Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giai pháp nhằm nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 59)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2 Một số giải pháp

3.2.1 Nhà nước cần có những chính sách nhằm tăng tưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững

Trên cơ sở những chiến lược tổng quát, trong những năm trước mắt vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để tránh tụt hậu xa là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Tăng trưởng kinh tế là việc tăng GDP bình quân theo đầu người, vấn đề có ý nghĩa quyết định để có thể tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là phải đảm bảo về giải quyết các mối liên hệ trong quá trình tăng trưởng, cụ thể:

+ Về vốn: Muốn có tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện nước ta đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn. Để có được lượng vốn đó phải dựa vào vốn trong nước và vốn nước ngoài.

+ Về công nghệ: Theo tính toán của các nước trong khu vực thì công nghệ đóng góp một phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam việc lựa chọn được ứng dụng công nghệ thích hợp cũng là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên công nghệ ở nước ta hiện còn rất lạc hâu, thêm vào đó việc đổi mới thiết bị chiếm tỷ trọng thấp, không đồng bộ, hiệu suất thấp. Vì vậy việc đổi mới công nghệ đang là vấn đề cấp bách đặt ra ở nước ta. Là một nước đi sau chúng ta có thuận lợi là có thể sử dụng công nghệ của nước ngoài. Điều đó cho phép chúng ta tiết kiệm được chi phí nghiên cứu, vừa có được công nghệ hiện đại lại phù hợp với điều kiện kinh tế ở nước ta. Do vậy một trong những biện pháp quan trọng đối với nước ta là phải có chiến lược phát triển khoa học – công nghệ đúng đắn, trong đó vừa chú ý đến nghiên cứu cơ bản, vừa chú ý tới nghiên cứu ứng dụng.

+ Về lao động: Trong mọi kiểu tăng trưởng, lao động luôn là nhân tố quyết định. Vì vậy cần phải quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Ở nước ta nguồn nhân lực rất dồi dào, tuy nhiên trình độ của lao động còn thấp. Về mặt này để đảm bảo tăng trưởng nhanh và ổn định thì cần phải đảm bảo cho mọi người có việc làm, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, nâng cao kỹ thuật lao động cho công nhân…

Ngoài ra để tăng trưởng kinh tế và điều kiện đảm bảo tăng trưởng cao và bền vững thì chính phủ còn phải giải quyết nhiều mối liên hệ: giữa tăng trưởng và lạm phát, tăng trưởng và dân số, tăng trưởng và vấn đề môi trường, tăng trưởng và phân phối thu nhập, tăng trưởng và thị trường…

3.2.2 Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua việc đề ra các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ và giá cả

Nhà nước quản lý kinh tế thông qua các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ và giá cả.

- Đối với chính sách tài chính

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Chính sách tài chính là công cụ hữu hiệu để nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước thực hiện được mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Do đó để quản lý kinh tế có hiệu quả Nhà nước cần phải:

+ Nghiên cứu và ban hành chính sách tài chính quốc gia thống nhất phù hợp với đặc điểm nước ta, giải quyết đúng đắn việc phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân. Nhà nước ta cần xác định lại chế độ phân cấp quản lý thu chi ngân sách cho hợp lý. Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, tăng cường quản lý thị trường có chính sách khuyến khích đúng mức để tăng mạnh nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế, chống thất thu. Mặt khác phải căn cứ vào nguồn thu mà

bố trí chỉ tiêu không để vượt quá khả năng thu của ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu về mọi mặt.

+ Để đảm bảo nguồn thu tài chính nhà nước phải thực hiện thu thuế theo đúng thời giá và đối tượng, không khoan nhượng đối với những đối tượng không chấp hành hoặc cố tình không nộp đủ thuế. Xúc tiến nghiên cứu và có sự điều chỉnh hợp lý đối với các loại thuế nông nghiệp, thuế vườn, thuế thủy sản, thuế thu nhập… Mau chóng củng cố tổ chức ngành nghề thuế, loại trừ số nhân viên tiêu cực thực hiện hệ thống song trùng lãnh đạo.

+ Nhà nước thực hiện thường xuyên chế độ thanh tra tài chính xử lý nghiêm theo pháp luật để nhanh chóng thiết lập trật tự kỷ cương về tài chính, phát động quần chúng kiểm soát giám sát để chống tệ tham nhũng, lãnh phí.

- Đối với chính sách tín dung

+ Nhà nước cần phải chuyển mạn chính sách tiền tệ và hoạt động của ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường góp phần ổn định sức mua của đồng tiền Việt Nam, kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, quản lý ngoại tệ, vàng bạc, đá quý.

+ Tổ chức tốt hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Có biện pháp đồng bộ để giảm lãi suất tạo điều kiện cho đầu tư phát triển.

+ Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy về tín dụng và ngân hàng, đồng thời thực thi việc kiểm tra quá trình thực hiện các ngân hàng, áp dụng các biện pháp an toàn nhằm đảm bảo khả năng chi trả kịp thời đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng. Của các tổ chức tín dụng.

- Đối với chính sách tiền tệ

Nhà nước cần có hệ thống chính sách thích hợp, thực thi một chính sách đúng đắn điều hòa cung cầu tiền tệ theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng nhà nước quản lý về mặt tiền tệ như chính sách lãi suất, điều tiết

khối lượng tiền tệ phù hợp như bơm hút tiền vào lưu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại để tác động vào cung cầu, dùng lực lượng dự trữ để can thiệp khi cần thiết.

- Đối với chính sách giá cả:

Nhà nước phải vận dụng tổng hợp nhiều quy luật trong đó quy luật giá trị có tác động trực tiếp. Giá cả phải phù hợp với sức mua của đồng tiền và tính đến quan hệ cung cầu. Chính sách giá cả cần phải ổn định và kích thích các cơ sở sản xuất và mọi người lao động làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa hạ giá thành. Không nên ổn định giá bằng cách cứng nhắc, bất chấp sức mua của đồng tiền, bất chấp quan hệ cung – cầu và sự biến động của các yếu tố hình thành giá cả. Mặt khác phải có biện pháp tích cự khắc phuc từng bước tính tự phát của giá cả thị trường tự do. Nhà nước cần phấn đấu thi hành chính sách một giá đó là kinh doanh thương nghiệp. Cần sớm ban hành cơ chế định giá và quản lý giá đúng đắn.

3.2.3 Tăng cường chính sách về lao động việc làm, thu nhập, phân phối, chính sách xã hội

- Đối với chính sách lao động việc làm: Trong những năm tới cần phải tạo thêm việc làm sử dụng lực lượng lao động xã hội, giải quyết công ăn việc làm với mức cố gắng lớn nhất, thực hiện phân bố lại lao động, gắn lao động với khai thác đất đai, phát triển ngành nghề vận động định canh định cư, tinh giảm biên chế hành chính nhà nước nhằm phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.

Đối với lao động sản xuất phải bằng mọi cách giải quyết việc làm cho phần lớn số lao động mới tăng nhất là thanh niên học sinh, sớm ban hành luật nghĩa vụ lao động đối với thanh niên theo hướng sử dụng các thành phần kinh tế ban hành cách chính sách mở đường cho người lao động tự tạo việc làm

bằng mọi hình thức quy mô và trình độ thích hợp kể cả hình thức thuê mướn nhân công theo đúng pháp luật.

Ở các thành phố của nước ta còn hàng chục vạn người lao động chưa có việc làm, trong số đó có nhiều người có trình độ văn hóa, có hiểu biết kỹ thuật. Do đó chúng ta phải phát huy thế mạnh của họ hướng họ vào khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và gia công hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời gắn với quy hoạch phân bố lại lao động, đưa một bộ phận ra ngoại thành xây dựng vành đai thực phẩm, đưa đi các vùng kinh tế mới.

- Đối với chính sách xã hội: Mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế áp dụng bắt buộc đối với các cơ quan, các doanh nghiệp. Tổ chức quản lý và sử dụng tốt các quỹ bảo hiểm bảo đảm đời sống của người nghỉ hưu….

Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới cán bộ và công tác cán bộ, kịp thời thay thế những cán bộ kém năng lực, xử lý cán bộ lệch lạc vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đổi mới và hoàn thiện cơ chế tuyển chọn và đào tạo lại cán bộ, nhất là cán bộ quản lý các cấp để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới và sự chuyển tiếp của cán bộ. Nâng cấp, thiết lập lại kỷ cương, hiệu lực quản lý làm cho Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Sửa đổi những hiến pháp lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt hiến pháp, sửa đổi cải cách hệ thống hành chính Nhà nước vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở. Sửa đổi cơ chế, chính sách tạo kẽ hở cho những tệ nạn quan liêu bao cấp.

Tăng cường công tác kinh tế, giải quyết kịp thời những vấn đề kinh tế mới phát sinh.

- Đối với chính sách thu nhập và phân phối:

+ Đối với thu nhập nhà nước cần tăng cường đánh thuế thu nhập lũy tiến đối với thu nhập của mỗi công dân. Tăng cường kiểm tra giám sát các nguồn thu nhập của dân cư, tránh trình trạng phân hóa giàu nghèo sâu sắc.

+ Đối với phân phối, thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi người lao động.

