Một số thành tựu của việc thực hiện vai trò kinh tế của Nhà nước

Một phần của tài liệu Một số giai pháp nhằm nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 42)

Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Một số thành tựu của việc thực hiện vai trò kinh tế của Nhà nước

Trong quá trình chuyển mình theo một thời đại mới chúng ta đã thành công nhưng cũng có những khuyết điểm vấp váp. Việc đánh giá thực chất và xu thế của tình hình rút ra những kết luận đúng đắn làm cơ sở xác định hướng đi cho những năm sau là điều kiện vô cùng cần thiết. Chúng ta có thể thấy Nhà nước đã đạt được những thành tựu quan trong để chứng tỏ đường lối phát triển kinh tế là đúng đắn, bước đi là phù hợp theo con đường CNXH.

2.1.1 Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định

Trước thời kỳ đổi mới phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là một nước nghèo nàn, lạc hậu với mức thu nhập bình quân theo đầu người thấp và có nhiều người trong diện đói nghèo. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội, việc làm cho người lao động.

+ Về tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm nền kinh tế nước ta đã đứng cao nhất nhì khu vực được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tỉ lệ lạm pháp giảm xuống mức đáng kể và kiểm soát đc so với đầu thời kỳ đổi mới (năm 1986 lạm phát là 877%).

Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2002. Đơn vị: %

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

GDP 9,3 9,5 9,3 8,8 5,8 4,8 6,84 6,94 7,08

Lạm phát 8,8 7,7 4,5 3,6 9,2 0,1 - 0,6 0,8 4

(Nguồn Niên giám thống kê năm 2002) + Tăng trưởng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt 86 USD - là một trong những nước thấp nhất thế giới, nhưng đã tăng gần như liên tục qua các năm sau đó và đến năm 2011 đã đạt 1.375 USD, đưa nước ta ra khỏi nhóm nước thu thập thấp để trở thành nước có thu nhập trung bình. Tốc độ tăng trưởng GDP cao khiến cho GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng cao. Nếu như thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tại thời điểm năm 1992 chỉ mới ở mức 140 USD thì hiện nay, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đã gần 1.600 USD. Như vậy, sau 20 năm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 11,43 lần.

Bảng 2.2 GDP bình quân đầu người tính bằng VND và USD theo tỷ giá hối đoái

Năm GDP giá thực tế (tỉ VND)

Dân số trung bình (nghìn người)

GDP bình quân đầu người (Nghìn VND)

Tỷ giá

VND/USD

GDP tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái

GDP bình quân/

người (USD)

1995 228.892 71.995,25 3.179,3 11.001 20.806,5 289,0 2000 441.646 77.635,4 5.688,7 14.148 31.216,1 402,9 2001 481.295 78.685,8 6.116,7 14.814 32.489,2 412,1 2002 535.762 79.727,4 6.717,9 15.272 35.081,3 440,0 2003 613.443 80.902,4 7.582,5 15.414 39.797,8 491,9 2004 715.307 82.031,7 8.719,7 15.770 45.368,7 552,9 2005 839.211 83.106,3 10.098,0 15.800 53.114,6 639,1 2006 973.790 84.155,8 11.571,3 15.958 61.022,1 725,1 2007 1.143.442 85.195,0 13421,5 16.056 51.007 820

(Nguồn: Vụ tài chính đối ngoại – Bộ tài chính) 2.1.2 Xây dựng được một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

+ Việt Nam trong những năm đổi mới cũng xây dựng một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế đó có sự chuyển dịch quan trọng: Tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm từ 40,2% (1985) xuống còn 22,02% (2011), của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 27,4% lên gần 40,79%, của nhóm ngành dịch vụ tăng từ 32,4% lên đạt 37,19% trong thời gian tương ứng.

Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế đó cho thấy, đường lối của Đảng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang được thực hiện một cách hợp lý. Cơ cấu kinh tế của nước ta phản ánh đúng yêu cầu quy luật kinh tế khách quan phù hợp với xu thế phát triển của khoa học – công nghệ tạo điều kiện cho ứng dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ. Cơ cấu kinh tế mới lạ là một cơ cấu kinh tế mở, có quan hệ với bên ngoài đồng thời khai thác triệt để lợi thế của nước ta là tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, vị trí địa lý…

Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành và cơ cấu GDP qua các năm

Đơn vị: % Năm Tốc độ tăng (tính theo giá so sánh) Cơ cấu (tính theo giá thực tế)

Tổng số

Nông- Lâm-

thủy sản

Công nghiệp –

xây dựng

Dịch vụ

Tổng số

Nông- lâm- thủy sản

Công nghiệp-

xây dựng

dịch vụ

1990 5,09 1,00 2,27 10,19 100,00 38,74 22,67 38,59 2000 6,80 4,63 10,07 5,32 100,00 24,53 36,73 38,74 2006 8,17 3,40 10,37 8,29 100,00 20,36 41,56 38,08

2007 8,48 3,41 10,60 8,68 100,00 20,25 41,61 38,14

+ Nông nghiệp có sự biến đổi thần kỳ, đã chuyển từ độc canh lúa, năng suất thấp và thiếu hụt lớn, sang không những đủ dùng trong nước, còn xuất khẩu gạo với khối lượng lớn, đứng thứ hai thế giới, góp phần vào an ninh lương thực quốc tế; xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, thuỷ sản với khối lượng lớn đứng thứ hạng cao trên thế giới.

+ Sản xuất công nghiệp trước Cách mạng còn rất sơ khai. Cả nước chỉ có 200 xí nghiệp, với 90 nghìn công nhân, chủ yếu phục vụ sự vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt của thực dân. Số sản phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay với sản lượng còn rất ít ỏi. Đến nay sau khi nhà nước tiến hành quản lý vĩ mô nền kinh tế, đưa ra các biện pháp phát triển kinh tế thì cả nước có gần nửa triệu doanh nghiệp, trên 4,2 triệu cơ sở cá thể, với gần 1,5 triệu lao động... Sản phẩm công nghiệp vừa nhiều gấp bội về số loại, vừa gấp nhiều lần về sản lượng.

+ Thương mại trước Cách mạng còn rất nhỏ bé phân tán. Ngày nay, việc mua bán ở trong nước đã được tự do hoá, hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại được hình thành. Số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ buôn bán nếu năm 1986 mới có 43 thì đến nay đã lên đến trên 200. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5 thế giới.

2.1.3 Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao

- Một thành tựu quan trọng nhất mà sự quản lý kinh tế của Nhà nước đã đạt được đó là đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tỷ lệ số dân sống trong thành thị, nơi có trang thiết bị phục vụ cho cuộc sống ngày càng tăng lên. Tỷ lệ các hộ đói nghèo đã giảm hẳn nhất là khi chính phủ thực hiện chương trình 135. Nhờ tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế cao ( bình

quân 5 năm đạt 7,5%) tăng dần qua các năm và các nhóm ngành kinh tế nên tốc độ giảm nghèo khá nhanh.

+ Theo tiêu chuẩn quốc tế: Nếu năm 1998 tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam vẫn còn ở mức 37% , thì năm 2000 giảm còn 32%, và đến 2004 giảm còn 24,1%.

+ Theo tiêu chuẩn quốc gia: Tỷ lệ nghèo chung của cả nước trong 5 năm 2001 – 2005 đã giảm hơn 1 nửa. nếu so với mục tiêu giảm 20% đã được ghi trong văn bản Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo cho giai đoạn 2001 – 2005 thì chúng ta đã đạt được kết quả gấp đôi.

- Sản lượng lương thực ngày càng tăng lên, không những đáp ứng nhu cầu của nhân dân mà còn thúc đẩy xuất khẩu. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực và xin viện trợ lương thực của nước ngoài đến nay Việt nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn ( đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo)

Bảng 2.4 Tổng sản lượng lương thực và gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 1992 đến 1998

Đơn

vị 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng sản

lượng lương thực

Triệu

tấn 24,21 25,5 26,19 27,15 29,0 30,62 31,84

Gạo xuất khẩu Triệu

tấn 1,95 1,75 1,95 2,1 3,0 3,6 3,8 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 1998)

+ Chúng ta đã đạt được những tiến bộ bước đầy về kinh tế nông nghiệp đặc biệt là lương thực, kiềm chế một bước đà lạm phát, giảm bớt một phần

khó khăn về đời sống. Nhà nước đã đạt được những tiến bộ về xuất khẩu và cải thiện đáng kể cán cân nhập khẩu đúng vào lúc quan hệ kinh tế đối ngoại có những biến động đột ngột, viện trợ quốc tế giảm nhiều, nguồn vay nhập siêu không còn, khả năng nhập khẩu từ các thị trường truyền thống giảm mạnh. Có thể nói những tiến bộ kinh tế vừa qua đã giúp cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi cơn thử thách hiểm nghèo.

