Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
1.3 Nội dung vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Những năm trước giải phóng, do điều kiện lịch sử lúc đó cho nên cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước được sao chép gần như nguyên vẹn mô hình phát triển kinh tế xã hội và cơ chế quản lý kinh tế của các nước XHCN điển hình là theo mô hình phát triển kinh tế của nước Liên Xô cũ. Cơ chế quản lý kinh tế của nước ta trong giai đoạn này đề cao công cụ kế hoạch hóa, mang tính pháp lệnh bắt buộc mọi ngành, mọi cấp cơ quan, đơn vị và cá nhân phải tuân theo thông qua hệ thống chỉ tiêu kế hoạch để quyết định tất cả các vấn đề kinh tế xã hội. Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp mang những đặc điểm cơ bản:
- Nhà nước quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, điều này được thể hiện ở sự chi tiết hóa các nhiệm vụ do Trung ương giao bằng một hệt thống chỉ tiêu pháp lệnh từ một trung tâm.
- Các doanh nghiệp, xí nghiệp cố gắng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra, lãi Nhà nước thu, lỗ Nhà nước bù, điều này mang tính chất không kinh tế.
- Các cơ quan hành chính kinh tế cấp trên can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về mặt vật chất đối với các quyết định của mình.
- Bỏ qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ, hiệu quả kinh tế quản lý và kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu do đó hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức: Bao cấp qua giá, bao cấp qua tiền lương hiện vật (chế độ tem phiếu) và bao cấp qua cấp phát vốn của ngân sách mà không ràng buộc vật chất với người được cấp phát vốn.
Từ những đặc điểm trên dẫn tớ bộ máy quản lý rất cồng kềnh có nhiều cấp trung gian và kén năng động, từ đó phát sinh ra một đội ngũ cán bộ kém
năng lực quản lý không thông thạo nghiệp vụ kinh doanh nhưng phong cách thì quan liêu, cửa quyền.
Những đặc điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa này rất phù hợp trong thời kỳ đất nước có chiến tranh. Cơ chế này đã động viên tích cực lực lượng tình nguyện lên đường chiến đấu, họ yên tâm hơn bởi người thân của họ ở hậu phương vẫn đảm bảo mức lương thực, họ vững tin vào sản xuất chiến đấu phục vụ sản xuất.
Sau ngày chiến tranh kết thúc, áp dụng cơ chế này không còn phù hợp ở Việt Nam, điều này chúng ta chưa nhận ra nên trong suốt một thời gian dài cơ chế cũ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế nước ta gây ra nhiều tác hại xấu cho cộng đồng.
Do có sự bình quân về phân phối nên đã không khuyến khích được người sản xuất phát huy khả năng sáng tạo, sự năng động hăng say nhiệt tình trong công tác vì có sự bao cấp của Nhà nước, bao tiêu sản phẩm nên sản xuất ra với chất lượng kém, làm ăn lãng phí, chi phí đầu tư cao nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp. Do sản xuất theo kế hoạch nên thiếu sự linh hoạt nhạy bén với thị trường dẫn đến tình trạng sản xuất không phù hợp với tiêu dùng. Công nghệ kỹ thuật lại chậm cải tiến, chi phí rất cao mà chất lượng lại rất thấp.
Cung cách hạch toán mang hình thức phô trương tình trạng “lãi thật, lỗ giả”.
Tóm lại, cơ chế cũ đã tạo ra những tiêu cực làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, vấn đề được đặt ra là phải đổi mới sâu sắc cơ chế cũ.
Phương hướng cơ bản của sự đổi mới của nước ta được Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng xác định và tiếp tục được Đại hội Đảng lần VII khẳng định: “Tiếp tục xóa bỏ cơ chế tạp trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Thông qua Đại hội Đảng IX, một lần nữa khẳng định cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở Đại hội Đảng X và XI
cũng khẳng định được tính tất yếu phải có sự can thiệp vào nền KTTT ở nước ta đưa nước ta phát triển nhanh theo con đường CNXH.
* Vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện rất rõ trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Nhà nước có vai trò định hướng cho sự phát triển kinh tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
Quản lý nền kinh tế quốc dân có nghĩa là Nhà nước sử dụng đồng bộ các công cụ, các chính sách của mình để can thiệp vào nền kinh tế cũng như điều tiết nó để phát triển và ổn định theo xu thế của đất nước, của thời đại. Điều đó phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, nếu nó phù hợp và đúng đắn thì hiệu quả mang lại sẽ rất nhiều. Ví dụ như ở những năm 50 và 60 các nước ASEAN đều thực hiện chiến lược “phát triển thay thế nhập khẩu”
nhằm giảm bớt sự phụ thuộc đối với hàng nhập khẩu từ bên ngoài. Các nước này đã tìm cách hạn chế tối đa hàng thành phẩm công nghiệp nhập từ các nước công nghiệp phát triển, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trong nước thay thế hàng nhập khẩu, mở rộng thị trường nội địa, tận dụng tối đa vốn đầu tư trong nước.