3.2.4 Chú trọng đến công tác kế hoạch và dự báo chiến lược phát triển kinh tế xã hội

Kế hoạch hóa là quá trình nhận thức và vận dụng tổng hợp các quy luật khách quan trước hết là các quy luật kinh tế trong đó các quy luật của thị trường để xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy kế hoạch hóa là một trong những công cụ trọng yếu thực hiện chính sách kinh tế của nhà nước hướng đến sự phát triển sản xuất để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Do đó để nâng cao hiệu quả của công tác Nhà nước cần phải:

+ Vận dụng đúng đắn tổng hợp các quy luật khách quan, trước hết là các quy luật kinh tế trong đó có các quy luật của thị trường. Phải phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước để rút ra xu hướng vận động của nó, tính toán các nguồn lực trong thời kỳ kế hoạch. Nguồn tích lũy vốn vay của nước ngoài, các khoản thu của ngân sách, trình độ quản lý và tổ chức từ đó xác định các mục tiêu và chiến lược phát triển.

+ Kế hoạch kinh tế quốc dân trong những năm tới phải đảm bảo thực hiện phương hướng sắp xếp lại nền kinh tế bố trí đúng cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư theo các chương trình mục tiêu. Các cân đối kế hoạch được xây dựng từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên với sự hướng dẫn và điều hòa của Trung ương. Kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa theo ngành và kế hoạch hóa trên địa bàn lãnh thổ với quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh các đơn vị kinh tế cơ sở chủ động tiếp cận nhu cầu của thị trường, khai thác mọi khả năng để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước.

Hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là cơ sở để thực hiện kế hoạch. Cần tăng cường chế độ hợp đồng kinh tế và bảo đảm hiệu lực của nó bằng chế độ trọng tài kinh tế nhà nước.

3.2.5 Thúc đẩy chính sách xuất nhập khẩu

- Đối với xuất khẩu: Nhà nước cần có chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh, giảm mạnh việc xuất khẩu hàng thô. Tạo thêm mặt hàng nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn. Tăng khối lượng các mặt hàng đặc sản có giá trị. Củng cố vị trí xuất khẩu ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thông. Thực hiện nhất quán các chính sách khuyến khích xuất khẩu bao gồm cả việc bảo hiểm về giá cho hàng xuất khẩu, điều tiết tỷ giá hối đoái hợp lý có lợi cho xuất khẩu.

Xúc tiến việc tham gia diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), từng bước tham gia các hoạt động của hệ thống toàn cầu về ưu đãi thương mại với các nước đang phát triển (GSTP), áp dụng các chuẩn mực thương mại quốc tế và lựa chọn tham gia một số hiệp hội xuất khẩu quốc tế về từng mặt hàng xuất khẩu.

- Đối với nhập khẩu: Hướng nhập khẩu là tập trung vào nguyên liệu, vật liệu các loại thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từng bước thay thế nhập khẩu những mặt hàng có thể sản xuất hiệu quả ở trong nước.

3.2.6. Cải cách hành chính gắn liền với đổi mới kinh tế

Đây là một nhân tố quyết định đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững ở nước ta. Cải cách hành chính nhằm tổ chức lại cơ bản nền hành chính Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Cải cách hành chính phải kết hợp với quá trình đổi mới hoạt động lập pháp, đổi mới tư pháp.

Cải cách hành chính là tập trung vào việc rà soát xây dựng hoàn thiện thể chế chính trị, kinh tế để quản lý xã hội theo luật định, phục vụ lợi ích của nhân dân, đề cao nhiệm vụ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời đảm bảo cho thể chế quản lý phù hợp với sự chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường tạo sự thích ứng trong quan hệ đối ngoại, phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế.

Tổ chức bộ máy Nhà nước: Chấn chỉnh cơ cấu tổ chức quy chế hoạt động bậc và quan hệ thứ bậc trong bộ máy hành chính, vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp với đặc điểm hệ thống hành chính. Bộ máy chính phủ trong nền kinh tế thị trường cần được tổ chức lại theo xu hướng bỏ dần cán bộ chuyên sâu, tổ chức cán bộ thực hiện chức năng quản lý kinh tế đa ngành. Cán bộ cần xác định rõ chức năng của mình trong chính phủ, thiết lập đông bộ hệ thống hành chính nhằm nâng cao năng lực đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân nhằm giảm bớt phiền hà đối với công dân và các tổ chức khác tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước và mở rộng quan hệ quốc tế.

Đội ngũ công chức hành chính sớm xây dựng chế độ công vụ mới nhằm quản lý phát triển nguồn nhân lực thuộc bộ máy nhà nước. Chế độ công vụ mới phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân để mọi công dân có đủ điều kiện, cơ hội được tuyển vào làm việc trong cơ quan Nhà nước.

Để quản lý nguồn nhân lực phải phân cấp quản lý công chức, định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính phủ bộ trưởng các cấp hành chính.

Tóm lại chiến lược cải cách hành chính phải lấy sự phát triển liên tục, tốc độ cao của kinh tế làm định hướng chiến lược và mục tiêu. Việc thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính quốc gia phải được xem là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Một số giai pháp nhằm nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)