng phát triển ngành và lĩnh vực, trong đó đẩy nhanh thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng hơn cho khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên

cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2015, để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết và Chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, cấp phép xây dựng, đất đai, thành lập, giải thể doanh nghiệp, thủ tục đầu tư…

3.3.2.2 Môi trường Chính trị - Pháp luật

Các yếu tố chính trị, chính phủ và pháp luật cũng là một trong những yếu tố có thể đem lại cơ hội cũng như thách thức cho mọi tổ chức kinh doanh. Chính phủ đã có nhiều chính sách khuyến khích hàng trong nước phát triển như:

- Quyết định số 51/2011/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ đã ký, quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện nhằm thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể tại điều 1: “Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu” quy định: Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình.

- Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc thực hiện tiết kiệm điện trong sử dụng điện (chỉ thị số 19/2005/CT-TT ngày 02/6/2005). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp tiết kiệm trong sử dụng điện. Một trong những điểm đáng chú ý được nêu trong quyết định là, từ ngày 1-1-2013 cấm nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn tròn (đèn sợi đốt) có công suất lớn hơn 60W. Với chủ trương này đã hạn chế được số lượng bóng đèn sợi đốt trên thị trường người tiêu dùng, từ đó cũng hạn chế được khả năng sử dụng của bóng đèn sợi đốt, gia tăng việc sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng, hướng tới việc tiết kiệm năng lượng điện trong tương lai..

3.3.2.3 Môi trường văn hóa – xã hội, nhân khẩu và địa lý

Những thay đổi về địa lý, nhân khẩu, văn hóa và xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến hầu hết các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và người tiêu dùng.

Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía tây

với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía đông dài 82 km. So với nhiều tỉnh bạn, Nghệ An có rất nhiều lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có được. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng không. Vì vậy tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu vực. Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Mianma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum – Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại qua Quốc lộ 7 và đường 8).

Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Với dân số hơn 3.1 triệu người (đứng thứ tư của cả nước), có truyền thống hiếu học, học giỏi nổi tiếng, cần cù, sáng tạo, Nghệ An là trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực của khu vực Bắc miền Trung, nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cho đầu tư, phát triển và là thị trường lớn cho phát triển thương mại, dịch vụ,...

Cùng với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, những năm qua, kinh tế - xã hội Nghệ An tiếp tục phát triển tương đối khá và toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phù hợp, Nghệ An đã thu hút được nhiều dự án lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thu hút đầu tư tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và chất lượng dự án. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn đã và đang tiếp tục đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Nghệ An.

Tỉnh Nghệ An còn rất nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Cùng với những tiềm năng đó, Nghệ An sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu và kinh doanh để xứng đáng là địa chỉ hấp dẫn, tin cậy, hiệu quả - là điểm đến của các nhà đầu tư. Thành công của rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Nghệ An trong thời gian qua là bằng chứng sinh động nhất và là động lực thúc đẩy cộng đồng các doanh nghiệp, nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Nghệ An.

3.3.2.4 Các ảnh hưởng công nghệ

Nhận thức được tầm quan trọng của ảnh hưởng công nghệ, Yankon luôn nghiên cứu tìm tòi những công nghệ mới nhất để ứng dụng trong quá trình sản xuất của mình.

Khi người tiêu dùng bắt đầu có mối quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, Yankon đã cố gắng nghiên cứu những công nghệ và quy trình kỹ thuật hiện đại để ứng dụng những phát minh mới nhất trong ngành bảo vệ môi trường giúp giảm bớt các tác động độc hại đến môi trường của việc sử dụng năng lượng và tài nguyên.

Sản phẩm của bóng Yankon được sản xuất theo công nghệ mới nhất của tập đoàn Yankon Trung Quốc. Sản phẩm của Yankon được đăng ký thương hiệu toàn cầu, ngoài ra bóng Compact Yankon được tổng cục đo lường chất lượng chứng nhận về chức năng, tác dụng và an toàn chất lượng. Hơn thế nữa lượng tiêu dùng của khách hàng liên tục tăng và tăng mạnh trong năm vừa qua đặc biệt là vào giai đoạn cuối năm 2009 số lượng sản phảm sản xuất ra không kịp để đáp ứng thị trường. Như vậy có thể thấy được sản phẩm đã được khách hàng rất tín nhiệm, đó chính là chất lượng là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp: đáp ứng được nhu cầu của khách và được khách hàng tín nhiệm và tin dùng.

Qua phân tích môi trường vĩ mô, chúng ta có thể nhận thấy những cơ hội cũng như thách thức mà Đại Phát có thể gặp phải đó là:

 Về cơ hội:

- Nhà nước khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện.

- Thu nhập người dân ngày càng cao, nhu cầu thẩnm mỹ ngày càng được chú ý đến.

- Nền kinh tế đang biến đổi phức tạp, nhiều công ty thu hẹp thị trường để tránh thua lỗ, tạo lỗ hổng thị trường.

- Thị trường bóng đèn rất rộng và tiềm năng.

 Về thách thức:

- Suy thoái kinh tế vẫn chưa đến hồi kết thúc.

- Vẫn đang chịu chung tình trạng hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng.

- Có sự xâm nhập mạnh mẽ của các công ty nước ngoài.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch marketing cho mặt hàng bóng đèn huỳnh quang compact yankon tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ đại phát (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)