Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2 Một số hạn chế của việc thực hiện vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay . 36
Ngoài những thành tựu mà đất nước ta đạt được, nền kinh tế của nước ta cũng gặp phải một số hạn chế:
2.2.1 Xã hội có sự phân hóa sâu sắc, bất công, tệ nạn xã hội tăng cao + Sản xuất còn nhiều mặt đình đốn, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Có những mặt trong lĩnh vực văn hóa – xã hội chưa chặn đứng được tình trạng xuống cấp; tham nhũng bất công và tiêu cực trong xã hội còn
nhiều; trật tự trị an và an toàn xã hội còn phức tạp; pháp luật, kỷ cương xã hội chưa nghiêm.
+ Chúng ta khẳng định tính tất yếu của công cuộc đổi mới đặc biệt là đổi mới nền kinh tế nhưng cũng cần thấy mặt trái của nhiệm vụ này. Việc chuyển nền kinh tế mang nặng tính tự cấp, tự túc với cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết để giải phóng và phát huy các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng nền KTTT là một liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích sản xuất phát triển, KTTT cũng là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển thêm nhiều loại tiêu cực xã hội. Đã xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chả đạp lên lương tâm và nhân phẩm. Lối sống trụy lạc chạy theo những thị hiếu thấp hèn, văn hóa không lành mạnh và những thủ tục mê tín dị đoan đang được phục hồi và phát triển. Trong thế hệ trẻ có một bộ phận phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng. Một bộ phận không ít cán bộ đảng viên có chức có quyền, trong đó có cả những người đã từng đóng góp đáng kể cho cách mạng cũng bị tha hóa, biến chất, tình trạng tham nhũng lãng phí quan liêu phân tán cục bộ còn nghiêm trọng. Cán bộ công chức Nhà nước còn nhiều hạn chế cả về trình độ, năng lực phẩm chất chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ. Cơ chế quản lý còn quá phức tạp, thủ tục vốn cồng kềnh, rườm rà từ cấp trên xuống cấp dưới. Ví dụ cho vay vốn các hộ nông dân gia đình, các hợp tác xã thủ tục nhiều đến mức khi vay xong vụ mùa vừa kết thúc.
Để hạn chế khắc phục nó, Nhà nước ta luôn giữ tốt vai trò lãnh đạo, quản lý và tổ chức giáo dục của mình.
2.2.2 Kinh tế phát triển nhưng chưa vững chắc
+ Nền kinh tế tuy đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng còn chưa vững chắc. tỷ lệ thất nghiệp còn cao, lao động thất nghiệp hoặc không có việc làm ngày càng tăng, những nguyên nhân của lạm phát chưa được xóa bỏ, khả năng chủ động kiềm chế lạm phát chưa đảm bảo, bội chi ngân sách còn đáng kể, nợ nước ngoài còn lớn so với khả năng xuất khẩu, mức tiết kiệm và đầu tư chưa cao huy động nguồn vốn trong nước còn hạn chế và sử dụng còn lãng phí.
+ Mức tích lũy đầu tư trong nước còn thấp chỉ chiếm gần 20% GDP.
Trong những năm gần đây tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Điều đáng chú ý ở đây là hơn 25% đầu tư của Việt Nam là từ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phần khác là tín dụng và các khoản viện trợ không hoàn lại. Thực trạng này cho thấy tình hình thu nhập rất thấp của Việt Nam và nguồn vốn tích lũy trong nước còn rất hạn chế.
+ Vai trò của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam còn yếu. tuy đạt khoảng 40% tổng giá trị sản lượng công nghiệp nhưng vấn đề hiệu quả đối với các doanh nghiệp này còn khá nặng nề. Nguyên nhân một phần là do sự trì trệ trong quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước trong thời ký bao cấp, sự lúng túng khi chuyển sang kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh, hình thức và chất lượng sản phẩm giờ là công việc sống còn của các doanh nghiệp nhưng bị mất đi tính định hướng trong nền kinh tế.
+ Hệ thống kế hoạch, hệ thống tài chính, ngân hàng là những công cụ chủ đạo của Nhà nước tronh quản lý vĩ mô nền kinh tế đã được đổi mới nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong những năm đổi mới, hệ thống ngân hàng hai cấp đã được áp dụng, hoạt động khá hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ và thương mại, tuy nhiên còn nhiều yếu kém. Hệ thống thanh toán chậm, tình trạng khan hiếm tiền mặt còn phổ biến, các tổ chức tài chính địa phương
có nhu cầu tín dụng cao hơn rất nhiều so với số vốn hiện có, do đó việc mở rộng mạng lưới dịch vụ còn hạn chế.
- Ngoài ra chúng ta còn có một cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, các văn bản pháp quy nhiều lúc mâu thuẫn với nhau, chồng chéo lên nhau, kém hiệu lực.
Đồng thời với nó là hệ thông cơ quan thanh tra kiểm tra về kinh tế nhiều khi gây phiền hà, khó khăn, không hiệu quả, gây ra ức chế cho các nhà doanh nghiệp.
Việc bất cập về lãi suất cũng như thông tin chưa đầy đủ, chính xác dẫn đến tình trạng không kiểm soát được mức cung tiền gây ra sự phiền hà và thất bại của thị trường.
Việc để hàng lậu tràn lan vào quá nhiều hay sự “vô tâm” của các nhà chức trách dẫn đến làm cho giá trị của hàng nội giảm, xuất khẩu giảm, người dân không tiêu thị được sản phẩm của mình dẫn đến những hành động tiêu cực phá hủy hay đốt bỏ các sản phẩm của mình.
Tư tưởng của Nhà nước còn quá cứng nhắc đối với các hình thức đầu tư vốn vào của các nhà doanh nghiệp nước ngoài.