Nhà nước chú ý đầu tư xây dựng thêm nhiều ngành và cơ sở công nghiệp, cơ sở quốc doanh, nhưng lại có hiệu quả thấp. trong điều kiện kinh tế mở hàng hóa trong nước không đủ cạnh tranh với hàng nước ngoài. Do vậy các nước vẫn phải tiếp tục nhập máy móc ngày càng nhiều hơn, vật liệu kỹ thuật từ bên ngoài và nền kinh tế càng lệ thuộc vào các nước công nghiệp phát triển.
Chính sự quyết định này làm cho sự phát triển kinh tế không thể hòa nhập với nền KTTT, thị trường trong nước nhỏ hẹp, đầu tư giảm dẫn đến giá tăng, lạm phát, nợ nước ngoài càng nhiều gây mất ổn định.
Trong nền KTTT của chúng ta hiện nay các doanh nghiệp được quyền lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Nhà nước không can thiệp vào họ
sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất bằng cách nào? Tiêu thụ ở đâu? Các doanh nghiệp khi sản xuất họ đã dựa vào ‘lợi nhuận” để đề ra sự lựa chọn sao cho thu được lợi nhuận tối đa. Và chính vì điều này mà gây sự cạnh tranh các doanh nghiệp với nhau, dẫn đến môi trường phá hủy, kinh tế không phát triển. Nhà nước can thiệp bằng cách đưa ra các luật, chia sẻ pháp luật định hướng ta cần phải phát triển như thế nào và phát triển cái gì làm chủ đạo.
Nhà nước không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà chỉ vươn tới một xã hội ổn định hơn.
Định hướng cho các doanh nghiệp là định hướng sự phát triển của nền kinh tế là thống nhất các lợi ích khác nhau sao cho mỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân của mình nhưng cũng đồng thời góp phần của mình theo đuổi lợi ích dân tộc bằng việc hoạch định các chính sách theo cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên để mang lại tính định hướng cao hơn.
Sau khi lựa chọn chiến lược phát triển đúng đắn, Nhà nước đều đề ta các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm dẫn dắt, khuyến khích mọi thành phần kinh tế hướng vào mục tiêu đề ra. Sự dẫn dắt của Nhà nước với những chiến lược đúng đắn sẽ là bước vững chắc để xã hội có thể bước được những bước cao hơn.
- Nhà nước đã đưa ra chính sách thu hút vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước đặc biệt là vốn đầu tư từ nước ngoài
+ Vốn đầu tư là phần quan trọng của một dự án để phát triển và “đứng vững” dự án của mình. Tuy vậy, chúng ta luôn đứng trong trạng thái thiếu vốn lưu động. không chỉ cần đầu tư trong nước mà còn cần cả đầu tư nước ngoài nữa. Sự thiếu vốn sẽ làm cho sản xuất đình đốn, kinh tế kém phát truển. Nhà nước luôn phải giữ mức lãi suất tiết kiệm là dương nghĩa là phải cao hơn lạm phát để khuyến khích gửi tiền tiết kiệm cũng như sử dụng vốn vay có hiệu quả.
+ Để huy động vốn thì có nhiều những hình thức huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, thị trường chứng khoán… Hoạt động của thị trường chứng khoán sẽ góp phần quan trọng vào việc huy động vốn tạo điều kiện cho vốn di chuyển dễ dàng đến những khu vực kinh doanh có hiệu quả và bổ sung hoạt động của hệ thống ngân hàng.
+ Nguồn vốn bao gồm: Viện trợ, vốn vay đầy tư và vốn trực tiếp từ nước ngoài. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ có lợi hơn bởi lẽ vốn góp phần chuyển giao công nghệ giúp cho các nhà kinh doanh có những kinh nghiệm tốt trong quản lý của mình. khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng các chính sách ưu đãi đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho các tư bản nước ngoài đầu tư vào nhanh chóng phát huy vốn đầu tư, xác định rõ quyền sở hữu kinh doanh của các tư bản nước ngoài. Nhà nước bảo hiểm đối với đầu tư nước ngoài, không hạn chế vào những ngành then chốt miễn là đầu tư nhiều vốn, dùng nhiều nhân công, có kỹ thuật hiện đại và quy trình công nghệ mới, dùng nguyên liệu bản địa. Các đối tượng kinh doanh còn được hưởng ưu đãi về tài chính như: Miễn thuế, đảm bảo cung cấp nguồn lao động ổn định, cho phép tự do bồi thường vốn và lợi nhuận. Đồng thời tạo không khí ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của công ty tư bản nước ngoài, chế độ nhập cảnh, nội trú đối với nước ngoài.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng có sẵn hệ thống cung cấp điện nước, nhà ở, bưu điện, kho tàng, giao thông thuận lợi cho thuê với giá rẻ, nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất, rút ngắn vòng quay của vốn.
