Một số định hướng chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giai pháp nhằm nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Một số định hướng chủ yếu

3.1.1 Xác định mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong bối cảnh quốc tế hiện nay

Bối cảnh quốc tế hiện nay đang đứng trước những diễn biến mới. Xu hướng thương mại hóa toàn cầu cùng xu thế hòa bình ổn định, cải cách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang là sự lựa chọn của các quốc gia để tồn tại và phát triển. Cạnh tranh kinh tế quốc tế ngày càng ác liệt và toàn diện để tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, vốn đầu tư, khoa học – công nghệ, chất xám. Quá trình cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang làm nảy sinh những yêu cầu mới về hợp tác đồng thời cũng gây những xung đột vì lợi ích dân tộc và khu vực trên thế giới. Bối cảnh đó tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nước ta tạo ra những cơ hội và thách thức mới. Xuất phát từ tình hình thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế trong những năm qua cũng như những cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới để thực hiện những mục tiêu trong những năm tới chúng ta phải: Phát huy những thành tựu đạt được, ra sức phấn đấu tranh thủ thời cơ đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ CNH, HĐH tạo ra những cơ sở vật chất và nguồn lực cho bước phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, chặn đứng và tiến tới đẩy lùi tiêu cực bất công trong xã hội, xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Đảng và nhà nước ta xác định mục tiêu phát triển kinh tế của chiến lược 10 năm 2001 – 2010 là “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ

tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đáp ứng nhu cầu quốc phòng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành một cách cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng – an ninh được củng cố và nâng cao”.

3.1.2 Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân vì dân. Nhà nước pháp quyền trước tiên phải được thể hiện ở những bộ luật đồng bộ, đầy đủ, khoa học sau đó là việc thực hiện pháp luật trên thực tế một cách nghiêm minh bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn cho mọi công dân trước pháp luật.

Kinh tế nhà nước gắn liền với nhà nước pháp quyền và nhà nước sẽ quản lý chủ yếu bằng pháp luật. Kinh tế thị trường lành mạnh chỉ có thể hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Đây là công cụ cực kỳ quan trọng tạo nên hành lang năng động và có trật tự cho các chủ thể kinh doanh. Theo hướng đó nhà nước cần phải dày công tạo dựng, bổ sung, hoàn chỉnh, chống đặc quyền hành chính bình đẳng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Trước hết ban hành luật kinh doanh chuyển từ nguyên tắc “ xin phép” sang nguyên tắc “được làm cái mà luật không cấm”. Theo từng nấc thang của kinh tế thị trường mà có thể thể chế hóa các quan hệ kinh tế. Trước mắt cần hoàn chỉnh bổ sung các luật liên quan đến điều kiện sản xuất kinh doanh, nâng pháp lệnh ngân hàng thành luật : Luật đất đai, bổ sung sửa đổi luật thuế, các luật liên quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như luật phá sản, thất nghiệp…

Để có thể làm được việc này nhà nước cần thực hiện các nguyên tắc:

+ Trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế chúng ta phải đối mặt với một khó khăn lớn là phải tạo lập một hệ thống pháp luật trong đó cơ chế pháp lý của nó phản ánh đa dạng của các chủ thể kinh doanh và lợi ích kinh doanh nhưng lại phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật đó phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh và công bằng xã hội. Một mô hình như thể chưa từng tồn tại trên thực tế. chưa kể đến quan hệ kinh tế thị trường cũng chỉ mới bước đầu phát sinh ở nước ta và pháp luật chỉ mới bắt đầu biết đến nó. Vì vậy việc hoàn thiện một cách nóng vội, muốn có đầy đủ ngay một hệ thống pháp luật ban hành dưới hình thức pháp luật cao sẽ không tránh khỏi những nhược điểm thiếu sót. Việc hoàn thiện pháp luật kinh tế phải được tiến hành từng bước vững chắc, có chương trình trật tự ưu tiên sau khi pháp luật được bạn hành và đưa vào điều chỉnh trong thực tế thì việc sửa đổi bổ sung pháp luật là một khâu quan trọng của hoạt động lập pháp. Nền kinh tế thị trường nước ta mới bắt đầu hình thành các quan hệ kinh tế chưa ổn định. Vì vậy cần thiết phải sửa đổi bổ sung thường xuyên. Mặt khác đặc biệt quan trọng là phải siết chặt kiểm tra thực hiện luật.

Tiến hành thường xuyên việc tổ chức kiểm nghiệm lại hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật đã ban hành là vấn đề quan trọng nhằm giúp cho việc sủa đổi bổ sung kịp thời đáp ứng hoạt động hoạt động kinh doanh có hiệu quả hiệu lực. Điều cần hết sức tránh là ở chỗ một văn bản mới ban hành chưa thực thi thì đã có ngay một quyết định hoãn hoặc xóa bỏ nó như thời gian qua.

+ Trong nền kinh tế thị trường quyền tự do kinh doanh là trung tâm, mục tiêu động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên tự do kinh doanh không có nghĩa là vô chính phủ là vô hạn mà nó được thực hiện trong sự tôn trọng lợi ích của xã hội của nhân dân, của các chủ thể kinh doanh khác. Pháp luật không thể là những quy định hạn chế quyền tự do kinh doanh mà phải tạo tiền đề pháp lý cho sự ổn định các quan hệ kinh doanh làm cho mọi thành phần kinh tế, mỗi

doanh nghiệp và công dân yên tâm huy động mọi tiềm năng sáng tạo và tiềm năng kinh tế vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy pháp luật về kinh tế phải rất rộng về nhiều phương diện và các bộ phận pháp luật hợp thành.

Một phần của tài liệu Một số giai pháp nhằm nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)