+ Nền kinh tế hình thành kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất đã có điều chỉnh quan trọng theo hướng tập trung cho ba chương trình kinh tế đáp ứng hiệu quả hơn những nhu cầu của thị trường trong nước và đang dần mở rộng với thị trường thế giới.

2.1.4 Nhà nước Việt Nam tạo ra môi trường kinh tế ổn định cho đầu tư nước ngoài

+ Môi trường đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng.

Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam cùng hàng loạt các văn bản pháp luật khác từng bước tạo lập một hệ thống pháp luật minh bạch và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tính đến hết tháng 11/ 2004, có hơn 5.100 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 45,5 tỷ USD, trên 50% số dự án đã đi vào hoạt động với số vốn thực hiện trên 26 tỷ USD. Riêng năm 2004, Việt Nam thu hút được 4,1 tỷ USD FDI trong đó 2,3 tỷ USD là dự án mới còn 1,8 tỷ là vốn bổ sung. Doanh nghiệp FDI đóng góp gần 15% GDP, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 4,9%

tổng thu ngân sách Nhà nước và tạo ra hàng vạn công ăn việc làm.

Vốn FDI tính từ 1988 đến tháng 7/2012 đăng ký đạt trên 236 tỷ USD, thực hiện đạt trên 96,6 tỷ USD. Vốn ODA từ 1993 đến nay cam kết đạt gần 80 tỷ USD, giải ngân đạt trên 35 tỷ USD.

Bảng 2.5 Tình hình vốn FDI của Việt Nam trong các năm từ 1992 đến 1998

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng Số dự án 206 281 374 392 367 336 206 2575 Tổng vốn

đầu tư 2151 3130 3636 6350 8528 4453 4059 35608 Vốn đầu

tư thêm 256 500 625 650 684 1095 549 4357 Vốn thực

hiện 463 1002 1500 2000 3028 4057 2480 14737 (Nguồn: Vụ tài chính đối ngoại – Bộ tài chính) Theo kết quả điều tra của ESCAP, những nỗ lực của chính phủ để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được cam kết vượt quá 3 tỷ USD tăng 14,5%. Sự hấp dẫn của Việt Nam với tư cách là một địa chỉ đầu tư khẳng định thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu chính phủ trị giá 750 triệu USD trên thị trường quốc tế (10/2005)

+ Xuất khẩu Việt Nam cũng tăng liên tục trong nhiều năm, đạt 26 tỷ USD năm 2004, tăng 30% so với 2003. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu… Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD là dầu thô, hàng dệt may, giày dép. Có hai mặt hàng mới của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là đồ gỗ và hàng điện tử máy tính. Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt khoảng 31,5 tỷ USD tăng 25% so với 2003. Nhập siêu ước đạt 5,5 tỷ USD, bằng 21,2% kim ngạch xuất khẩu. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, kể từ khi Luật Doanh nghiệp 4 năm trước đây, hơn 75 nghìn doanh

nghiệp tư nhân đã ra đời, đóng góp khoảng 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho gần 6 triệu lao động.

+ Tỷ lệ tích lũy nội bộ trong nền kinh tế cao tạo nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế. các dự án đầu tư do nguồn vốn được huy động trong nước ngày càng tăng. Nội lực trong nước đang được phát huy có hiệu quả và triệt để hơn.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng được củng cố và xây dựng đáp ứng nhu cầu mới. Trong những năm gần đây Việt Nam đã có những công trình mang tính chiến lược về kinh tế như đường Hồ Chí Minh, khu lọc dầu Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, thủy điện Sơn La, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống giao thông, điện, viễn thông ngày càng hiện đại. Bộ mặt của thành thị và nông thôn trong cả nước ngày càng được hoàn chỉnh hơn. Bên cạnh đó sự quy hoạch trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm và chú ý.

Với chính sách đối ngoại mở rộng ta cũng gặt hái được nhiều thắng lợi trong hoạt động ngoại giao, việc Mỹ bỏ cấm vận năm 1993, việc Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1996 đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường trong nước với thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giai pháp nhằm nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)