- Nhà nước thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhà nước bằng việc thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo các chính sách và tín dụng như: Nới lỏng hàng rào thuế quan, miễn giảm thuế và có lãi suất ưu đãi đối với hàng xuất khẩu,… đã kích thích sản xuất và xuất khẩu.
Các biện pháp để ổn định chống lạm phát là thực hiện có hiệu quả về thu thuế, tăng cường xuất khẩu để tăng thu năng suất dùng quỹ phát hành để bù đắp bội chi, tăng tỷ lệ lãi suất và tiền vay ngân hàng, khuyến khích hạn chế chi dùng.
Chính nhờ đó, ta có thể kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ, tạo điều kiện phát triển tăng trưởng một cách liên tục.
Chính sách về giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ được coi là kết quả tổng hợp của các biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước vì nó ảnh hưởng đến mọi hoạt động đời sống, xã hội. Ta có thể làm tăng tỉ lệ lãi suất tiền gửi, tiền vay ngân hàng, ấn định số lượng tiền mặt dự trữ tăng lên và các ngân hàng thương mại, các kho dự trữ, giới hạn tín dụng cao nhất đối với các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính, khuyến khích hạn chế chi dùng.
- Nhà nước điều tiết thu thập, đảm bảo công bằng xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, thu thập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển sản xuất kinh doanh của các chủ thể và đời sống dân cư.
Đối với sản xuất tăng thu nhập là điều kiện mở rộng để tích lũy, tăng đầu tư, tạo ra các nguồn lực gắn với thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Đồng thời thông qua phân phối thu nhập hợp lý các chủ thể kinh tế và người lao động sử dụng nguồn thu thập của mình để tăng cầu. Nhà nước cũng có chức năng phân phối thông qua công cụ điều tiết. Trong nền KTTT, chủ sở hữu đất đai được hưởng địa tô, người lao động phân phối theo tiền lương, tiền công dựa theo kết quả lao động, người quản lý được phân phối theo lợi nhuận với nguyên tắc đảm bảo các yếu tố sản xuất kinh doanh phải trả giá đầy đủ sòng phẳng và thỏa thuận. Tuy nhiên lại có những mâu thuẫn mới nảy sinh. Vấn đề này bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là sự bất bình đẳng hay chênh lệch với nhau về sở hữu tài sản, vốn và sức lao động do Nhà nước chưa điều chỉnh tốt.
Trong nền KTTT, thị trường càng mở rộng sự hoạt động của quy luật càng dẫn đến phân hóa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, chia lẻ dân cư thành các tầng lớp khác nhau. Đừng để tình trạng bất bình đẳng quá rõ nét sẽ gây sự đối kháng giữa các giai cấp. Bởi vậy, Nhà nước phải hoàn thành các chức năng này sao cho có sự phân bố hiệu quả nhất.
- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rất quan trọng để phát triển tương lai của một đất nước, đó là đầu tư cho giáo dục, đào tạo coi đây là chính sách quan trọng hàng đầu. Chính phủ ngoài việc tăng kinh phí từ ngân sách cho giáo dục đào tạo, chú trọng phát triển văn hóa, nhân tài. Chính sự đào tạo này đã tạo tiền đề phát triển, tăng trưởng kinh tế, sử dụng nguồn lao động có hiệu quả nhất trả lương thích đáng cho lao động có trình độ đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
Tóm lại đối với từng giai đoạn phát triển hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường từ một trình độ kinh tế chưa phát triển, sản xuất nhỏ, bao cấp là chủ yếu nên Nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển quan hệ thị trường và sử dụng cơ chế thị trường. Nhà nước phải gánh vác mục tiêu kinh tế vĩ mô và thực hiện nhiều mục tiêu xã hội có tính cơ bản, cấp bách như phân phối sản xuất lao động các ngành, các vùng mới, huy động mọi tiềm năng phát triển và lưu thông hàng hóa, tổ chức lại phân công…giải quyết nhu cầu trong đời sống và kinh tế - xã hội bằng cách mở rộng kinh tế thị trường.
Từ tất cả các điều trên ta chứng minh được rằng Nhà nước can thiệp nền kinh tế như một tất yếu khách quan để sửa chữa những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng hợp lý các công cụ của mình để quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan nội tại của nền kinh tế hoạt động theo
lợi ích của nền KTTT, đưa ra các phương hướng, mục tiêu phù hợp với sự phát triển của đất nước. Nhà nước là một cơ quan quyền lực có chức năng quản lý kinh tế với tư cách đại diện cho sở hữu toàn dân, điều phối các hoạt động chung của nền kinh tế.